tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 03-01-2016

  • Cập nhật : 03/01/2016

Khoảng 1.000 người nước ngoài đã mua nhà tại TP.HCM

khoang 1.000 nguoi nuoc ngoai da mua nha tai tp.hcm-anh minh hoa

Khoảng 1.000 người nước ngoài đã mua nhà tại TP.HCM-ảnh minh họa

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Bất động sản (BĐS) TP.HCM (HoREA), năm 2015 lượng kiều hối chuyển về TP.HCM đạt 5,5 tỉ USD, gần bằng 39% lượng kiều hối cả nước. Trong đó, tỉ lệ kiều hối đầu tư vào lĩnh vực BĐS chiếm gần 22%.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA, cho biết trong năm 2015, cả nước đã thu hút được nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) khoảng 23 tỉ USD, trong đó đầu tư vào lĩnh vực BĐS đạt hơn 2,3 tỉ USD. Riêng tại TP.HCM đã thu hút được nguồn vốn FDI khoảng 1,3 tỉ USD vào lĩnh vực BĐS. Nhiều quỹ đầu tư lớn đã rót vốn vào dự án BĐS của công ty Việt Nam như quỹ đầu tư IFC (World Bank), Công ty Hankyu Realty và Nishi Nippon Railroad (Nhật Bản), quỹ đầu tư CREED (Nhật Bản), Tập đoàn Tokyu (Nhật Bản), Tập đoàn Gamuda Land (Malaysia), quỹ đầu tư Providence và Công ty Adam Khoo (Singapore)… Các nhà đầu tư nước ngoài thường thực hiện đầu tư vào các doanh nghiệp (DN) BĐS trong nước thông qua các phương thức chủ yếu là mua lại cổ phần, góp vốn đầu tư trực tiếp vào dự án hoặc cho vay.

Qua sáu tháng thực hiện Luật Nhà ở 2014, đến nay trên địa bàn TP đã có khoảng 1.000 người nước ngoài đặt chỗ mua nhà, tập trung vào các dự án BĐS cao cấp của các DN có uy tín, thương hiệu. Theo ông Châu, một kết quả đáng mừng là các DN BĐS Việt Nam đang thống lĩnh thị trường BĐS, kể cả trong hoạt động mua bán, sáp nhập M&A chứ không phải là DN nước ngoài. Đang dần dần hình thành những tập đoàn phát triển BĐS trong nước lớn cả về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, sản phẩm đa dạng để dẫn dắt thị trường BĐS và hợp tác bình đẳng với bên nước ngoài.

Với xu thế đất nước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc ký kết nhiều hiệp định tự do thương mại, đặc biệt là sau TPP, HoREA dự báo sẽ có sự chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam và TP.HCM sẽ thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư nước ngoài và thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường BĐS. Trước hết là phân khúc thị trường BĐS công nghiệp, nhà xưởng, phân khúc văn phòng cho thuê, căn hộ cho thuê, căn hộ dịch vụ.


Tiền tệ thị trường mới nổi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2016

Giới chuyên gia kinh tế quốc tế nhận định trong năm 2016 tiền tệ các thị trường mới nổi sẽ tiếp tục đà rớt giá do ảnh hưởng sự chững lại của nền kinh tế Trung Quốc.

dong peso cua argentina duoc nhan dinh la se tiep tuc giam trong nam 2016 - anh: news1130.com

Đồng peso của Argentina được nhận định là sẽ tiếp tục giảm trong năm 2016 - Ảnh: news1130.com

Chuyên gia thuộc ngân hàng đầu tư NN Investment Partners - Nathan Griffiths cho biết sự bất ổn của kinh tế Trung Quốc sẽ khiến GDP các thị trường mới nổi tiếp tục tuột dốc. Việc tiền tệ các thị trường này bất ổn cũng trở thành “mối đe dọa lớn” với thị trường chứng khoán. 

“Tình hình này sẽ tiếp tục biến đổi mạnh. Nguy cơ chính vẫn là nền kinh tế Trung Quốc, quốc gia có tác động lớn nhất đến nền thương mại toàn cầu và các nền kinh tế mới nổi” - ông Griffiths cho biết.

Hãng tin Bloomberg cho biết tỷ giá ngoại hối của 20 nước phát triển đã giảm 15% trong năm 2015, mức giảm thấp nhất từ 1997 đến nay, và tiền tệ của 6/24 thị trường mới nổi sẽ tiếp tục yếu đi trong 12 tháng tới. Trong đó, giảm mạnh nhất là đồng peso của Argentina, đồng real của Brazil và rupiah của Indonesia.

