Người Hà Nội thích tiết kiệm, người Sài Gòn muốn đầu tư
Đường dây rửa tiền đứng sau hacker “rút” hơn 100 triệu USD
Công ty sản xuất bồn cầu Trung Quốc sắp hầu tòa với ông Donald Trump
Financial Times lý giải vì sao bây giờ là thời điểm tốt để mua bất động sản Việt Nam
Ngày đầu mở bán Galaxy S7, FPT Shop vượt mặt Thế giới di động
Tin kinh tế đọc nhanh 20-03-2016
- Cập nhật : 20/03/2016
Vinasoy đầu tư 900 tỷ đồng xây nhà máy tại Bình Dương
Nhà máy Vinasoy tại Bình Dương có mức đầu tư 900 tỷ đồng, được trang bị công nghệ và dây chuyền sản xuất hiện đại với công suất thiết kế 180 triệu lít/năm, trong đó giai đoạn 1 với công suất 90 triệu lít/năm, dự kiến sẽ hoàn tất và đi vào hoạt động chính thức từ tháng 11/2016.
Trước đó, vào tháng 8/2015, Vinasoy đã hoàn tất 2 giai đoạn đầu tư nhà máy tại Bắc Ninh có công suất 180 triệu lít/năm. Với hai nhà máy tại Quảng Ngãi và Bắc Ninh, cung cấp cho thị trường mỗi năm 300 triệu lít sữa đậu nành, tương ứng 1,5 tỷ hộp sữa/năm.
.
Vinasoy hiện đang dẫn đầu thị trường sữa đậu nành tại Việt Nam với 84,2% thị phần toàn quốc (theo thống kê nghiên cứu thị trường của The Nielsen Việt Nam - tháng 12/2015). Tổng doanh thu của Vinasoy năm 2015 đạt 3.800 tỷ đồng, tăng trưởng 20% so với năm 2014.
Ông Ngô Văn Tụ, Giám đốc điều hành Vinasoy cho biết, nhà máy tại Bình Dương là nhà máy thứ hai được Vinasoy đầu tư hiện đại tầm cỡ thế giới. Sau khi nhà máy tại Bình Dương hoàn thành giai đoạn 1, tổng công suất của Vinasoy đạt mức 390 triệu lít/năm, đồng nghĩa với việc người tiêu dùng Việt Nam sẽ đón nhận gần 2 tỉ sản phẩm mỗi năm, từ đó đáp ứng nhanh chóng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam về sản phẩm dinh dưỡng lành. Với nhà máy này, Vinasoy trở thành công ty Việt Nam đầu tiên sở hữu 2 nhà máy được đầu tư quy mô hiện đại bậc nhất trong Top 5 nhà máy sản xuất sữa đậu nành lớn nhất thế giới hiện nay.
Cũng theo ông Tụ, Vinasoy đóng vai trò như một “mắt xích chiến lược” vừa gia tăng nguồn cung tới người tiêu dùng, vừa thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu sử dụng đậu nành nguyên liệu trong nước. Nhờ vậy, một khi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) có hiệu lực vào năm 2018, nông sản Việt, mà cụ thể là đậu nành, sẽ có chỗ đứng, gián tiếp khẳng định vị thế của nông nghiệp Việt Nam trong khuôn khổ TPP nói chung.
Việc đầu tư một nhà máy mới tại Bình Dương sẽ giúp Vinasoy rút ngắn thời gian và khoảng cách vận chuyển sản phẩm đến người tiêu dùng phía Nam. Tuy nhiên, đại diện của Vinasoy cũng chia sẻ, việc đầu tư này nằm trong chiến lược củadoanh nghiệp hướng đến xuất khẩu sản phẩm sang thị trường ASEAN có quy mô dân số hơn 600 triệu dân. Đây là một thị trường rất tiềm năng và là cơ hội để Vinasoy phát triển mạnh hơn trong thời gian tới.
