Chi gần 115 nghìn tỷ đồng trả nợ và viện trợ
Nhu cầu tuyển dụng lao động tại Nhật tăng cao
Formosa Hà Tĩnh nâng vốn đầu tư lên 28,5 tỷ USD ?
Đang rà soát xác định Metro và Coca Cola có trốn thuế hay không
Kiến nghị Bộ GTVT không nên cho nhập xe tải Trung Quốc
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-10-2015
- Cập nhật : 02/10/2015
Bộ GTVT đề xuất nhiều chính sách ưu đãi phát triển hàng hải
Quyết định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư, quản lý, khai thác trong lĩnh vực hàng hải.
Cụ thể, ưu đãi về thuế suất, nhà đầu tư thụ hưởng mức giảm thuế suất phù hợp đối với các loại thuế liên quan đến hoạt động đầu tư, khai thác dự án, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất, nhập khẩu đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định các đề xuất miễn, giảm thuế suất của nhà đầu tư, đảm bảo điều kiện thu hồi vốn của nhà đầu tư.
Nhà đầu tư được phép đề xuất, thụ hưởng mức miễn, giảm tiền thuê đất, tiền sử dụng đất, thuê mặt nước đảm bảo tính hiệu quả, khả thi của dự án. Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thẩm định các đề xuất về mức miễn, giảm đảm bảo hài hòa lợi ích của nhà nước và nhà đầu tư.
Nhà đầu tư được phép đề xuất các bảo lãnh cần thiết đảm bảo tính khả thi của dự án liên quan đến sử dụng dịch vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án và các bảo lãnh, hỗ trợ khác theo quy định của pháp luật
Về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư, dự thảo nêu rõ, trường hợp nhà đầu tư đã từng tham gia và hoàn thành dự án trong danh sách dự kiến huy động vốn xã hội hóa, đảm bảo tiến độ và chất lượng theo yêu cầu, nhà đầu tư đó được hưởng ưu đãi trong quá trình đánh giá về tài chính - thương mại khi tham gia đấu thầu các dự án, gói thầu trong lĩnh vực tương tự.
Về ưu tiên tiếp cận các nguồn vốn, dự thảo nêu nhà đầu tư được phép đề xuất tiếp cận các nguồn vốn ODA, vốn tín dụng ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực hàng hải theo quy định của pháp luật.
Bộ cũng đề xuất các chính sách ưu đãi đối với công tác quy hoạch, bảo trì trong lĩnh vực hàng hải, chính sách ưu đãi về vận tải. Trong đó, về chính sách ưu đãi về vận tải, giảm thuế thu nhập cá nhân xuống 0% đối với tiền lương (bao gồm cả tiền công và phụ cấp) của sỹ quan, thuyền viên làm việc trên tàu biển tham gia vận tải nội địa. Giảm 50% mức thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với hoạt động vận tải nội địa của tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam trong vòng 3 năm...
Thái Nguyên xuất khẩu hơn 10 tỷ USD
Với kết quả trên, lần đầu tiên địa phương này đạt mốc XK trên 10 tỷ USD và là 1 trong 4 tỉnh, thành phố đã đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 tỷ USD. Trong đó, TP.HCM vẫn là địa phương dẫn đầu cả nước về xuất khẩu với trị giá kim ngạch gần 20 tỷ USD; tiếp đến là Bắc Ninh với kim ngạch 14,3 tỷ USD; Bình Dương đứng ở vị trí thứ 3 với kim ngạch 12,2 tỷ USD.
Sự bứt phá của Thái Nguyên là hết sức mạnh mẽ khi vượt qua hàng loạt các địa phương trọng điểm về sản xuất, xuất khẩu nhiều năm qua như Hà Nội, Đồng Nai, Hải Phòng, Hải Dương…
Tuy nhiên, giống như Bắc Ninh trước đây, sự nhảy vọt về xuất khẩu của Thái Nguyên chủ yếu dựa vào hoạt động sản xuất, xuất khẩu của Tập đoàn Samsung. Bởi từ năm 2013 trở về trước (khi Samsung chưa có hoạt động xuất khẩu từ Thái Nguyên) kim ngạch xuất khẩu của địa phương này chỉ dừng ở mức vài trăm triệu USD một năm.
Đơn cử như năm 2013, chỉ đạt 246 triệu USD. Nhưng sang năm 2014, khi Samsung đưa vào hoạt động tổ hợp sản xuất tại KCN Yên Bình (huyện Phổ Yên) lập tức kim ngạch xuất khẩu của Thái Nguyên vọt lên đến gần 8 tỷ USD, gấp hơn 32 lần năm 2013 trước đó. Và chỉ 8 tháng đầu năm 2015, mức kim ngạch xuất khẩu còn vượt cả năm 2014 và gấp hơn 40 lần cả năm 2013.
