tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-2016

  • Cập nhật : 03/01/2016

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm về đất đai tại Bình Phước

thanh tra chinh phu phat hien nhieu sai pham ve dat dai tai binh phuoc

Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm về đất đai tại Bình Phước

Nhiều sai phạm trong công tác quản lý, sử dụng đất đai tại Bình Phước giai đoạn 2008 - 2013 đã bị Thanh tra Chính phủ phát hiện và kiến nghị xử lý.

Phó tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn vừa ban hành Thông báo số 3958/TP-TTCP, thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công tác giao đất, giao rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2008 – 2013.

Thông báo này đã nêu rõ nhiều sai phạm có liên quan đến việc việc quản lý và sử dụng đất đai tại Bình Phước.

Cụ thể gồm, trong tổng số 8 khu công nghiệp (KCN) được Thủ tướng Chính phủ  phê duyệt, UBND tỉnh Bình Phước đã chia nhỏ 4 KCN thành 15 KCN, nhưng không báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng ý trước khi thực hiện.

Có 2 KCN (diện tích 5.099 ha) không có trong quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng lại được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết, đến thời điểm thanh tra cả 2 KCN này chưa được triển khai thực hiện, trong đó đã thu hồi chủ trương đầu tư 1 KCN.

Trong số 17 cụm công nghiệp (CCN), với tổng diện tích 525 ha được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có 13 CCN (diện tích 438 ha) chưa được triển khai thực hiện; 3 khu dân cư thương mại với diện tích 180,98 ha triển khai thực hiện trước, sau đó mới được bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 2011 – 2015. Trách nhiệm thuộc về UBND các huyện, thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh Bình Phước.

Đồng thời, kết luận của Thanh tra Chính phủ cũng nêu rõ, việc quản lý, sử dụng quỹ đất tách khỏi lâm phần sau khi rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng là chưa chặt chẽ, chủ trương chính sách thiếu nhất quán và có nội dung chưa đúng quy định của luật pháp, dẫn đến nhiều hộ dân không đồng thuận và không thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý về đất đai...

Trong diện tích đất do Tổng công ty Cao su Việt Nam giao về địa phương quản lý, UBND tỉnh Bình Phước đã bố trí sử dụng 638 ha ngoài mục đích phát triển công nghiệp và khu dân cư, không đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; giao đất cho các tổ chức kinh tế thực hiện 11 dự án đô thị khu dân cư không qua đấu giá quyền sử dụng đất.

Miễn giảm tiền sử dụng đất không đúng cho 3 khu dân cư của CTCP Đại Nam, CTCP Đầu tư kinh doanh nhà Bình Phước và CTCP Quang Minh Tiến với tổng số tiền hơn 13,6 tỷ đồng.

Thu hồi đất của các dự án đầu tư có sai phạm, thu hồi đất rừng bị lấn chiếm và thu hồi đất giao khoán sai đối tượng thiếu đồng bộ, nhất quán và chưa kiên quyết, thiếu sự chuẩn bị, chưa quan tâm đúng mức đến nhu cầu và năng lực đầu tư của tổ chức....

Trong số 27 dự án khai thác khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh có 14 dự án đã đi vào hoạt động với tổng diện tích hơn 79ha nhưng chưa thực hiện các thủ tục pháp lý về thuê đất, không đúng theo các quy định của pháp luật.

Công tác quản lý bảo vệ rừng còn yếu kém, dấn đến nhiều diện tích rừng bị phá, lấn chiếm kéo dài trong nhiều năm, trách nhiệm thuộc về các đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng, UBND tỉnh Bình Phước, các huyện và sở ngành có liên quan.


Logistics Vinalink bị truy thu và phạt hơn 5 tỷ đồng tiền thuế

Sau thanh tra thuế niên độ 2014, Cục thuế Thành Phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định truy thu và phạt CTCP Logistics Vinalink tổng số tiền trên 5 tỷ đồng.

