tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-07-2016

  • Cập nhật : 21/07/2016

EU phạt các hãng sản xuất xe tải 3,2 tỉ USD vì làm giá

Ủy ban Cạnh tranh châu Âu vừa áp mức phạt kỷ lục 3,2 tỉ USD với các hãng sản xuất xe tải lớn nhất châu lục vì tội cấu kết làm giá suốt 14 năm qua. 

uy vien chau au phu trach canh tranh, ba margrethe vestager, chu tri cuoc hop bao cong bo an phat voi cac hang san xuat xe tai tai brussels, bi ngay 19-7 - anh: reuters

Ủy viên châu Âu phụ trách cạnh tranh, bà Margrethe Vestager, chủ trì cuộc họp báo công bố án phạt với các hãng sản xuất xe tải tại Brussels, Bỉ ngày 19-7 - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, ngoài tội danh cấu kết làm giá, các đại gia trong lĩnh vực sản xuất xe tải của châu Âu còn bị phạt vì đã thông đồng để trì hoãn việc áp dụng công nghệ khí thải động cơ sạch hơn.

Theo Ủy ban Cạnh tranh châu Âu, các hãng sản xuất xe tải MAN của Volkswagen, Daimler, Volvo, Iveco và DAF đã cấu kết với nhau trong những hành vi phạm pháp này từ năm 2011.

Cũng trong năm đó, ủy ban này đã mở cuộc điều tra sau khi MAN là hãng đứng ra tố cáo sự việc, cũng vì vậy đã thoát được án phạt.

Giống như bê bối về phần mềm gian lận khí thải trước đó của Hãng Volkswagen, trong vụ việc này các đại gia xe tải châu Âu đã cấu kết với nhau nhằm giảm chi phí tiêu tốn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn hạn chế lượng khí thải NOx ra môi trường.

Sự câu kết này bắt đầu được khởi xướng từ cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo cao cấp thuộc những hãng này tại khách sạn và các triển lãm thương mại, sau đó được triển khai xuống các công ty cấp thấp hơn của các tập đoàn sản xuất này tại Đức.

Cụ thể trong án phạt kỷ lục, Hãng Daimler bị phạt 1 tỉ euro, mức phạt lớn nhất. Tiếp đó là mức phạt 753 triệu euro với DAF, 670 triệu euro với Volvo và 495 triệu euro với Iveco.

Mức phạt tổng cộng 2,9 tỉ euro (3,2 tỉ USD) với các tập đoàn lần này cao gấp hơn hai lần so với kỷ lục phạt lần trước của EU là 1,4 tỉ euro áp năm 2012 với các tập đoàn điện tử vì tội thao túng giá thị trường.

Sau Brexit, người Anh đặc biệt quan tâm đến vàng

Sau khi cử tri Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (Brexit), các nhà giao dịch nhận thấy nhiều người dân nước này chú tâm chưa từng có đến vàng mà phần lớn là từ những người mua lần đầu, khi đây là tài sản an toàn trong những thời điểm bất ổn hay xảy ra những sự kiện quá bất ngờ như Brexit.

nu hoang anh elizabeth tham quan mot ham vang trong chuyen tham ngan hang trung uong anh o london. anh: reuters

Nữ hoàng Anh Elizabeth thăm quan một hầm vàng trong chuyến thăm Ngân hàng trung ương Anh ở London. Ảnh: Reuters

Theo Tổng giám đốc The Pure Gold Company, Joshua Saul, mức độ mua vàng là chưa từng có, khi người dân dùng tới 40-50% tiền tiết kiệm để mua vàng, so với con số 5-10% trước đây. Nhà sản xuất vàng thỏi và xu vàng Royal Mint của nhà nước thấy rằng doanh số bán vàng thỏi loại 100 gam, trị giá khoảng 4.400 USD, tăng bảy lần trong hai tuần sau cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 23/6. 

Các đồng xu vàng 1 ounce Britannia trị giá khoảng 4 triệu bảng (5,5 triệu USD) đã được giao dịch trên sàn giao dịch vàng Bullionvault.com vào hai ngày cuối tuần 25-26/6, gấp bảy lần mức trung bình cuối tuần của 12 tháng trước. Số người Anh lần đầu tiên mua trên trang web này tăng khoảng 170% trong tháng 6 và tuần đầu tiên của tháng 7, so với mức trung bình ngày của 12 tháng trước.