Tiền tệ các nước châu Á đang tuột giá mạnh so với USD chủ yếu do dòng tư bản đang chảy ồ ạt ra khỏi các quốc gia này, trước những dự đoán Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất cũng như bị ảnh hưởng từ sự trì trệ của nền kinh tế Trung Quốc.

Đồng ringgit Malaysia đã giảm 19%, mức giảm tồi tệ nhất ở quốc gia Đông Nam Á này trong gần 20 năm qua. Đồng rupiah Indonesia cũng giảm 10%, trong khi đồng baht Thái Lan lao dốc 9% và đồng won của Hàn Quốc mất giá 6,3%.

Giới chuyên gia cho rằng dù dự đoán tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2016 là 6,5%  trong năm tới nhưng con số này vẫn thấp hơn mức 6,9% của năm 2015. Điều này sẽ kéo theo hàng loạt chỉ số giảm giá khác, bao gồm chỉ số hàng hóa của nguyên liệu thô và dầu thô.

Hai lĩnh vực hàng hóa này đã giảm mạnh 25% - 35%, gây ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và tiền tệ của khu vực châu Á. Thị trường chứng khoán của Trung Quốc, Brazil, Colombia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập là những thị trường giảm mạnh nhất trong năm 2015, tương đương 17%.

Ngoài ra, theo giám đốc quản lý của công ty dự án nghiên cứu và tư vấn dự án châu Á Attila Vajda, chính mối quan ngại Fed sẽ tiếp tục tăng lãi suất cũng như giá cả hàng hóa tiêu dùng yếu đi cũng ảnh hưởng lớn đến tâm lý giới đầu tư ở các nền kinh tế mới nổi. 


VCCI khẳng định doanh nghiệp gian lận

Vụ Nghi thép Trung Quốc lấy xuất xứ VN xuất sang EU, VCCI khẳng định doanh nghiệp gian lận...

Sau khi Bộ Công thương có văn bản đặt nghi vấn hai doanh nghiệp Khiết Tâm (TP.HCM) và Quốc Việt (Long An) có dấu hiệu gian lận xuất xứ, đề nghị hải quan và Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) làm rõ trách nhiệm, phía VCCI đã khẳng định sự việc hoàn toàn do gian lận của doanh nghiệp. 

Bà Trần Thị Thu Hương - giám đốc Trung tâm xác nhận chứng từ thương mại VCCI - cho rằng với Công ty TNHH Quốc Việt (Long An), VCCI chi nhánh TP.HCM chưa cấp bất cứ giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) nào. Hai bộ C/O do hải quan Liên minh châu Âu cung cấp qua kiểm tra được xác định là giả!

Với Công ty TNHH thương mại dịch vụ Khiết Tâm (TP.HCM), VCCI công nhận từ tháng 6-2012 đến tháng 6-2013 VCCI chi nhánh TP.HCM đã cấp 11 bộ C/O. Việc cấp trên căn cứ vào tờ khai hải quan xuất khẩu và một số chứng từ khác theo đúng quy định hiện hành.

Tuy nhiên căn cứ vào kết quả hậu kiểm và trên cơ sở các thông tin từ hải quan, bà Hương cho biết Công ty Khiết Tâm đã cung cấp các tờ khai hải quan xuất khẩu giả khi đề nghị cấp C/O nhằm gian lận về xuất xứ.

Bà Hương nhận định việc
gian lận xuất xứ Việt Nam của thép Trung Quốc là để tránh thuế chống bán phá giá, hoặc biện pháp tự vệ mà EU đã áp đặt lên nhiều mặt hàng thép Trung Quốc.


Thụy Sĩ thỏa thuận cung cấp thông tin ngân hàng chống rửa tiền

Thụy Sĩ vừa ký thỏa thuận với Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) về việc trao đổi dữ liệu ngân hàng với 60 quốc gia nhằm chống việc rửa tiền và trốn thuế.

thuy si ky thoa thuan cung cap thong tin ngan hang voi 60 quoc gia - anh: afp

Thụy Sĩ ký thỏa thuận cung cấp thông tin ngân hàng với 60 quốc gia - Ảnh: AFP

Theo International Banker, động thái này sẽ chấm dứt tình trạng “mù mờ” lâu nay về các giao dịch tài chính của các khách hàng nước ngoài tại những ngân hàng lớn của Thụy Sĩ.

