tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-07-2016

  • Cập nhật : 18/07/2016

Thêm 2 doanh nghiệp đa cấp bị “sờ gáy”

Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tiếp tục phát hiện và xử lý 2 doanh nghiệp bán hàng đa cấp nhưng chưa thực hiện thủ tục đề nghị cấp Giấy chứng nhận hoạt động bán hàng đa cấp với cơ quan có thẩm quyền.

nhung vi pham ve ban hang da cap lien tuc duoc phat hien. anh internet.

Những vi phạm về bán hàng đa cấp liên tục được phát hiện. Ảnh internet.

Hai doanh nghiệp này là Công ty TNHH Hải Nam Quy Nhơn (Bình Định) và Công ty CP Đầu tư xúc tiến thương mại Hợp Phát (Thanh hoá). Hai doanh nghiệp này nằm trong số 16 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp không có giấy phép bị Cục Quản lý cạnh tranh phát hiện, xử lý.

Cơ quan này cũng đề nghị trong trường hợp phát hiện hoạt động bán hàng đa cấp của các doanh nghiệp này, người dân có thể thông báo với Sở Công Thương, cơ quan công an địa phương hoặc Cục Quản lý cạnh tranh để có biện pháp xử lý kịp thời.

Sau vụ việc lừa đảo nghiêm trọng của Công ty Liên Kết Việt, cơ quan quản lý đã ban hành hàng loạt các quy định để kiểm tra, kiểm soát, quản lý hoạt động kinh doanh  đa cấp, như yêu cầu doanh nghiệp phải báo cáo chi tiết thông tin doanh nghiệp, 6 tháng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh một lần; công khai rõ tiền thưởng, tiền hoa hồng dành cho hệ thống đại lý, người tham gia vào mạng lưới bán hang đa cấp…

Mới đây, Bộ Công Thương cũng công bố kết luận kiểm tra đối với 4/7 doanh nghiệp thuộc diện kiểm tra. Theo đó, hàng loạt vi phạm của 4 doanh nghiệp đa cấp gồm Công ty CP Liên kết tri thức (K-Link), Công ty TNHH Nhượng quyền Thương mại Thăng Long, Công ty CP Liên minh tiêu dùng Việt Nam, Công ty CP Tập đoàn Liên kết Việt Nam (Công ty Vinalink) đã được phát hiện. Bộ Công Thương sẽ tiến hành xử phạt các hành vi vi phạm theo đúng thẩm quyền, còn những vi phạm liên quan đến vấn đề thuế, cơ quan này đã chuyển sang cơ quan Thuế và Bộ Công an vào cuộc điều tra.

Tuy nhiên, kết quả kiểm tra đối với 3 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp được nhiều người mong ngóng là Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy, Công ty TNHH Amway Việt Nam và Công ty Unicity Marketing Việt Nam hiện vẫn chưa được Bộ Công Thương công bố.(HQ)


Lộ diện đối tác ngoại tại Dự án tổ hợp cảng biển Đầm Nhà Mạc

Tổ hợp nhà đầu tư do một đối tác đến từ Qatar đứng đầu đang được đề xuất làm chủ đầu tư Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và Khu công nghiệp Đầm Nhà Mạc - tỉnh Quảng Ninh.

Trong báo cáo thẩm định chủ trương đầu tư Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và Khu công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc (thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh), Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẳng định, việc Công ty TNHH Tập đoàn Quốc tế CDC (Cayman Islands), Middle Utilities Company (Singapore) và Infra Asia Investment (Hồng Kông) thành lập tổ chức kinh tế để triển khai các bến cảng tổng hợp bằng nguồn vốn tự có và tự huy động là phù hợp với chủ trương xã hội hóa đầu tư của Chính phủ.

Đây cũng là lý do để Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề nghị Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Dự án phát triển tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp tại khu vực Đầm Nhà Mạc, thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Được biết, các nhà đầu tư sẽ tập trung đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng cảng biển, khu công nghiệp, trong đó hệ thống cảng biển gồm 10 bến tàu cho tàu 50.000 DWT, dịch vụ logistic trên diện tích 1.1292 ha. Thời gian thực hiện Dự án có tổng mức đầu tư 6.940 tỷ đồng này là 50 năm và được phân kỳ thành 3 giai đoạn, trong đó giai đoạn bắt đầu từ năm 2017 đến 2021.