Đây không phải là lần đầu tiên người Anh quan tâm nhiều đến vàng. Các nhà giao dịch nhận thấy sức mua tăng mạnh trong những giai đoạn đầu của cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp dưới chuẩn cuối năm 2008 và trong cuộc khủng khoảng nợ ở châu Âu năm 2012-2013. Tuy nhiên, sự quan tâm đó là khá chóng vánh. Còn trong lần này, có thể có sự khác biệt, khi ít có dấu hiệu giảm.

Vàng có vai trò trung tâm trong các giao dịch và trao đổi trong nhiều thế kỷ, với đồng xu vàng được lưu thông như là đồng tiền ở một số nước cho đến Thế chiến thứ I. Trong thời kỳ bản vị vàng thế kỷ XIX, gần như tất cả các nước gắn đồng tiền của họ với một lượng vàng cụ thể. Các nước như Đức, với bài học về lạm phát phi mã, đã duy trì mối liên kết lịch sử với vàng như một tài sản hữu hình có thể bảo vệ tài sản quốc gia trước những biến động kinh tế và tiền tệ.

Người Đức mua hơn 100 tấn vàng xu và vàng thỏi một năm và chi khoảng 4,6 tỷ USD cho vàng vào năm ngoái. Người Anh trong thời kỳ hiện đại lại khá hờ hững đối với vàng bởi đồng bảng giữ vai trò là đồng tiền dự trữ toàn cầu, ngay cả khi đồng bảng đối mặt với thử thách bị rút ra khỏi Cơ chế tỷ giá hối đoái của châu Âu năm 1992. Vương quốc Anh đứng thứ 15 trong số các nước tiêu thụ vàng thỏi và vàng xu nhiều nhất trên thế giới.

EU kiện Trung Quốc ra WTO

Liên minh châu Âu (EU) vừa nối gót Mỹ kiện Trung Quốc vì áp thuế và hạn ngạch xuất khẩu lên các nguyên liệu thô thiết yếu.

EU cho rằng Trung Quốc đã vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) khi giới hạn xuất khẩu nhiều nguyên liệu cần thiết. Việc này đã tạo lợi thế cho ngành công nghiệp nước này, đồng thời gây hại lên các công ty và người tiêu dùng châu Âu.

"Chúng tôi không thể ngồi yên nhìn các công ty và người tiêu dùng chịu thiệt hại vì các hoạt động không công bằng", Cecilia Malmstroem - quan chức thương mại hàng đầu EU cho biết trong một thông báo.Năm 2012 và 2014, EU cũng có hành động tương tự với Trung Quốc, về đất hiếm và các nguyên liệu thô như bauxite, kẽm và than cốc. Còn lần này, họ nhắm vào graphite, cobalt, đồng, chì, chromium, magnesia, talcum, tantalum, thiếc, antimony và indium.

trung quoc dang bi ca my va eu kien vi hoat dong thuong mai. anh: reuters

Trung Quốc đang bị cả Mỹ và EU kiện vì hoạt động thương mại. Ảnh: Reuters

"Hai phán quyết trước đó của WTO về việc hạn chế xuất khẩu của Trung Quốc đã rất rõ ràng. Rằng những hành động của nước này là trái với quy tắc thương mại quốc tế. Và vì không thấy Trung Quốc giải quyết, chúng tôi phải có hành động pháp lý thôi", bà Malmstroem giải thích.

Tuần trước, Mỹ cũng có động thái tương tự. Chính phủ Mỹ cho biết khi chấp thuận gia nhập WTO năm 2001, Trung Quốc đã đồng ý gỡ bỏ các thuế xuất khẩu, nhưng đến giờ vẫn chưa thực hiện.

Cũng như Mỹ, EU đang thực hiện các cuộc nói chuyện chính thức với Trung Quốc. Đây là bước đầu tiên của quá trình giải quyết tranh chấp.