Cũng theo Tổng cục Hải quan, cập nhật đến hết tháng 8, cả nước có 16 tỉnh, thành phố đạt giá trị kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên, tăng 1 địa phương so với cùng kỳ năm 2014.
Máy phát điện từ nhiệt siêu rẻ
Masan trả trước 175 triệu USD cho JP Morgan để giảm rủi ro tỷ giá
Báo cáo tài chính bán niên soát xét của Công ty cổ phần Tập đoàn Masan cho biết mỗi 1% lãi suất tăng thêm có thể khiến chi phí tài chính của công ty tăng thêm 300 tỷ.
Tuy nhiên, với một doanh nghiệp “nặng nợ” như Masan, áp lực từ lãi suất không phải là áp lực duy nhất liên quan đến các khoản vay.
Tại thời điểm cuổi quý 2, Masan có tổng giá trị các khoản vay bằng USD là 262 triệu USD. Rủi ro tỷ giá, vì vậy cũng không phải là nhỏ. Được biết trong đó 87 triệu USD (1.966 tỷ đồng) là vay nợ ngắn hạn và 175 triệu (3.824 tỷ đồng) là vay dài hạn.
Ngoài ra Masan còn duy trì một khoản vay chuyển đổi đối với Jade Dragon Limited, trị giá 30 triệu USD.
Với số dư nợ này, nếu USD tăng thêm 2% thì lợi nhuận trước thuế của tập đoàn sẽ giảm 106 tỷ đồng, thuyết minh báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của tập đoàn này cho biết.
Để tránh rủi ro tỷ giá có thể có xảy ra, vào ngày 14/8/2015, Masan đã trả trước khoản vay 175 triệu USD (trước thời gian đáo hạn 1 năm)
Theo đó, sau ngày báo cáo kết thúc, toàn bộ số dư khoản vay dài hạn tại ngày cuối quý 2 với số tiền gốc là 175 triệu USD (tương đương 3.824 tỷ đồng) cùng với lãi vay lũy kế và các chi phí liên quan khác đã được thanh toán trước hạn bởi một công ty con của Tập đoàn.
Đây là khoản vay gốc 175 triệu USD từ JP Morgan được đảm bảo bằng khoản đầu tư của MSN vào các công ty con. Khoản vay này theo kế hoạch sẽ đến hạn vào ngày 15/8/2016.
Việc thanh toán trước hạn sẽ giúp Masan không còn khoản vay dài hạn có gốc ngoại tệ cũng như phải chịu rủi ro tỷ giá tỷ giá liên quan.
Tuy nhiên Tập đoàn này vẫn còn các khoản vay ngắn hạn bằng ngoại tệ tính đến cuối quý 2/2015 trị giá gần 2 nghìn tỷ đồng. Việc duy trì các khoản vay này cũng chịu rủi ro tỷ giá USD và tác động đến lợi nhuận của Tập đoàn trong tương lai.
PAN chi gần 1.500 tỷ đồng mua công ty nông nghiệp, thực phẩm
Thông tin trên được Công ty Cổ phần Tập đoàn Pan (Pan Group - PAN), trước đây là Công ty Cổ phần Xuyên Thái Bình Dương (Pan Pacific) phát đi cuối ngày 1/10. Việc đổi tên nhằm mục tiêu xây dựng hệ thống chuỗi khép kín Farm - Food - Family (Trang trại - Thực phẩm - Gia đình) cung cấp nông sản, thực phẩm ra thị trường.
Pan Group sẽ đại diện cho 3 mảng trực thuộc, bao gồm Pan Food nắm cổ phần Công ty Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (ABT), Bibica (BBC), Công ty Chế biến hàng xuất khẩu Long An (LAF); Công ty Giống cây trồng trung ương (NSC) và Pan Services. Trong đó, giá trị đầu tư vào các công ty nông nghiệp, thực phẩm thông qua mua bán - sáp nhập (M&A) như NSC (nắm 62,86%)), LAF (61%), BBC (42,3%) và ABT (63,3%) đạt gần 1.500 tỷ đồng.
Với các khoản đầu tư này, doanh nghiệp đặt mục tiêu tới năm 2020 đạt doanh thu trên 15.000 tỷ đồng, từ mức hơn 1.100 tỷ đồng cuối năm 2014.
PAN được thành lập năm 1998 với ngành nghề chính ban đầu tư vệ sinh công nghiệp. Đến năm 2012, công ty bắt đầu lấn sân sang lĩnh vực nông nghiệp, khởi đầu là mua 2,6 triệu cổ phiếu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGF), tương đương 20,2% vốn điều lệ. Hơn 3 năm qua, PAN liên tục bành trướng trong lĩnh vực này thông qua việc mua cổ phần của các doanh nghiệp khác. Vốn điều lệ công ty đã tăng từ mức ban đầu 250 triệu đồng lên hơn 831 tỷ đồng tính tới tháng 6/2015.