Sàn chứng khoán Chicago sẽ “về tay” nhóm NĐT Trung Quốc
Goldman Sachs: Giá dầu sẽ xuống dưới 20 USD/thùng
Hướng dẫn hoàn thuế GTGT đối với mặt hàng bông nhập khẩu
Bỏ thu lệ phí xuất khẩu nhân điều từ 1-4
Việt Nam bắt đầu nhập khẩu nội tạng lợn từ thị trường Nga
Tin kinh tế đọc nhanh 05-11-2015
- Cập nhật : 05/11/2015
Bộ trưởng Xây dựng: Hết gói 30.000 tỷ đồng sẽ có gói khác
Rà soát và xử nghiêm sai phạm xây dựng trong cả nước
Được mời trả lời trong phiên thảo luận về kinh tế - xã hội sáng 3/11, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng cho hay, sai phạm xây dựng tại công trình 8B Lê Trực (quận Ba Đình, Hà Nội) đã gây bức xúc trong dân. Ngay khi nhận được phản ánh của dân và báo chí, Bộ đã phối hợp với Hà Nội kiểm tra, rà soát, xử lý.
Công trình 8B được UBND Hà Nội cho phép Sở cấp phép với chiều cao 47 m phía trước, 53 m phía sau. Thực tế, chủ đầu tư là Công ty May Lê Trực đã xây cao tới 69 m, vượt giấy phép được cấp.
Ngày 26/10, sau khi họp với UBND TP Hà Nội và các bộ, Thủ tướng kết luận, đây là vi phạm pháp luật nghiêm trọng, thể hiện sự hạn chế, yếu kém trong quản lý trật tự xây dựng. Để giữ nghiêm kỷ cương, thành phố rà soát, đánh giá đúng mức vi phạm, xử phạt theo quy định; yêu cầu chủ đầu tư trình phương án và thời gian khắc phục sai phạm.
Bộ trưởng nêu nguyên tắc “tháo dỡ công trình nhưng vẫn đảm bảo an toàn và mĩ quan, trong quá trình thực hiện đảm bảo an toàn xây dựng”.
Trước đó, trong phiên thảo luận chiều 2/11, đại biểu Đỗ Văn Đương đề xuất phương án “vượt phép đến đâu phải cắt đến đó để làm gương”.
Từ vụ việc này, Bộ trưởng Dũng đề nghị lãnh đạo các địa phương chỉ đạo tập trung, nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xây dựng, đặc biệt là quản lý đô thị. Sắp tới, Bộ sẽ phối hợp với các địa phương kiểm tra, rà soát, xử lý nghiêm các sai phạm đang gây bức xúc.
Sau 30.000 tỷ vẫn có gói hỗ trợ vay vốn mua nhà cho dân
Liên quan đến hỗ trợ vay vốn mua nhà ở, ông Trịnh Đình Dũng cho biết, gói 30000 tỷ đang triển khai nhanh. Khi có nguồn cung nhà ở xã hội và nhà ở bình dân nhiều thì gói này sẽ hết.
Đặt vấn đề nhiều đại biểu lo ngại hết gói hỗ trợ 30000 tỷ thì còn gì nữa không, Bộ trưởng cho biết, gói này dùng trong thời kỳ bất động sản khó khăn. Hỗ trợ người dân vay mua nhà với lãi suất thấp là công việc lâu dài, không chỉ gói 30.000 tỷ.
Cụ thể, Luật Nhà ở và Nghị định 100 nói rõ, Nhà nước có chính sách hỗ trợ trực tiếp cho những doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội và người dân mua nhà ở xã hội được vay nguồn vốn với lãi suất ưu đãi. NHNN chỉ định các tổ chức tín dụng và Ngân hàng Chính sách Xã hội để thực hiện việc này.
Đề xuất tăng lương vào tháng 5/2016
Tại kỳ họp Quốc hội chiều ngày 3/11, nhiều đại biểu đã đồng tình với phương án tăng lương cho cán bộ, công chức và có thể thực hiện từ ngày 1/5/2016.
Vì lý do ngân sách chưa bố trí được, kế hoạch tăng lương cơ sở cho công chức, viên chức năm 2016 sẽ chưa thể thực hiện được. Chính phủ đã đề nghị lùi thời hạn trình Quốc hội phương án tăng lương này đến kỳ họp Quốc hội vào tháng 3 /2016.