Thụy Sĩ là một trong những trung tâm tài sản nước ngoài lớn nhất thế giới với khoảng 2.200 tỉ USD tài sản được giữ tại đây, trong khi GDP quốc gia là 632,2 tỉ USD.

Những bước đi hướng tới sự minh bạch hoạt động ngân hàng ở Thụy Sĩ trước đây đã thất bại. Vài tháng trước, Quốc hội Thụy Sĩ từ chối bàn bạc về dự luật sẽ thay đổi luật pháp nước này và thích ứng với Đạo luật tuân thủ thuế đối với các tài khoản ở nước ngoài (FATCA) của Mỹ.

Tuy nhiên dưới áp lực tăng cường từ Mỹ, Đức và Pháp, các ngân hàng đã phải ký vào thỏa thuận mới. 

Cuộc chiến đòi hỏi phải công khai thông tin trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Thụy Sĩ để xem xét các trường hợp trốn thuế hoặc những khoản quỹ bất chính đã diễn ra suốt thời gian qua.

Thụy Sĩ cũng đã có những thỏa thuận về thu thuế song phương với Vương quốc Anh và Áo.

Với thỏa thuận vừa ký kết, Chính phủ Thụy Sĩ có thể yêu cầu các ngân hàng tư nhân lớn như UBS AG, Julius Baer và Credit Suisse Group AG cung cấp thông tin về các khách hàng của họ cho các cơ quan thuế cả ở cấp địa phương và quốc tế.

Dĩ nhiên thỏa thuận mới cũng vấp phải sự phản ứng từ phía các ngân hàng Thụy Sĩ, trong đó có chủ tịch Hiệp hội các ngân hàng Thụy Sĩ Patrick Odier. Ông này cho rằng việc tự động cung cấp thông tin như vậy là không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Hoan nghênh việc Thụy Sĩ ký thỏa thuận với nhiều chính trị gia khác, đại diện thường trực của Thụy Sĩ tại OECD, ông Stefan Fluckiger nói: “Việc ký thỏa thuận này khẳng định cam kết của Thụy Sĩ trong cuộc chiến toàn cầu chống gian lận thuế”.

Thỏa thuận ký kết sẽ được thông qua tại Quốc hội Thụy Sĩ.

Từ lâu Mỹ đã có những rắc rối vì hoạt động bí mật của các ngân hàng Thụy Sĩ, nhất là từ khi UBS - ngân hàng lớn nhất nước này - thừa nhận giúp 52.000 người Mỹ trốn thuế năm 2009.

Sau đó, một ngân hàng khác là Wegelin & Co. cũng thừa nhận đã giúp các khách hàng giấu khoảng 1,2 tỉ USD nguồn thu từ Mỹ. Sở Thuế vụ Hoa Kỳ (IRS) và Chính phủ Mỹ tuyên bố sẽ tiến hành điều tra 10 ngân hàng Thụy Sĩ


Đề xuất thêm 5 sân golf ở Phú Quốc vào quy hoạch

 UBND tỉnh Kiên Giang, tỉnh vừa đề xuất Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ bổ sung năm sân golf trên đảo Phú Quốc vào quy hoạch phát triển sân golf chung của cả nước.

Theo ông Huỳnh Vĩnh Lạc - chánh văn phòng UBND tỉnh Kiên Giang, tỉnh vừa đề xuất Bộ Kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ bổ sung năm sân golf trên đảo Phú Quốc vào quy hoạch phát triển sân golf chung của cả nước.

Ngoài sân golf 27 lỗ quy mô 99ha đi vào hoạt động hơn một năm nay tại khu nghỉ dưỡng phức hợp Vinpearl Land Phú Quốc, bốn sân golf còn lại gồm: sân golf tại khu du lịch Bãi Cửa Cạn diện tích 102ha được điều chỉnh, bổ sung vào khu dịch vụ du lịch giải trí phức hợp và sân golf tại Đồng Cây Sao với tổng diện tích 2.090ha; sân golf tại khu du lịch Bãi Sao diện tích 220ha; sân golf tại khu du lịch Bãi Vòng diện tích 224ha; sân golf tại khu du lịch Bãi Thơm diện tích 100ha.