CTCP Logistics Vinalink (mã chứng khoán VNL) vừa công bố quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, sau khi thanh tra thuế tại công ty, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh quyết định truy thu và phạt CTCP Logistics Vinalink tổng số tiền 5.041.811.586 đồng.

Cụ thể, Logistics Vinalink bị phạt 735.190.885 đồng do có hành vi kê khai sai tiểu mục làm giảm số tiền thuế GTGT phải nộp.

Đồng thời Cục thuế TP HCM cũng yêu cầu Logistics Vinalink thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả.

-Truy thu thuế GTGT năm 2014 số tiền 3.609.673.257 đồng

-Truy thu thuế TNDN năm 2014 số tiền 66.281.168 đồng

-Phạt chậm nộp trên số tiền thuế khai thiếu 630.666.276 đồng

Tổng cộng số tiền thuế mà Logistics Vinalink bị truy thu và phạt là 5.041.811.586 đồng.

Trước đó, liên quan đế việc thanh tra thuế, ngày 15/10/2015, Logistics Vinalink cũng đã bị Cục thuế TP Hồ Chí Minh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế niên độ 2013 số tiền 253 triệu đồng.

Trên báo cáo tài chính hợp nhất năm 2014 của công ty, chỉ tiêu thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cuối đến năm 2014 là 10,12 tỷ đồng; thuế TNDN hiện hành phải nộp 11,75 tỷ đồng; Lợi nhuận sau thuế cả năm đạt 50,17 tỷ đồng.


Chi 1 tỷ USD từ nhập khẩu ô tô Trung Quốc, ô tô nội "chịu trận"

Việc nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ Trung Quốc tăng vọt lên tới 40.000 chiếc trong năm 2015 đã giúp cho Lạng Sơn có số thu ngân sách lớn song ô tô nội địa lại như "ngồi trên đống lửa".

Chi 1 tỷ USD nhập 40.000 ô tô từ Trung Quốc

Thống kê cho thấy trong năm 2015 do việc siết chặt cân tải trọng trên đường nên nhu cầu nhập khẩu ô tô tăng cao, có tới 40.000 chiếc được nhập về từ thị trường Trung Quốc, với kim ngạch nhập khẩu trên dưới 1 tỷ USD. Nguồn thu ngân sách từ ô tô là 3.200 tỷ, được xác định là nguồn thu chính của hải quan Lạng Sơn.

Theo ông Trần Sỹ Thanh, Bí thư Tỉnh ủy Lạng Sơn, trong năm 2015 số thu ngân sách của toàn tỉnh là 884.755 tỷ đồng, bằng 161% kế hoạch. Đáng chú ý là do hoạt động xuất nhập khẩu tăng cao, trong đó tập trung là thu từ nhập khẩu ô tô, nên số thu của hải quan lên tới 6.351 tỷ, bằng 156% kế hoạch.

“Số thu tăng cao là do năm 2015 hải quan và các ngành chỉ đạo quyết liệt đặc biệt là cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính nên doanh nghiệp ủng hộ. Kết cấu hạ tầng cửa khẩu với các lối mở được quan tâm đầu tư hơn, giải quyết việc ách tắc hàng hóa qua biên giới” – ông Thanh nói.

Cũng theo ông Thanh đưa ra là Lạng Sơn có cửa khẩu quốc tế lớn nhất là Hữu Nghị, với số thu cao nhất trong năm qua là 5.500 tỷ đồng. Theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn, thu ngân sách của toàn ngành hải quan đạt 7.500 tỷ đồng, trong đó số cao nhất là do lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tăng vọt.

Với nguồn thu ngân sách từ ô tô nhập khẩu tăng mạnh, đại diện Lạng Sơn đề nghị Chính phủ và Bộ Tài chính cho phép nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc dưới 9 chỗ ngồi, để tỉnh này tăng thêm nguồn thu và quản lý biên giới.

Mặc dù ô tô Thái Lan và Ấn Độ nhập về khá nhiều trong thời gian gần đây, song lượng ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc vẫn không giảm mà thậm chí còn tăng mạnh so với năm 2014. Theo Cục hải quan Lạng Sơn, trong năm 2014 số xe ô tô tải nguyên chiếc nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ là 10.117 chiếc.

Trên địa bàn Lạng Sơn, ô tô tải nhập khẩu từ Trung Quốc hầu hết làm thủ tục tại cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Ngoài nguyên nhân siết tải trọng khiến nhu cầu nhập khẩu xe ô tô tăng vọt, lý do khiến ô tô tải nhập khẩu ở Trung Quốc tăng là bởi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc giai đoạn 2015-2018, có hiệu lực ngày 1/1/2015 đã áp dụng thuế suất ưu đãi cho mặt hàng này.

Ô tô nội liên tiếp kêu cứu

Tuy nhiên, việc nhập khẩu xe ô tô nguyên chiếc tăng vọt khiến doanh nghiệp ô tô trong nước như "ngồi trên đống lửa". Hiện nay, ô tô Trung Quốc nhập khẩu chiếm tới trên 40% thị phần ô tô nhập khẩu tại Việt Nam. Trước áp lực của ô tô tải nhập khẩu từ Trung Quốc, hồi tháng 3 năm 2015, Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI) phải có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính liên quan đến biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN - Trung Quốc.

Trong biểu thuế này, việc nhập khẩu xe ô tô tải nguyên chiếc trên 45 tấn chỉ chịu thuế 0%. Còn dòng xe tải từ 25 tấn đến 45 tấn cũng chỉ có thuế suất 10-15%. Trong khi đó, tính toán của VAMI cho thấy, cộng cả chi phí lắp ráp và thuế nhập khẩu linh kiện thì xe lắp ráp ở Việt Nam có mức chi phí là 24%, cao hơn nhiều so với việc nhập xe ô tô tải nguyên chiếc.

Theo VAMI, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc còn rất thấp so với nhập linh kiện dẫn đến việc cạnh tranh không công bằng giữa doanh nghiệp kinh doanh xe tải nhập nguyên chiếc và doanh nghiệp kinh doanh xe tải nhập linh kiện lắp ráp.Việc thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc thấp hơn so với nhập linh kiện cũng khiến các doanh nghiệp có xu hướng vì mục tiêu lợi nhuận sẽ chuyển sang nhập xe tải nguyên chiếc. Điều này dẫn đến sự yếu thế của ngành chế tạo cơ khí, sản xuất và lắp ráp xe tải trong nước và gây thất thu nguồn thuế lớn cho nhà nước.

Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam 2015, các doanh nghiệp ô tô nội địa lại tiếp tục "kêu cứu" khi đưa ra kiến nghị cần có chính sách ưu đãi cần thiết cho sản xuất trong nước để bù đắp cho chi phí sản xuất cao trong giai đoạn “chuyển tiếp”, khi thị trường ôtô của Việt Nam vẫn chưa đủ lớn.

Cụ thể, nhóm đề xuất mức ưu đãi sản xuất tuân thủ theo quy định của WTO, ví dụ ưu đãi tương đương 10% giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho 10 năm kể từ 2018. Hay, xóa bỏ thuế tiêu thụ đặc biệt cho dòng xe chở người 16-24 chỗ và giữ nguyên mức thuế tiêu thụ đặc biệt hiện tại cho xe tải pick-up, vì đây là những dòng xe thương mại, hỗ trợ rất nhiều cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa của người dân Việt Nam, đặc biệt là những vùng ngoại ô và liên tỉnh, liên huyện.

Các doanh nghiệp trong nhóm này còn cho rằng cần bỏ thuế nhập khẩu cho những linh kiện và phụ tùng ôtô mà Việt Nam chưa sản xuất được và tiếp tục rà soát những loại thuế nhập khẩu của tất cả các linh kiện và phụ tùng ôtô khác.

Nếu những kiến nghị này được đồng thuận, thì ngành ô tô nội địa mới có thể nhập khẩu linh phụ kiện với mức thuế thấp và cạnh tranh được với "cơn bão" đổ bộ ào ạt của ô tô Trung Quốc còn được dự báo sẽ gia tăng mạnh mẽ trong năm 2016.