Nhân dịp này, Vinasoy đã trao 5 tỉ đồng cho Quỹ Khuyến học sữa đậu nành Việt Nam, nâng tổng giá trị tài trợ cho Quỹ lên 10 tỷ đồng (tương đương 3 triệu suất sữa đậu nành). Qua đó, Vinasoy tiếp tục thực hiện chương trình Sữa đậu nành học đường, cấp phát miễn phí nguồn dinh dưỡng lành cho trẻ em vùng sâu vùng xa trên toàn quốc, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng và nâng cao thể trạng trẻ em Việt Nam.
Vinamilk đứng top 300 công ty năng động nhất châu Á năm 2016
Tạp chí Nikkei Asian Review của Nhật Bản vừa công bố danh sách 300 công ty năng động nhất châu Á, trong đó Vinamilk tiếp tục vinh dự là công ty sữa duy nhất trong ngành sữa tại Việt Nam lọt top này.
Đợt bình chọn Top 300 công ty năng động nhất Đông Nam Á, Việt Nam có 5 công ty là Vinamilk, Vietcombank, FPT, Petrovietnam GAS và Vingroup. 5 DN Việt Nam lọt danh sách Asia 300 lần này vẫn là những gương mặt đã góp mặt từ năm trước.
Tổng giá trị vốn hóa của 5 công ty lọt Top lần này 21.206,46 triệu USD (Theo số liệu Nikkei, ngày 14/3/2016), trong đó riêng Vinamilk ước tính đạt 7.267,04 triệu USD chiếm khoảng gần 30% vốn hóa trong tổng 5 công ty lọt Top lần này, và là công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất tại thị trường Việt Nam hiện nay.
Asia 300 quy tụ những công ty có quy mô lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất từ 11 quốc gia. Tạp chí Nikkei lựa chọn những DN này dựa trên quy mô vốn hóa, tiềm năng tăng trưởng và kể cả mức độ phát triển về mặt địa lý.
Trước đó, năm 2015, tạp chí này cũng đã bình chọn Vinamilk trong Top 100 DN giá trị nhất Asean, và Top 300 công ty năng động nhất châu Á. Theo Nikkei Asian Review: “Vinamilk là công ty sản xuất sữa lớn nhất Việt Nam và sản xuất rất nhiều sản phẩm sữa đa dạng, chiếm khoảng 50% thị trường sữa Việt Nam. Vinamilk được thành lập năm 1976 và đã bắt đầu giao dịch trên sàn chứng khoán TP.Hồ Chí Minh vào năm 2006. Tiềm năng của Vinamilk được công nhận ở nước ngoài là rất tốt nên các nhà đầu tư nước ngoài đã sở hữu 49% của công ty”.
Thành lập vào năm 1976, sau gần 4 thập kỷ sáng tạo đến nay Vinamilk đã trở thành một DN hàng đầu trong ngành sữa tại Việt Nam. Vinamilk hiện có khoảng 25 đơn vị trực thuộc với 13 nhà máy sản xuất tại Việt Nam và hiện có gần 6.000 nhân viên trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, Vinamilk đã đầu tư 22,8% cổ phần tại nhà máy Miraka (New Zealand), đầu tư 70% cổ phần vào nhà máy Driftwood (Mỹ), nắm giữ 51% cổ phần đầu tư nhà máy Angkor Milk tại Campuchia và công ty con tại Ba Lan làm cửa ngõ giao thương các hoạt động thương mại của Vinamilk tại châu Âu. Sản phẩm của Vinamilk hiện cũng có mặt ở hơn 42 nước trên thế giới, như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Úc...
Năm 2015, doanh thu của Vinamilk đạt hơn 40.222 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2014, nộp ngân sách nhà nước 3.922 tỷ đồng.
Danh sách Asia300 có sự góp mặt nhiều nhất của các DN đến từ Trung Quốc với 83 DN (bằng với năm trước), Ấn Độ có 44 DN, Hàn Quốc có 42 DN, và Đài Loan có 40 DN. Các nước tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam có 5 DN, Singapore, Thái Lan và Indonesia mỗi nước có 25 DN, Malaysia có 22 DN, Philippin có 20 doanh nghiệp.
Sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu một số mặt hàng xăng dầu
Bộ Tài chính vừa công bố việc sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu.
Theo đó, ngày 17/3/2016, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ký ban hành Thông tư số 48/2016/TT-BTC sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu thuộc nhóm 27.10 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Thông tư có hiệu lực thi hành từ 18/3/2016.
Cụ thể, mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu được quy định như sau: Xăng khoáng và xăng sinh học: 20%; Dầu diesel và dầu diesel sinh học: 7%; Dầu mazut: 7%; Dầu hỏa: 7%; Xăng máy bay và nhiêu liệu động cơ máy bay: 7%.
Trong đó, nếu đối chiếu với biểu thuế cũ, mức thuế nhập khẩu ưu đãi với xăng vẫn giữ nguyên là 20%. Riêng xăng máy bay và nhiêu liệu động cơ máy bay được điều chỉnh giảm từ 10% xuống còn 7%. Dầu diesel và dầu diesel sinh học, dầu mazut, dầu hỏa cũng được điều chỉnh mức thuế nhập khẩu ưu đãi từ 10% xuống còn 7%.
Bộ Tài chính cho biết việc quy định mức thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng xăng, dầu tại Thông tư số 48/2016/TT-BTC nhằm góp phần hài hòa về mức thuế nhập khẩu ưu đãi tối huệ quốc (Biểu thuế MFN) và mức thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của các Hiệp định thương mại song phương và khu vực.
Theo quy định, ngày 19/3 là thời hạn công bố giá cơ sở định kỳ của các mặt hàng xăng, dầu. Giá cơ sở được tính toán trên cơ sở bình quân giá thế giới 15 ngày sát với ngày tính giá.
Website của Bộ Công Thương cập nhật giá xăng thành phẩm tại thị trường Singapore đến ngày 17/3 ở ngưỡng trên dưới 50 USD/thùng. Tính bình quân nửa tháng gần đây, giá mỗi thùng RON 92 khoảng 49 USD, cao hơn con số của lần điều chỉnh ngày 4/3/2016 khoảng 9 USD/thùng. Trước đó trong lần điều chỉnh gần nhất, mức chênh lệch chỉ là 1,8 USD.
Giá bán khí hóa lỏng theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước
Chính phủ vừa ban hành nghị định mới về kinh doanh khí thay thế Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 về kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng và Điều 2 Nghị định số 118/2011/NĐ-CP ngày 16/12/2011 sửa đổi, bổ sung thủ tục hành chính trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hoá lỏng nhằm điều chỉnh một số quy định về kinh doanh khí và điều kiện kinh doanh khí tại thị trường Việt Nam.
Nghị định quy định rõ, thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu khí là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và phải đáp ứng các điều kiện: có cầu cảng thuộc hệ thống cảng Việt Nam thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc có hợp đồng thuê cầu cảng tối thiểu 5 năm; có kho tổng dung tích các bồn chứa tối thiểu 3.000 m3 đối với LPG; 60.000m3 đối với LNG; 200.000 Sm3 đối với CNG thuộc sở hữu thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê của thương nhân kinh doanh khí tối thiểu 1 năm đối với LPG và 5 năm đối với LNG và CNG để tiếp nhận khí từ tầu hoặc phương tiện vận chuyển khác.
Đối với thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu LPG ngoài đáp ứng các điều kiện trên phải có số lượng chai LPG các loại (không tính chai LPG mini) đủ điều kiện lưu thông trên thị trường thuộc sở hữu của thương nhân với tổng dung tích chứa tối thiểu 3.930.000 L; có trạm nạp LPG vào chai thuộc sở hữu được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoặc có hợp đồng thuê nạp LPG vào chai với thương nhân kinh doanh LPG đầu mối khác...