Trong Văn bản số 53414/BKHĐT - QLKKT gửi Thủ tướng Chính phủ vào cuối tuần trước, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá rằng, Dự án có nhiều lợi thế để phát triển.

phoi canh du an

Phối cảnh dự án

Cụ thể, Tổ hợp cảng biển và khu công nghiệp này có vị trí khá thuận lợi: giáp Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải, cách sân bay Cát Bi 30 km, ở vị trí trung tâm của TP. Hạ Long - Uông Bí - Hải Phòng nên có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế biển gắn với các ngành công nghiệp có yêu cầu sử dụng dịch vụ cảng biển, góp phần khai thác hiệu quả cảng Lạch Huyện, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long, tạo động lực hình thành trung tâm logistic, tam giác phát triển Hạ Long - Uông Bí - Hải Phòng.

Theo UBND tỉnh Quảng Ninh, Dự án có doanh thu trung bình khoảng 1.019 tỷ đồng/năm; lợi nhuận sau thuế đạt 389 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách khoảng 240 tỷ đồng/năm. Quan trọng hơn, Dự án dự kiến tạo việc làm trực tiếp cho 110.000 lao động địa phương và các vùng lân cận.

Cần phải nói thêm rằng, tổ hợp nhà đầu tư này đã theo đuổi Dự án khá lâu và tỏ rõ quyết tâm triển khai Dự án. Các nhà đầu tư sẽ thành lập pháp nhân để thực hiện dự án đầu tư theo loại hình công ty cổ phần, vốn điều lệ 1.041 tỷ đồng, trong đó vốn góp của CDC chiếm 70%, Middle East Utilities Company và Infra Asia góp 15% mỗi bên.

Theo báo cáo của tỉnh Quảng Ninh, CDC là đơn vị có kinh nghiệm phát triển và xây dựng tại Qatar và khu vực Trung Đông. Nhà đầu tư này có vốn chủ sở hữu 511,7 triệu đồng Qatari Rivals, tương đương 3.155 tỷ đồng Việt Nam. Đây làdoanh nghiệp có kinh nghiệm phát triển và xây dựng tại Qatar và các nước khu vực Trung Đông, có khả năng tiếp cận các nguồn tài chính lớn. Công ty này đã triển khai một số dự án quy mô lớn như Tổ hợp Vịnh phía Tây Doha, Qatar (175 triệu USD); khu giải trí và nhà ở The St.Regis Doha (420 triệu USD).

Một tên tuổi rất quen thuộc trong lĩnh vực khai thác cảng biển thế giới góp mặt tại liên danh này là Rent - A - port (cổ đông chính chiếm 94% cổ phần Công ty Infra Asia, 6% còn lại là vốn góp của Chính phủ Bỉ). Tại Việt Nam, Rent - A - port đã đầu tư thành công Dự án Khu công nghiệp Đình Vũ, Hải Phòng có diện tích 541 ha, đã thu hút được 64 dự án, với tổng vốn đăng ký đạt 1,8 tỷ USD và 11.800 tỷ đồng. Tập đoàn này cũng đang triển khai Dự án Khu công nghiệp Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng với vốn đầu tư 5.147 tỷ đồng.

“Đề nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo Ban Quản lý các khu kinh tế tỉnh Quảng Ninh xem xét, cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định hiện hành; chỉ đạo nhà đầu tư tuân thủ đúng cam kết, thực hiện ký quỹ Dự án theo quy định và thực hiện các ngành nghề kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và cam kết của Việt Nam với quốc tế”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị.(BĐT)


Phải thông báo đến từng DN có tiền thuế nộp thừa

Đó là yêu cầu của Bộ Tài chính đối với Cục Hải quan các tỉnh, thành phố trong việc hạch toán xử lý số dư tiền thuế nộp thừa khâu NK.

hien nay tren he thong ke toan tap trung cua co quan hai quan co nhung khoan thue gtgt nop thua khau nk cua cac to khai truoc nam 2014. anh: t.trang.

Hiện nay trên hệ thống kế toán tập trung của cơ quan Hải quan có những khoản thuế GTGT nộp thừa khâu NK của các tờ khai trước năm 2014. Ảnh: T.Trang.

Cụ thể, Bộ Tài chính yêu cầu cơ quan Hải quan rà soát thông tin tờ khai nộp thừa tại đơn vị mình, có văn bản thống báo đến từng DN có số tiền thuế nộp thừa khâu NK, hướng dẫn DN kiểm tra, rà soát các khoản thuế nộp thừa của các tờ khai. 

Nếu DN chưa thực hiện kê khai và khấu trừ tại cơ quan thuế nội địa thì có văn bản đề nghị cơ quan Hải quan để được xem xét hoàn hoặc bù trừ theo quy định. Nếu đã kê khai khấu trừ hoặc hoàn thuế tại cơ quan Thuế thì DN có văn bản thông báo cho cơ quan Hải quan để theo dõi.