Ngăn chặn xuất khống hàng hóa để gian lận hoàn thuế

Cục Hải quan TP.HCM vừa chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các trường hợp xuất khống hàng hóa để hoàn thuế Giá trị gia tăng và xuất hàng không đúng khai báo.

Theo đó, các đơn vị có trang bị máy soi tăng cường kiểm tra bằng máy soi theo đúng quy trình đối với các lô hàng xuất khẩu đóng trong container ngay khi hàng hóa vào cổng cảng và trước khi hàng hóa xếp lên phương tiện vận tải.

Đối với các container chưa đăng ký tờ khai sẽ lựa chọn ngẫu nhiên một số container khi doanh nghiệp đưa hàng hóa vào cổng cảng, đã qua cân trọng lượng và thực hiện soi chiếu trước khi hàng hóa hạ bãi. Trường hợp phát hiện doanh nghiệp khai báo sai trọng lượng thì xem xét, quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa (hàng hóa đăng ký tờ khai tại chi cục) hoặc phối hợp với chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai (hàng hóa đăng ký tờ khai tại chi cục Hải quan khác) quyết định kiểm tra thực tế hàng hóa để xác định đúng hàng hóa xuất khẩu.

Đối với các container đã đăng ký tờ khai, nếu qua đối chiếu trên hệ thống thông tin, phát hiện không phù hợp về tên hàng, trọng lượng và có chênh lệch lớn thì yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh kho bãi cảng chuyển container hàng nghi vấn qua khu vực máy soi để thực hiện soi chiếu. Nếu phát hiện hàng hóa sai khai báo thì thông báo cho chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện việc kiểm tra hàng hóa hoặc kiểm hộ hàng hóa theo đề nghị của chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai.

Các chi cục Hải quan rà soát, đánh giá và phân loại các doanh nghiệp xuất khẩu trọng điểm, các mặt hàng trọng điểm có khả năng xuất khống hàng hóa, xuất hàng không đúng khai báo tại địa bàn để chủ động trong việc phòng, ngừa và ngăn chặn tình trạng vi phạm.

Ngoài ra, các chi cục phối hợp với Phòng Quản lý rủi ro, Đội Kiểm soát Hải quan, Phòng Chống buôn lậu và Xử lý vi phạm; các lực lượng phòng, chống buôn lậu, kiểm soát hải quan của ngành Hải quan và Cảnh sát kinh tế, Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng… trong việc trao đổi, cung cấp thông tin doanh nghiệp có dấu hiệu xuất khống hàng hóa, xuất hàng không đúng khai báo, kịp thời phát hiện các doanh nghiệp vi phạm và xử lý theo quy định.

Riêng Chi cục Hải quan quản lý hàng gia công, Chi cục Hải quan quản lý hàng đầu tư, Chi cục Hải quan khu chế xuất Tân Thuận và Chi cục Hải quan khu chế xuất Linh Trung tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp, kiểm tra báo cáo quỵết toán, kiểm tra tình hình sử dụng, tồn kho nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị và hàng hóa xuất khẩu đối với các doanh nghiệp làm thủ tục nhập nguyên liệu, vật tư theo loại hình gia công và sản xuất xuất khẩu.

Lãnh đạo Cục Hải quan TP.HCM yêu cầu Phòng Quản lý rủi ro tổ chức thu thập thông tin, phân tích, đánh giá thông tin và áp dụng các tiêu chí rủi ro trong phân luồng tờ khai nhằm kiểm tra các mặt hàng trọng điểm, doanh nghiệp trọng điểm; xác định và kiểm tra các mặt hàng doanh nghiệp có thể lợi dụng khai báo luồng xanh, luồng vàng như: hàng hóa có thuế suất cao, hàng hóa thuộc diện kiểm tra chuyên ngành… sử dụng tiêu chí ngẫu nhiên đối với hàng xuất khẩu (tăng tỷ lệ kiểm tra). Phối hợp với các chi cục để thống nhất cách lựa chọn container và xác định tỷ lệ kiểm tra nhằm đảm bảo công tác quản lý hải quan, đảm bảo công suất máy soi và không làm ách tắc hàng hóa xuất khẩu.