Nghị định mới cũng quy định, để được phân phối khí, thương nhân phân phối phải là DN được thành lập theo quy định của pháp luật và có các bồn chứa với tổng dung tích tối thiểu 300 m3 đối với kinh doanh LPG chai; 100 m3 đối với kinh doanh LPG qua đường ống; 3.000 m3 đối với LNG; 10.000 Sm3 đối với CNG thuộc sở hữu của thương nhân hoặc đồng sở hữu hoặc thuê tối thiểu 1 năm của thương nhân kinh doanh khí.
Cũng theo Nghị định mới, giá bán khí áp dụng theo cơ chế giá thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước do thương nhân kinh doanh khí đầu mối quyết định sau khi nộp các loại thuế, phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật hiện hành; thực hiện các biện pháp bình ổn giá của cấp có thẩm quyền công bố theo quy định của pháp luật hiện hành.
Tập đoàn Monsanto vừa công bố Báo Cáo Phát Triển Bền Vững năm 2015
Bản báo cáo nêu rõ những tiến triển trong hiện thực hóa cam kết phát triển bền vững; Khẳng định cam kết canh tác với phát thải carbon trung tính vào năm 2021.
Bản báo cáo mang tên Cùng Phát Triển Tốt Hơn (Growing Better Together) cung cấp những đánh giá khách quan, trung thực về những nỗ lực phát triển bền vững của tập đoàn Monsanto trên 3 phương diện – Con người, Cộng đồng và Công ty.
Về phương diện “Con người”: Giúp cung cấp những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng đến với tất cả mọi người trên thế giới, nâng cao cuộc sống cho nông dân, người tiêu dùng và các thành viên của tập đoàn.
Đứng ở phương diện “Cộng đồng”: Tìm ra những giải pháp nông nghiệp giúp giảm bớt biến đổi khí hậu, đảm bảo tiếp cận với nguồn nước sạch, bảo tồn đa dạng sinh học và cải thiện chất lượng đất đai cho cộng đồng.
Còn ở phương diện “Công ty”: Đặt ra những chuẩn mực đạo đức cao, cơ chế quản lý doanh nghiệp hiệu quả, trách nhiệm quản lý sản phẩm và báo cáo trung thực hoạt động kinh doanh của tập đoàn.
Mới đây tập đoàn Monsanto cũng đưa thêm một số mục tiêu phát triển bền vững quan trọng. Đó là các giải pháp cải thiện hiệu quả nguồn nước tưới trong hoạt động sản xuất hạt giống và giảm thiểu phát thải khí nhà kính trong quá trình sản xuất thuốc bảo vệ thực vật.
Tập đoàn Monsanto cũng đã trở thành tập đoàn đầu tiên cộng tác với Quỹ Bảo tồn loài Bướm chúa (Monarch) thuộc Cục Cá và động vật hoang dã Hoa Kỳ, cam kết tài trợ hàng tỉ đô la vì sự phát triển và lợi ích của loài bướm chúa này.
Những điểm nổi bật khác trong báo cáo năm 2015 bao gồm: Đạt được 73% mục tiêu giảm 22% lượng phát thải khí nhà kính trong hoạt động sản xuất thuốc bảo vệ thực vật vào năm 2020; đạt được 35%mục tiêu cải thiện hiệu quả 25% nguồn nước tưới trong chuỗi sản xuất hạt giống toàn cầu vào năm 2020; đạt được 20% mục tiêu giúp nông dân sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài nguyên thiên nhiên để giảm lượng phát thải khí nhà kính trên 1 triệu mẫu đất tại Hoa Kỳ vào năm 2020.
Tháng 12/2015 vừa qua, Monsanto đã tuyên bố cam kết canh tác với phát thải carbon trung tính vào năm 2021 bằng một kế hoạch hành động tổng thể cải thiện toàn bộ chuỗi sản xuất hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật và các chương trình hợp tác với nông dân.