Theo đó, căn cứ văn bản trả lời hoặc văn bản đề nghị của DN, cơ quan Hải quan sẽ thực hiện hoàn, bù trừ theo quy định hoặc lập chứng từ ghi sổ hạch toán kết chuyển số dư như trên theo từng trường hợp cụ thể. Những trường hợp chưa có căn cứ để hoàn, bù trừ hoặc hạch toán kết chuyển được tiếp tục theo dõi trên sổ sách.

Được biết, hiện nay trên hệ thống kế toán tập trung của cơ quan Hải quan có những khoản thuế GTGT nộp thừa khâu NK của các tờ khai trước năm 2014 (thời điểm cơ quan Hải quan không có thẩm quyền hoàn thuế GTGT, việc thực hiện hoàn thuế GTGT do cơ quan thuế thực hiện) chờ thực hiện thủ tục ra quyết định hoàn cho người nộp thuế, nhưng người nộp thuế không có văn bản đề nghị hoàn, bù trừ theo quy định.(HQ)


30 DNNN lớn sẽ được quản lý bởi một “siêu ủy ban”

Theo dự thảo nghị định về các quyền và trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu Nhà nước đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư soạn thảo, lấy ý kiến góp ý, Nghị định này sẽ là khung pháp lý để thành lập một cơ quan chuyên trách có tên gọi Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp.

nhieu "dai gia" nhu pvn, tkv... se duoc chuyen giao cho uy ban quan ly, giam sat von va tai san nha nuoc tai doanh nghiep. 

Nhiều "đại gia" như PVN, TKV... sẽ được chuyển giao cho Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. 

Nội dung dự thảo nghị định cho biết, cơ quan này được thiết kế là đơn vị thuộc Chính phủ, do Chính phủ thành lập. Lãnh đạo Ủy ban gồm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Ủy ban quản lý, giám sát vốn và tài sản Nhà nước tại DN có nhiệm vụ giúp Chính phủ quản lý, giám sát có hiệu quả vốn và tài sản Nhà nước tại các DN, tập trung nguồn vốn Nhà nước đang đầu tư tại DN. Đồng thời, thực hiện các chủ trương, định hướng về tái cơ cấu, thoái vốn, sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN.

“Siêu ủy ban” này có chức năng quan trọng là đầu tư và quản lý toàn bộ danh mục tài sản, vốn đầu tư của Nhà nước tại các DN nhằm hợp lý hóa danh mục đầu tư, tối đa hóa giá trị tài sản, vốn đầu tư Nhà nước tại các DN…

Về nhiệm vụ, Uỷ ban có nhiệm vụ xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt kế hoạch 5 năm và hằng năm của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào DN. Thực hiện cơ cấu lại vốn Nhà nước đầu tư tại DN theo phương án được Chính phủ phê duyệt.

Khi phát hiện tình hình hoạt động của DN có dấu hiệu rủi ro, ủy ban này phải cảnh báo kịp thời cho DN. Chỉ đạo DN có giải pháp kịp thời ngăn chặn, khắc phục các rủi ro, yếu kém; đưa ra các biện pháp chấn chỉnh và xử lý sai phạm; báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật.

Theo danh sách dự kiến DN và phần vốn Nhà nước tại DN chuyển giao cho cơ quan chuyên trách thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện chủ sở hữu Nhà nước, tới đây 30 DNNN bao gồm toàn bộ 9 tập đoàn nhà nước và 21 tổng công ty Nhà nước sẽ được điều chuyển về cho “siêu ủy ban” này quản lý.

Cụ thể, về phía các tập đoàn gồm những “ông lớn” như Tập đoàn Dệt may, Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Điện lực, Tập đoàn Hóa chất, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Tập đoàn Xăng dầu, Tập đoàn Bảo Việt, Tập đoàn Công nghiệp Cao su, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam. Trong danh sách 21 tổng công ty sẽ chịu sự quản lý của ủy ban này, có các tên tuổi như Tổng công ty Đường sắt, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, Tổng công ty Thép Việt Nam, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam,  Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam, Tổng công ty Giấy Việt Nam, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Sài Gòn, Tổng công ty Rượu - Bia - Nước giải khát Hà Nội…

Một cái tên đáng chú ý trong danh sách này là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC – Bộ Tài chính). DN này dự kiến cũng được điều chuyển về trực thuộc Ủy ban và sẽ là đơn vị chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đầu tư tài chính. (HQ)


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục