Hòa Phát muốn tiếp quản dự án thép tỷ USD ở Dung Quất
Cảnh báo về xử lý chiếu xạ tôm đông lạnh xuất khẩu
Ôtô đăng ký mới tăng đột biến 39%
Khách sạn Kim Liên được SCIC chào bán 112 tỷ đồng
Lọc dầu Dung Quất nhập 40 triệu tấn dầu thô
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 05-11-2015
- Cập nhật : 05/11/2015
Chè Việt quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan
Đến cuối tháng 10-2015, chỉ riêng doanh nghiệp Lâm Đồng đã có gần 5.000 tấn chè phải lưu kho do không vượt qua được hàng rào kỹ thuật của Đài Loan.
Ngày 3-11, tại buổi họp bàn giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp chè trên địa bàn do UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng việc quá phụ thuộc vào thị trường Đài Loan khiến ngành chè Lâm Đồng bị thiệt hại nặng.
Cũng tại cuộc họp, lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã khuyến cáo các doanh nghiệp phải tổ chức liên kết sản xuất chè sạch, có thể truy nguyên nguồn gốc để có thể tồn tại và phát triển.
Trước đó, phía Đài Loan đưa ra quy định dư lượng fipronil - một hợp chất diệt sâu bọ phổ biến - trong chè thành phẩm không vượt quá 0,002 (MMP), cao hơn tỉ lệ 0,005 (MMP) khi vào thị trường châu Âu, khiến các doanh nghiệp chế biến chè và người trồng chè tại Lâm Đồng điêu đứng.
“Chết” do phụ thuộc vào Đài Loan
Phát biểu tại buổi gặp mặt, ông A Toàn - phó thư ký Hiệp hội Doanh nhân Đài Loan tại Lâm Đồng - cho biết trong khi chè xuất đi châu Âu, một thị trường rất khó tính, không bị chặn nhưng sang Đài Loan lại bị chặn bởi các hàng rào kỹ thuật vô lý. Theo ông A Toàn, do không bán được hàng, nhiều doanh nghiệp Đài Loan đang trồng chè tại Lâm Đồng hiện phải nợ lương nhân công.
Tính từ tháng 7-2015, khi Đài Loan bắt đầu áp dụng hàng rào fipronil đã có chín doanh nghiệp sản xuất chè tại Lâm Đồng phải tạm đóng cửa, các doanh nghiệp còn lại cũng hoạt động cầm chừng. Một số vùng nguyên liệu phải đốn bỏ để hạn chế công thu hái.
Theo thống kê đến cuối tháng 10-2015, chỉ riêng doanh nghiệp Lâm Đồng đã có gần 5.000 tấn chè phải lưu kho do không vượt qua được hàng rào kỹ thuật của Đài Loan.
Ông Phạm Đức Nguyên, giám đốc Công ty trà Phương Nam, cho biết sở dĩ ngành chè “lâm nạn” vì đã quá lệ thuộc vào thị trường Đài Loan. Khi cánh cửa này đóng lại, doanh nghiệp chè VN lúng túng không biết xoay xở thế nào.
“Đến 90% máy móc công nghệ chế biến chè trên địa bàn đều được mua từ Đài Loan qua những mối quan hệ hợp tác trồng chè. Giờ muốn mở cửa thị trường khác cũng phải thay đổi công nghệ, máy móc. Không phải doanh nghiệp nào cũng đủ lực” - ông Nguyên nói.
Liên kết sản xuất chè sạch
Dù chia sẻ với khó khăn của các doanh nghiệp nhưng ông Phạm S - phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - cho rằng nhà nhập khẩu Đài Loan có thể bắt chẹt được do chè VN có dư lượng fipronil. Do đó, đến đầu năm 2016, toàn bộ sản phẩm thuốc trừ sâu có gốc fipronil đều không được lưu hành ở Lâm Đồng. “UBND tỉnh Lâm Đồng đã đề xuất Bộ NN&PTNT chỉ đạo thực hiện” - ông Phạm S nói.
Theo ông Phạm S, vùng nguyên liệu nhỏ, da beo làm khó ngành chè trong việc áp dụng những quy trình quản lý chất lượng nghiêm ngặt trên diện rộng.
Do đó, tới đây các doanh nghiệp phải xây dựng vùng nguyên liệu liên kết, hình thành các cánh đồng mẫu lớn để phù hợp với xu thế sản xuất nông nghiệp. “Sẽ không còn chuyện doanh nghiệp sản xuất chè chỉ đi mua trôi nổi của nông dân mà không hề có một vùng nguyên liệu tương xứng với quy mô sản xuất vào năm 2016” - ông S nói.
Ông Đoàn Trọng Phương, phó chủ tịch Hiệp hội Chè VN, cho biết hiện nông dân trồng chè chủ động chăm sóc, tự quyết định dùng thuốc bảo vệ thực vật, trong khi các doanh nghiệp chỉ thu mua, chế biến rồi xuất bán mà không có bất kỳ sự phối hợp nào.
“Doanh nghiệp chế biến chè phải liên kết với nông dân để tổ chức vùng nguyên liệu, hình thành được hệ thống truy nguyên nguồn gốc. Nếu chè của hộ nào bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật vượt tiêu chuẩn an toàn sẽ bị loại ra khỏi liên kết” - ông Phương đề xuất.
Doanh nghiệp châu Âu quan tâm dự án khu đô thị Thủ Thiêm
Các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu đang quan tâm môi trường đầu tư TP.HCM như dự án khu đô thị Thủ Thiêm, đào tạo nhân sự chất lượng cao...
Ngày 3-11, tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo TP.HCM và đại diện sở ngành trên địa bàn, các doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) đã bày tỏ quan tâm đến các giải pháp giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn, dự án khu đô thị Thủ Thiêm, đào tạo nhân sự chất lượng cao, sự chuẩn bị của TP.HCM đối với các hiệp định thương mại tự do (FTA) hay mới nhất là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Trao đổi với các doanh nghiệp, ông Lê Thanh Liêm - phó chủ tịch UBND TP - cho biết trong giai đoạn 2016 - 2020, TP đặt ra bảy chương trình đột phá, trong đó trọng điểm là chương trình giảm ùn tắc giao thông.
Cụ thể, TP sẽ tập trung đầu tư các trục đường vành đai, trục đường xuyên tâm, tuyến metro... Các dự án này đều có tiểu dự án để kết nối giao thông, tiếp cận như các điểm bến bãi, dừng đỗ hay hệ thống xe buýt, trung chuyển...
Ông Liêm cũng đánh giá cao những đóng góp của khối doanh nghiệp EuroCham vào phát triển kinh tế trên địa bàn, đồng thời khẳng định TP sẵn sàng tháo gỡ các vướng mắc, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nước ngoài làm ăn hiệu quả, phát triển.
Kiến nghị tăng vốn dự án tàu điện ngầm
Kiến nghị tăng vốn dự án tàu điện ngầm tuyến Bến Thành - Tham Lương là kiến nghị mới đây của UBND TP.HCM gởi đến Bộ Kế hoạch và đầu tư .
UBND TP.HCM vừa kiến nghị Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng các bộ ngành liên quan sớm có ý kiến về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án xây dựng tuyến tàu điện ngầm số 2 (TP.HCM), tuyến Bến Thành - Tham Lương.
Theo UBND TP, dự án đến nay đã chậm so với kế hoạch đề ra và cam kết với các nhà tài trợ. Tại đợt kiểm tra tình hình thực hiện dự án vào tháng 3-2015, các nhà tài trợ đã thống nhất về cơ cấu phân chia lại nguồn vốn tài trợ trên cơ sở giá trị tổng mức đầu tư dự kiến là 2,074 tỉ USD (tăng khoảng 51% so với tổng mức đầu tư được duyệt là 1,347 tỉ USD). Hiện UBND TP cũng đã trình Thủ tướng hồ sơ điều chỉnh tổng mức đầu tư của dự án.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án như đã cam kết với các nhà tài trợ, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương cho tổ chức thực hiện lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu thuộc hạng mục xây lắp “đường hầm và các nhà ga ngầm” có chi phí tăng từ khoảng 404 triệu USD lên 1,168 tỉ USD (đã bao gồm yếu tố trượt giá và chi phí dự phòng) song song với quá trình điều chỉnh dự án.
Mời doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào ĐBSCL
Chương trình giao lưu văn hóa và thương mại VN - Nhật Bản dự kiến diễn ra ở TP Cần Thơ từ ngày 19 đến 21-11 với sự tham gia của 70 gian hàng
Ngày 3-11, tại cuộc họp báo chương trình giao lưu văn hóa và thương mại VN - Nhật Bản dự kiến diễn ra ở TP Cần Thơ từ ngày 19 đến 21-11 với sự tham gia của 70 gian hàng giới thiệu các sản phẩm VN và Nhật Bản.
Ông Trương Quang Hoài Nam - phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ - cho biết đầu tư của doanh nghiệp Nhật Bản tại ĐBSCL trong đó có TP Cần Thơ chưa nhiều, đến nay vốn FDI của Nhật vào Cần Thơ chỉ có 10,5 triệu USD, vì quan hệ giữa các địa phương của vùng với các nhà đầu tư Nhật Bản chưa nhiều.
Do đó, chương trình giao lưu văn hóa VN - Nhật Bản tới đây sẽ là sự kiện lớn để doanh nghiệp Nhật biết nhiều hơn về ĐBSCL, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Cũng trong chương trình giao lưu sẽ diễn ra hội nghị đầu tư vào ĐBSCL thường niên lần thứ 3 với chủ đề “Kinh tế ĐBSCL sau năm 2015 - tương lai kinh doanh và đầu tư ngành chế biến thực phẩm”.
Thêm vốn ngoại vào thị trường bất động sản