Tuy nhiên, vào chiều ngày 3/11, trong phần trình bày báo cáo thẩm tra việc thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2015, phương án phân bổ ngân sách 2016, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, cần thiết phải tăng lương cho cán bộ, công chức có hệ số lương trên 2,34 với mức tăng là 5% và có thể thực hiện từ ngày 1/5/2016.
Ghi nhận ý kiến bên lề hành lang Quốc hội cùng ngày, nhiều đại biểu đã đồng tình với phương án này vì lương công chức viên chức đã không tăng từ 3 năm nay.
Đại biểu Bùi Sĩ Lợi cho rằng, đại bộ phận cán bộ công chức, người lao động đang sống chủ yếu dựa vào lương. Mức lương này thực tế chưa đáp ứng được yêu cầu đảm bảo cuộc sống. Vì thế, đại biểu Bùi Sĩ Lợi đã đề xuất Chính phủ báo cáo Quốc hội để điều chỉnh lương cơ sở vào giữa năm 2016.
Theo đại biểu Trần Du Lịch, việc điều chỉnh tăng chỉ là giải pháp tạm thời, quan trọng nhất là cần có những giải pháp căn cơ, tinh giảm bộ máy hành chính chứ không thể có chuyện “nước lên thì thuyền lên”.
Nếu năm 2016 không thực hiện tăng lương cơ sở, đây cũng là năm thứ 4 việc tăng lương bị trì hoãn. Được biết, năm 2015, tiền lương cơ sở của công chức chỉ bằng 44,2% mức tiền lương tối thiểu bình quân chung theo vùng.
Vinamilk trình 4 kiến nghị về phương thức thoái vốn Nhà nước
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thoái vốn nhà nước tại Vinamilk theo đề án Tái cơ cấu Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Vinamilk có 4 đề xuất liên quan đến Lộ trình thoái vốn, giới hạn sở hữu của Nhà đầu tư nước ngoài, phương thức thoái vốn và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.
Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk-VNM) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban Kinh tế Quốc hội kiến nghị phương thức bán phần vốn Nhà nước tại Vinamilk.
Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thoái vốn nhà nước tại Vinamilk theo đề án Tái cơ cấu Tổng công ty đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC), Vinamilk có 4 đề xuất sau:
-Thứ nhất: Lộ trình thoái toàn bộ phần vốn Nhà nước nên sớm được công bố rõ ràng để nhà đầu tư có sự chuẩn bị tốt. Theo đánh giá của Vinamilk, đây là thời điểm thuận lợi để thoái vốn. Ngoài ra, không nên chia quá nhỏ số lượng cổ phần bán mỗi lần thoái vốn, chỉ nên chia số lượng cổ phần của Nhà nước thành không quá 3 đợt, mỗi đợt tối thiểu 10% vốn điều lệ của Vinamilk.
-Thứ hai: Chính phủ nên cho phép nâng giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài lên 100% do ngành sữa không phải là ngành nghề nhạy cảm, không ảnh hưởng đến an ninh lương thực. Việc các nhà đầu tư nước ngoài sở hữu đa số tại Vinamilk không đồng nghĩa với việc xóa sổ thương hiệu Việt mà ngược lại sẽ góp phần hỗ trợ Vinamilk trong quá trình tiến ra thị trường quốc tế.
-Thứ ba: Đấu giá là phương thức tốt nhất để đảm bảo công khai, minh bạch và không gây biến động thị trường do số lượng cổ phiếu SCIC đang sở hữu tại Vinamilk lớn. Thêm vào đó, đấu giá cũng cho phép xác định giá khởi điểm theo đúng giá trị thực của Vinamilk. Cần thuê một tổ chức tư vấn tài chính quốc tế chuyên nghiệp để tổ chức đấu giá để đem lại lợi ích cao nhất cho Nhà nước cả về mặt lượng tiền thu được lẫn về mặt hình ảnh và thu hút sự chú ý của nhà đầu tư đối với Việt Nam.
-Thứ tư: Tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư tham gia đấu giá mua cổ phần nên được tổ chức tư vấn trao đổi với công ty nhằm đảm bảo hoạt động của Công ty sau khi Nhà nước thoái vốn ngày càng được nâng cao.
Standard Chartered cắt giảm 15.000 việc làm do kinh doanh thua lỗ
Standard Chartered - ngân hàng hàng đầu của nước Anh - thông báo sẽ cắt giảm 15.000 việc làm và huy động nguồn vốn thêm 5,1 tỷ USD, sau khi bị thua lỗ trong quý 3/2015 trong bối cảnh ngân hàng này đang phải "vật lộn" để phục hồi.