Chi cục Kiểm tra sau thông quan, một mặt tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa gia công, sản xuất-xuất khẩu và kinh doanh có sổ lượng tờ khai lớn, kim ngạch xuất khẩu lớn, số tiền thuế phải hoàn, không thu lớn. Mặt khác, phối hợp với các chi cục, cơ quan thuế địa phương để cung cấp và chia sẻ thông tin các doanh nghiệp vi phạm hoặc có nghi vấn trong việc xuất khẩu hàng hóa nhằm kịp thời ngăn chặn tình trạng xuất khống hàng hóa.


Bộ Tài chính có nhiệm vụ huy động 409.000 tỷ đồng cho ngân sách năm 2016

Căn cứ vào các mục tiêu mà Quốc hội đã thông qua, Bộ Tài chính cho biết dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng.

Để đảm bảo hoạt động cân đối thu chi ngân sách, năm 2016 Bộ Tài chính có nhiệm vụ huy động vốn là 409.000 tỷ đồng. Thông tin về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách Nhà nước năm 2016, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, cho biết trong số 409.000 tỷ đồng vốn cần huy động; sẽ huy động để bù đắp bội chi là 254.000 tỷ đồng, phát hành TPCP cho đầu tư phát triển 60.000 tỷ đồng và phát hành đảo nợ khoảng 95.000 tỷ đồng.

Tổng số vốn huy động mặc dù đã giảm so với năm 2015 (27.000 tỷ đồng), song đây vẫn nhiệm vụ rất nặng nề nên Bộ Tài chính đang xây dựng kế hoạch để triển khai quyết liệt ngay từ đầu năm.

Dự báo năm 2016, tình hình tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực hơn so với năm 2015, nhưng vẫn còn tiềm ẩn nhiều khó khăn, thách thức, từ cả môi trường quốc tế và tồn tại chậm khắc phục của nền kinh tế.

Việc hình thành Cộng đồng kinh tế ASEAN, cùng với việc ký kết và triển khai các hiệp định thương mại, mở ra nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng tạo ra những khó khăn, thách thức rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước.

Bộ Tài chính cũng cho rằng, diễn biến phức tạp, bất thường của thời tiết, thiên tai; nguy cơ dịch bệnh bùng phát; biến động phức tạp, khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ thế giới và giá dầu thô tiếp tục giảm sâu, dự báo có tác động bất lợi đến sự phát triển kinh tế và cân đối thu, chi ngân sách năm 2016.

Theo đó, căn cứ vào các mục tiêu mà Quốc hội đã thông qua, Bộ Tài chính cho biết dự toán thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2016 là 1.014,5 nghìn tỷ đồng.

Trong đó: Dự toán thu nội địa 785 nghìn tỷ đồng; Dự toán thu dầu thô 54,5 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở sản lượng 14,02 triệu tấn, giá bình quân 60 USD/thùng); Dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 172 nghìn tỷ đồng (trên cơ sở số thu 270 nghìn tỷ đồng, hoàn thuế giá trị gia tăng 98 nghìn tỷ đồng); Thu viện trợ 3 nghìn tỷ đồng.

Về chi ngân sách Nhà nước, dự toán chi năm 2016 là 1.273,2 nghìn tỷ đồng, tăng 126,1 nghìn tỷ đồng so dự toán năm 2015. Trong đó: Dự toán chi đầu tư phát triển ngân sách là 254,95 nghìn tỷ đồng; dự toán chi thường xuyên của ngân sách là 824 nghìn tỷ đồng; dự toán chi trả nợ, viện trợ là 155,1 nghìn tỷ đồng.

Bội chi ngân sách Nhà nước theo chỉ tiêu Quốc hội giao ở mức 4,95%GDP (giảm 0,05% so dự toán năm 2015), số tuyệt đối là 254 nghìn tỷ đồng (tăng 28 nghìn tỷ đồng so năm 2015).