Nếu hai bên không thể đạt thỏa thuận trong 60 ngày, EU có thể đề nghị WTO thành lập một hội đồng, quyết định liệu các biện pháp của Trung Quốc có phù hợp với quy định của tổ chức hay không.

Ủy ban châu Âu (EC) hôm nay cũng sẽ xem xét lại mối quan hệ thương mại với Trung Quốc. Do theo điều khoản gia nhập WTO, Trung Quốc nên được coi là một nền kinh tế thị trường bình thường, thay vì nhà nước đóng vai trò trung tâm.

Thủ tục làm khó xuất khẩu

Phải sớm tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục, các quy định bất hợp lý, tạo điều kiện để DN vượt qua khó khăn trong bối cảnh nhu cầu thị trường và đơn giá xuất khẩu của một số ngành hàng chủ lực giảm mạnh.

hiep hoi det may vn cho rang mot so quy dinh, thu tuc hien nay dang gay nhieu kho khan trong hoat dong san xuat, xuat khau cua cac doanh nghiep - anh: t.v.n 

Hiệp hội Dệt may VN cho rằng một số quy định, thủ tục hiện nay đang gây nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp - Ảnh: T.V.N 

Nhiều doanh nghiệp (DN) đã đề nghị như vậy tại hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sáu tháng cuối năm 2016 do Bộ Công thương tổ chức tại TP.HCM ngày 18-7.

Theo ông Vũ Đức Giang, chủ tịch Hiệp hội Dệt may VN (Vitas), lần đầu tiên trong 11 năm qua ngành dệt may có mức tăng trưởng rất thấp, chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu 12,7 tỉ USD so với kế hoạch 15 tỉ USD.

Các DN dệt may hiện đang đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt về giá, thị trường xuất khẩu, công nghệ quản trị, năng suất lao động và thời gian giao hàng... từ các đối thủ, chưa kể chi phí lưu kho bãi, cân trọng lượng container bất hợp lý do các hãng tàu ấn định.

Tuy nhiên theo ông Giang, điều bức xúc nhất là hàng loạt cơ chế, chính sách quản lý đang “trói tay trói chân” DN trong ngành.

Dẫn số liệu cho biết ngành dệt may mất đơn hàng trị giá khoảng 2 tỉ USD/năm do vướng quy định cấm sản xuất quân trang, quân phục (thông tư 80 do Bộ Quốc phòng quy định hơn 10 năm trước và thông tư liên tịch 49 mới đây của Bộ Công thương), ông Giang cho rằng việc sản xuất quân trang, quân phục cho nước ngoài thông qua phương pháp đấu thầu mà cũng bị cấm là hết sức vô lý.

Chưa hết, trong khi những vướng mắc liên quan đến quy định kiểm tra hàm lượng formaldehyde và amin thơm chưa được giải quyết dứt điểm, các DN lại phải đối mặt với việc quản lý chặt các loại máy in họa tiết trên vải giống như đối với các phương tiện in ấn.

Ông Trương Đình Hòe, tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), cho biết các DN thủy sản hiện cũng đang rất “mệt mỏi” với quy định phải công bố hợp quy đối với các lô hàng nhập khẩu để chế biến xuất khẩu, kể cả gia vị, nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

“Quy định không phù hợp ở chỗ có nhiều lô hàng chỉ nhập một lần, sau khi qua chế biến lại xuất đi ngay, không hề tiêu thụ hay lưu thông tại thị trường nội địa, nhưng thủ tục hợp quy phải thực hiện y như đối với sản phẩm dành cho thị trường nội địa. Mà để làm được thủ tục hợp quy phải mất từ 30-45 ngày, đến khi làm xong thủ tục cũng vừa hết hiệu lực sử dụng, vì có những đơn hàng thực phẩm phía nước ngoài chỉ cho phép có 3 tháng”, ông Hòe thông tin.

Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh thừa nhận “có những quy định chưa phù hợp với thực tế” và cho biết bộ này đang phối hợp với các bộ ngành liên quan để giải quyết nhanh những vướng mắc mà các DN đang gặp phải.