Cả bốn sân golf vừa nêu trên đều đang trong quá trình chuẩn bị đầu tư, riêng khu dịch vụ du lịch giải trí phức hợp và sân golf tại Đồng Cây Sao do mới điều chỉnh quy hoạch nên chưa xác định được quy mô diện tích và chưa có nhà đầu tư. Theo quy hoạch chung đảo Phú Quốc đến năm 2030, huyện đảo này sẽ có năm sân golf với tổng diện tích 820ha.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 04-01-2016

    Công nghiệp Trung Quốc đang trải qua chu kỳ yếu kém nhất từ năm 2009
    Được tái cơ cấu các khoản nợ của Vinalines tại Ngân hàng VDB
    14 bang nước Mỹ tăng lương tối thiểu trong ngày 1/1/2016
    Báo Le Monde: Các nền kinh tế thế giới tăng trưởng không đều
    Thu ngân sách vẫn “về đích” mặc giá dầu giảm mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 04-01-2016

    IMECO thống nhất "bán mình" cho đối tác ngoại, giá không dưới 8 triệu USD
    TPHCM: Năm 2015 đã giải ngân hơn 3 nghìn tỷ đồng từ gói 30 nghìn tỷ
    “Rộng cửa” cho doanh nghiệp hỗ trợ ?
    Gia nhập AEC, Việt Nam cần vượt qua nhiều khó khăn, thách thức
    NHNN chính thức công bố về tỷ giá trung tâm

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 04-01-2016

    Malaysia xem xét đình chỉ khai thác bauxite
    Tỷ lệ nhà đầu tư thứ cấp quay lại tăng gấp 3 lần
    Rút ngắn thời gian đăng ký giao dịch cổ phiếu
    Xuất khẩu cá tra gặp khó
    Logistics Vinalink khiếu nại bị phạt và truy thu hơn 5 tỉ đồng tiền thuế

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-2016

    Ukraine cấm nhập khẩu thực phẩm Nga
    Cơ cấu các khoản nợ của các công ty thành viên Vinalines 
    Sức mua chậm trong hai ngày đầu năm
    Cần Thơ có 8 điểm bán nông sản sạch phục vụ tết
    Sản lượng dầu thô Nga tăng kỷ lục dù giá giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-2016

    Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm về đất đai tại Bình Phước
    Logistics Vinalink bị truy thu và phạt hơn 5 tỷ đồng tiền thuế
    Chi 1 tỷ USD từ nhập khẩu ô tô Trung Quốc, ô tô nội "chịu trận"
    Ngăn chặn xuất khống hàng hóa để gian lận hoàn thuế
    Bộ Tài chính có nhiệm vụ huy động 409.000 tỷ đồng cho ngân sách năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-2016

    Biến động nhân dân tệ năm 2016 không đáng lo
    PV Gas đạt mốc kỷ lục tiêu thụ khí năm 2015
    Doanh thu phí bảo hiểm tăng cao nhất kể từ năm 2011
    Xây dựng đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
    Hà Nội: 2 hầm chui lớn nhất sắp thông xe

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-2016

    8 dòng ôtô được giảm thuế nhập khẩu từ 1/1/2016
    Gần 1.000 công tơ điện làm giả bị phát hiện
    Thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang EU
    Sản xuất trong nước phải thắng trên sân nhà
    Viễn thông 2015: doanh thu 340.000 tỉ đồng, lời 56.000 tỉ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-2016

    Tân Cảng Sài Gòn đạt sản lượng container 71,4 triệu tấn năm 2015
    Vốn điều lệ của VEC sẽ tăng hơn 70 lần trong 3 năm tới
    Duyệt đầu tư gần 4.000 cầu cho miền núi tại 50 tỉnh thành
    Thủ tướng giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2016 cho 8 bộ
    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và “Túi tiền Quốc gia”

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-01-2016

    IMF thận trọng với kinh tế thế giới 2016
    Ngân hàng lãi rất ít từ kiều hối
    Có gì mới trong chính sách tỷ giá sắp tới?
    Thu hồi Giấy phép hoạt động Ngân hàng liên doanh Việt Thái
    Những 'ông lớn' ngân hàng thế giới đang dần rút khỏi Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-01-2016

    Doanh nghiệp mới ‘chào đời’ sẽ bị xếp hạng ‘bét’ về thuế
    Ông chủ Inter Milan lỗ hơn 6 triệu USD trong phi vụ Ninh Vân Bay
    Hoàn thành việc đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội
    Cao su Quảng Nam tính mua 99% cổ phần Thủy sản Viễn Đông
    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp phải tự cứu