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 05-01-2016

    Tỷ giá bắt đầu theo cơ chế mới
    20% người giàu trên sàn chứng khoán đến từ doanh nghiệp địa ốc
    Trung Quốc đang khát dầu
    Chứng khoán châu Á giảm mạnh phiên đầu năm
    Năm 2015, Việt Nam thu hút bốn dự án tỉ đô

  • Tin kinh tế đọc nhanh 05-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 05-01-2016

    Giá vàng 2016 dự đoán xuống dưới 1.000 USD/ounce
    Lào Cai với "tham vọng" thu hơn 58.000 tỉ đồng từ du lịch
    Giá xăng dầu sẽ tiếp tục giảm “nhỏ giọt”?
    37 tấn hàng hoa quả khô nhập khẩu nghi nhập lậu từ Trung Quốc
    Ngành tôm và cá tra: Lớn mà yếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-01-2016

    Công nghiệp Trung Quốc đang trải qua chu kỳ yếu kém nhất từ năm 2009
    Được tái cơ cấu các khoản nợ của Vinalines tại Ngân hàng VDB
    14 bang nước Mỹ tăng lương tối thiểu trong ngày 1/1/2016
    Báo Le Monde: Các nền kinh tế thế giới tăng trưởng không đều
    Thu ngân sách vẫn “về đích” mặc giá dầu giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-01-2016

    IMECO thống nhất "bán mình" cho đối tác ngoại, giá không dưới 8 triệu USD
    TPHCM: Năm 2015 đã giải ngân hơn 3 nghìn tỷ đồng từ gói 30 nghìn tỷ
    “Rộng cửa” cho doanh nghiệp hỗ trợ ?
    Gia nhập AEC, Việt Nam cần vượt qua nhiều khó khăn, thách thức
    NHNN chính thức công bố về tỷ giá trung tâm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-01-2016

    Malaysia xem xét đình chỉ khai thác bauxite
    Tỷ lệ nhà đầu tư thứ cấp quay lại tăng gấp 3 lần
    Rút ngắn thời gian đăng ký giao dịch cổ phiếu
    Xuất khẩu cá tra gặp khó
    Logistics Vinalink khiếu nại bị phạt và truy thu hơn 5 tỉ đồng tiền thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-2016

    Ukraine cấm nhập khẩu thực phẩm Nga
    Cơ cấu các khoản nợ của các công ty thành viên Vinalines 
    Sức mua chậm trong hai ngày đầu năm
    Cần Thơ có 8 điểm bán nông sản sạch phục vụ tết
    Sản lượng dầu thô Nga tăng kỷ lục dù giá giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-2016

    Biến động nhân dân tệ năm 2016 không đáng lo
    PV Gas đạt mốc kỷ lục tiêu thụ khí năm 2015
    Doanh thu phí bảo hiểm tăng cao nhất kể từ năm 2011
    Xây dựng đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
    Hà Nội: 2 hầm chui lớn nhất sắp thông xe

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-01-2016

    Khoảng 1.000 người nước ngoài đã mua nhà tại TP.HCM
    Tiền tệ thị trường mới nổi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2016
    VCCI khẳng định doanh nghiệp gian lận
    Thụy Sĩ thỏa thuận cung cấp thông tin ngân hàng chống rửa tiền 
    Đề xuất thêm 5 sân golf ở Phú Quốc vào quy hoạch

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-2016

    8 dòng ôtô được giảm thuế nhập khẩu từ 1/1/2016
    Gần 1.000 công tơ điện làm giả bị phát hiện
    Thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang EU
    Sản xuất trong nước phải thắng trên sân nhà
    Viễn thông 2015: doanh thu 340.000 tỉ đồng, lời 56.000 tỉ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-2016

    Tân Cảng Sài Gòn đạt sản lượng container 71,4 triệu tấn năm 2015
    Vốn điều lệ của VEC sẽ tăng hơn 70 lần trong 3 năm tới
    Duyệt đầu tư gần 4.000 cầu cho miền núi tại 50 tỉnh thành
    Thủ tướng giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2016 cho 8 bộ
    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và “Túi tiền Quốc gia”