Ngoài ra, ông Trần Tuấn Anh cho biết sẽ chỉ đạo thương vụ VN tại Trung Quốc phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ NN&PTNT trao đổi, vận động với phía Trung Quốc bổ sung nghêu đông lạnh, cá đồng đông lạnh, cá rô phi nguyên con làm sạch, sản phẩm sữa... vào danh mục sản phẩm được phép nhập khẩu vào Trung Quốc.

Riêng thương vụ VN tại Nhật, bộ cũng yêu cầu đẩy nhanh tốc độ xem xét các báo cáo phân tích nguy cơ dịch hại và quy định kiểm dịch thực vật (PRA) đối với thanh long ruột đỏ và vải thiều của VN để các mặt hàng này sớm được xuất khẩu sang Nhật dưới dạng quả tươi.

Dự báo CPI tháng 7 sẽ chỉ tăng nhẹ

Theo dự báo của Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 chỉ tăng nhẹ so với tháng 6.

Phân tích một số yếu tố tác động lên mặt bằng giá tháng 7 như: Điều kiện thời tiết, môi trường phức tạp có thể ảnh hưởng tới biến động của giá lương thực, thực phẩm (hai nhóm chiếm quyền số lớn nhất trong cơ cấu nhóm hàng tính CPI)…, Cục Quản lý giá cho đây là nguyên nhân chủ yếu có thể gây áp lực tăng giá một số hàng hóa, dịch vụ thiết yếu.

Bên cạnh đó, giá một số nguyên liệu như trứng, đường có thể tăng do các doanh nghiệp tăng thu mua để chuẩn bị làm bánh phục vụ dịp Trung thu.

Tháng 7 cũng là tháng bắt đầu mùa mưa bão nên có thể tác động đến nguồn cung hàng hóa thiết yếu, từ đó có thể gây tăng giá hàng hóa cục bộ tại một số địa phương.

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng có khả năng giảm giá nhẹ trong tháng tới là thóc gạo do nguồn cung được bổ sung từ vụ thu hoạch lúa Hè Thu, trong khi nhu cầu gạo cho xuất khẩu ở mức thấp; mặt hàng phân bón, vật liệu xây dựng vào thời kỳ nhu cầu sử dụng không cao....

Đặc biệt, việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý giá, điều hành, bình ổn giá của các bộ, ngành, địa phương sẽ góp phần giữ cho giá cả thị trường không xảy ra những biến động đột biến trong tháng tới. Dự báo CPI tháng 7 tăng khoảng 0,21%.

6 tháng cuối năm: Nhiều yếu tố tác động đến mục tiêu kiểm soát lạm phát

Cũng theo Cục Quản lý giá, có nhiều yếu tố có thể tác động đến CPI 6 tháng cuối năm. Những vấn đề về chính trị và nhu cầu thực tế tại nhiều nước trên thế giới sẽ tiếp tục tác động đến giá dầu mỏ, khí đốt và ảnh hưởng đến giá các mặt hàng nguyên vật liệu khác… từ đó, tác động đến giá hàng hóa trong nước qua kênh nhập khẩu.

Ngoài ra, điều kiện thời tiết, môi trường phức tạp có thể ảnh hưởng tới biến động của giá lương thực, thực phẩm là hai nhóm chiếm quyền số lớn nhất trong cơ cấu nhóm hàng tính CPI.

Bên cạnh đó, sức ép từ cân đối ngân sách, việc tiếp tục điều chỉnh giá dịch vụ công (y tế và giáo dục) theo lộ trình thị trường, chính sách điều hành tỉ giá và mặt bằng lãi suất trong thời gian tới... cũng là những nhân tố cần được quan tâm, theo sát để điều hành cho phù hợp với diễn biến thị trường và thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát như đã đề ra.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-07-2016

    'Cú đẩy' bất ngờ làm tăng gánh nặng nợ công
    Ngân hàng Trung ương Anh bất ngờ giữ nguyên lãi suất bất chấp Brexit
    Thao túng giá cổ phiếu TNT, một cá nhân bị phạt hơn 1 tỷ đồng
    Thêm tín dụng đen hợp sức giết chết nhiều doanh nghiệp Việt
    Ngân hàng lo thanh khoản sớm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 16-07-2016