Standard Chartered - ngân hàng hàng đầu của nước Anh - thông báo sẽ cắt giảm 15.000 việc làm và huy động nguồn vốn thêm 5,1 tỷ USD, sau khi bị thua lỗ trong quý 3/2015 trong bối cảnh ngân hàng này đang phải "vật lộn" để phục hồi.
Theo thông báo của Standard Chartered, cắt giảm việc làm là một phần trong kế hoạch cơ cấu lại Standard Chartered, điều sẽ khiến ngân hàng này tiêu tốn khoảng 3 tỷ USD mà trong đó hơn một nửa là do việc thanh lý các tài sản và mảng kinh doanh.
Chi phí để trang trải cho vấn đề liên quan đến việc cắt giảm nhân lực, với lượng nhân viên dự kiến cắt giảm khoảng 15.000 người, hay một số những khoản chi trả khác ước cũng khả lớn.
Standard Chartered thông báo mức lỗ trước thuế quý 3/2015 vào khoảng 139 triệu USD, so với mức lợi nhuận 1,53 tỷ USD cùng kỳ năm trước.
Bill Winters, Giám đốc điều hành Standard Chartered, mô tả kết quả làm ăn thua lỗ trong quý Ba vừa qua là đáng thất vọng.
Doanh thu của Standard Chartered trong quý Ba vừa qua đã giảm 18,4% xuống còn 3,68 tỷ USD.
Nhà phân tích Jackson Wong ở Hong Kong nói rằng ngân hàng này cần "kiểm soát chi tiêu và thay đổi mô hình kinh doanh".
Thương hiệu xa xỉ Vertu về tay Trung Quốc
Quỹ đầu tư cá nhân EQT của Thụy Sỹ đã bán công ty Vertu cho quỹ Godin Holdings trụ sở tại Hồng Kông...
Vertu, công ty sản xuất điện thoại thông minh loại xa xỉ của Anh, đã chính thức về tay nhà đầu tư Trung Quốc, theo thông tin mới nhất từ Financial Times.
Cụ thể, quỹ đầu tư cá nhân EQT của Thụy Sỹ đã bán công ty Vertu cho quỹ Godin Holdings trụ sở tại Hồng Kông. Quỹ này có sự tham gia chủ yếu của các nhà đầu tư Trung Quốc. Đại diện của cả hai quỹ đều từ chối chia sẻ về chi tiết của thỏa thuận mua bán mới được ký.
Quỹ EQT của Thụy Sỹ đã mua Vertu từ Nokia với giá hơn 200 triệu USD vào năm 2012 khi tập đoàn công nghệ Phần Lan này đang chật vật trong việc “hồi sinh” mảng điện thoại thông minh. Nokia thành lập công ty Vertu vào năm 1998 để sản xuất ra những sản phẩm điện thoại di động siêu sang, khác biệt hoàn toàn với những sản phẩm đại chúng mà công ty đã sản xuất trước đó.
Năm 2002, Vertu bán ra thị trường sản phẩm điện thoại đầu tiên. Đến năm 2015, công ty đã bán tất cả 450 nghìn điện thoại trên khắp thế giới với mức giá sản phẩm trung bình là 5.000 USD.
Sau khi được quỹ Godin Holdings mua lại, Vertu sẽ vẫn tiếp tục các hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Hiện Vertu có khoảng 900 nhân viên trên khắp thế giới.
Khi lập nên Vertu, mục tiêu của Nokia là tung ra một sản phẩm điện thoại dành riêng cho giới nhà giàu sẵn sàng chi tiền để trang trí điện thoại bằng những vật liệu siêu sang.
Mẫu điện thoại Vertu mới nhất có giá khoảng 10.000 USD, thế nhưng giá bán có thể lên đến khoảng 20 nghìn USD nếu khách hàng muốn điện thoại được nạm vàng hay đá quý. Chiếc điện thoại đắt nhất mà Vertu từng bán ra có giá lên đến trên 250 nghìn USD. Mỗi chiếc điện thoại được bán ra đều có đi kèm chứng nhận có chữ ký của nghệ nhân đã chế tác ra sản phẩm.
Những năm gần đây, bất chấp kinh tế thế giới có một số diễn biến bất lợi, thị trường sản phẩm điện thoại xa xỉ vẫn tiếp tục tăng trưởng nóng sau khi Apple tung ra điện thoại iPhone mạ vàng.