    Đại gia Việt thâu tóm DN phụ trợ nước ngoài: Thức thời
    Bất ổn kinh tế vĩ mô: Có sai lầm khi nôn nóng đạt mục tiêu tăng trưởng
    Thống đốc FED: Tối đa 2 lần tăng lãi suất trong năm nay
    Ngân hàng Xây dựng được được cấp tín dụng dưới hình thức bảo lãnh ngân hàng
    ACB quyết thu ngàn tỷ nợ từ 6 công ty của bầu Kiên

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 16-07-2016

    Brexit chưa tác động mạnh tới xuất khẩu gỗ
    Hàng loạt thương hiệu hàng đầu Đài Loan sẽ được trưng bày tại Việt Nam
    Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Singapore
    Sản phẩm sữa đặc của Vinamilk đã có mặt ở Mỹ
    Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,7% trong nửa đầu 2016, vượt mức dự báo

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 16-07-2016

    Xuất khẩu điện thoại đạt gần 17 tỷ USD
    Nguồn cung khu công nghiệp TPHCM tăng mạnh
    Tồn trữ cà phê Việt Nam giảm mạnh do giá lên
    PVTex lỗ lũy kế đã hơn 3.000 tỷ đồng
    Trái cây gắn mác nhập khẩu: Nhập nhằng xuất xứ

  • Tin kinh tế đọc nhanh 16-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 16-07-2016

    Điều gì xảy ra khi các NH dừng hoạt động?
    Tập đoàn Sun Group hợp tác chiến lược với Hòa Bình Corp
    Savills đẩy mạnh hoạt động kinh doanh BĐS tại khu vực miền Trung
    NHTW Anh giữ nguyên lãi suất, song dự kiến sẽ hành động vào tháng 8
    Beige Book: Áp lực lạm phát tại Mỹ vẫn yếu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 15-07-2016

    Brexit ngăn cản sự tăng trưởng của eurozone
    Các công ty nông lâm nghiệp lỗ nghìn tỷ, ăn mòn vào vốn
    Phải vào được chuỗi cung ứng toàn cầu
    Xe đầu kéo, sơmi rơmooc chủ yếu nhập từ Trung Quốc
    Chủ động các giải pháp phát triển ngành hàng cá tra Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 15-07-2016

    BoE cắt giảm lãi suất giúp tăng cường niềm tin của giới đầu tư
    Malaysia lần đầu tiên trong bảy năm qua hạ lãi suất cơ bản
    Dự báo sản lượng thép thô Nhật Bản trong quý III/2016 sẽ tăng
    Thủy sản xuất khẩu vào Montenegro phải đáp ứng yêu cầu như vào EU
    Người giàu nhất Trung Quốc muốn thâu tóm đại gia Hollywood

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 15-07-2016

    Nhật Bản dự định triển khai gói kích thích kinh tế 97 tỷ USD
    Giá sữa toàn cầu tiếp tục giảm
    Tồn trữ xăng của Mỹ bất ngờ tăng hạn chế lợi nhuận của nhà máy lọc dầu
    Giá nguyên liệu sản xuất phân bón tại châu Á giảm
    IEA tăng dự báo về nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh 15-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 15-07-2016

    Tôn màu giá rẻ Trung Quốc ồ ạt vào Việt Nam
    Hòa Phát tiếp tục tăng thị phần thép, đưa vào sử dụng hệ thống máy hàn mới
    Số Doanh Nghiệp trở lại hoạt động tăng hơn 75%
    Thị trường liên ngân hàng: Lãi suất giảm ở hầu hết các kỳ hạn chủ chốt
    VNP đi ngược xu hướng?

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 14-07-2016

    Thủ tướng: Ném tiền vào Gang thép Thái Nguyên như ném tiền vào lửa
    Quy định cấp mới giấy phép kinh doanh dịch vụ viễn thông
    Indevco sẽ tạm nhập tái xuất 250 xe ô tô du lịch đã qua sử dụng
    Phải tái xuất các lô bông nhập khẩu từ châu Phi ra khỏi Việt Nam nếu bị nhiễm dịch
    Jetstar Pacific mua 10 máy bay A320 CEO Sharklet của Tập đoàn Airbus