tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 20-07-2016

  • Cập nhật : 20/07/2016

Vinafood 2 nguy cơ mất hàng trăm tỷ đồng

Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) có thể mất trắng hàng trăm tỷ đồng vì có liên quan đến bê bối ở Công ty Lương thực Hậu Giang.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa có quyết định khởi tố bị can, khám xét nơi ở, nơi làm việc với Huỳnh Văn Thông (Phó tổng giám đốc Vinafood 2 kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty Lương thực Hậu Giang) và một số lãnh đạo khác liên quan. Trước đó, hàng loạt lãnh đạo tại Lương thực Hậu Giang cũng bị khởi tố.

Thực tế, Lương thực Hậu Giang là công ty con trực thuộc Vinafood 2 được thành lập năm 2008 do 3 cổ đông sáng lập là Vinafood 2 nắm 53,27%, UBND tỉnh Hậu Giang góp 46,39%, còn lại 0,33% là của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vị Đông. Hiện vốn điều lệ công ty tăng lên 54 tỷ đồng.Để thực hiện quyền kiểm soát, Vinafood 2 cử ông Huỳnh Văn Thông (nắm 23,28% Vinafood 2) giữ vai trò Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Võ Trường Hùng và hai Phó tổng giám đốc Nguyễn Thơ - Đặng Hoàng Việt được giao 10%.

vinafood 2 va cac don vi thanh vien co khoan phai thu voi cong ty thu ha va luong thuc hau giang len toi vai tram ty dong.

Vinafood 2 và các đơn vị thành viên có khoản phải thu với Công ty Thu Hà và Lương thực Hậu Giang lên tới vài trăm tỷ đồng.

Từ khi thành lập đến năm 2012, Lương thực Hậu Giang hoạt động khá hiệu quả nhưng từ năm 2013 công ty lao dốc, thua lỗ triền miên.

Theo một báo cáo gửi lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông tháng 5/2015, Vinafood 2 cho biết Lương thực Hậu Giang đang là con nợ khắp nơi. Cụ thể, công ty này đang nợ Vinafood 2 và các công ty con 163 tỷ đồng (nợ bán hàng là 54,4 tỷ, nợ phải thu phát sinh từ ứng tiền hàng là 80 tỷ và nợ thực hiện bão lãnh là 28 tỷ đồng).

Năm 2014 công ty cũng lỗ 47 tỷ đồng. Luỹ kế đến nay công ty lỗ khoảng 156 tỷ. Công ty bị mất cân đối tài chính nghiêm trọng, không có khả năng trả nợ vay, hết vốn đầu tư. Lương nhân viên, điện nước, bảo hiểm công cũng bị nợ triền miên.

Năm 2015 Vinafood 2 đã phải ứng 28 tỷ đồng trả nợ bảo lãnh cho Vietcombank chi nhánh TP HCM và xếp khoản nợ trên vào nhóm nợ khó đòi của công ty. Như vậy, với việc có mối quan hệ mật thiết với Lương thực Hậu Giang, Vinafood 2 đang đứng trước việc mất trắng cả trăm tỷ đồng.

Ngoài ra, cơ quan điều tra đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, tạm giam bà Võ Thị Thu Hà (59 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thương mại Võ Thị Thu Hà) về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

Theo đó, Công ty Thu Hà cũng nợ các đơn vị thành viên Vinafood 2 tới 235 tỷ đồng, trong đó nợ Công ty Vĩnh Long lớn nhất là 149 tỷ. Đây đều là các khoản nợ quá hạn, được xếp vào nhóm khó đòi của Vinafood 2. Dù xảy ra nhiều kiện tụng liên quan đến khoản nợ này, nhưng phía Công ty Thu Hà vẫn chưa trả.

Theo thông tin trước đó từ cơ quan điều tra, Tổng giám đốc Võ Trường Hùng từ năm 2012 đã ký hợp đồng bán 100.000 tấn gạo cho một công ty nước ngoài với giá trị hàng trăm tỷ đồng.

Sau đó, ông Hùng ký 14 hợp đồng mua 109.000 tấn gạo các loại của Công ty Thu Hà, trả trước 90% tiền hàng, song Công ty Thu Hà chỉ giao được hơn 23.000 tấn, còn lại không có hàng để giao. Số thất thu lên tới 85.749 tấn, tương ứng 732 tỷ đồng.

Thay vì thanh lý hợp đồng thu lại số tiền đã thanh toán, Lương thực Hậu Giang lại ký quyết toán số lượng 109.000 tấn gạo, rồi tiếp tục ký 5 hợp đồng bán khống số gạo chưa nhận cho Công ty Thu Hà với giá thấp hơn, gây thiệt hại gần 28 tỷ đồng.

Đến năm 2013, Vinafood 2 đã yêu cầu Lương thực Hậu Giang không được ký hợp đồng mua gạo với một đối tác duy nhất nhằm tránh rủi ro. Tuy nhiên, ông Hùng vẫn tiếp tục ký 14 hợp đồng mua khống 71.000 tấn gạo, tổng trị giá trên hợp đồng  gần 565 tỷ đồng của Công ty Thu Hà và 8 công ty do Võ Thị Thu Hà chỉ định.

Do các công ty này không có gạo để bán nên ông này lại ký hợp đồng mua lại gạo của Công ty Thu Hà, tạo điều kiện để Võ Thị Thu Hà chiếm đoạt hơn 172 tỷ đồng.(VNexpress)

Đại gia Thái bác thông tin người Trung Quốc sở hữu Big C Việt Nam

Sau khi trên mạng xã hội truyền đi thông điệp ông chủ mới của siêu thị Big C Việt Nam thực chất là 3 công ty Trung Quốc, Central Group đã bác bỏ thông tin này.

Thông tin được cho là đưa ra bởi một luật sư ở hãng luật TP HCM. Theo đó, ba công ty này có tỷ lệ góp vốn là 99,98% + 0,01% + 0,01%.

Vị luật sư này cũng chỉ ra rằng, mặc dù người đại diện theo pháp luật mới của siêu thị là một người Thái nhưng không có tỷ lệ góp vốn, hay nói cách khác, là một Tổng giám đốc Thái Lan được Trung Quốc thuê. 3 cổ đông còn lại nắm giữ Big C đang sinh sống tại Trung Quốc và cơ quan đăng ký kinh doanh tại Hong Kong (Trung Quốc). Dẫu vậy, Tập đoàn Central Group vẫn lấy danh nghĩa đây là doanh nghiệp từ Thái Lan.

Đáp trả lại thông tin này, Central Group vừa phát đi thông cáo khẳng định họ là tập đoàn 100% sở hữu của gia đình Thái Lan. Và những nội dung đã được chỉnh sửa, đưa trên các trang mạng xã hội là hoàn toàn bịa đặt.

Đơn vị này cũng giải thích thêm, công ty được thành lập vào năm 1947, từ một cửa hàng nhỏ tại Bangkok do gia đình ông Tiang Chirathivat điều hành. Tập đoàn hiện vẫn thuộc sở hữu của gia đình Chirathivat. Central Group bắt đầu đầu tư tại Việt Nam từ năm 2011 từ việc hợp tác với các đối tác nội địa như Nguyễn Kim, Lan Chi Mart, và gần đây nhất là Zalora và Big C. Vào đầu năm 2016, Central Group đã bổ sung thương hiệu Big C vào danh sách các thương hiệu của các công ty thành viên của tập đoàn tại Việt Nam. 

Tập đoàn có nhiều đóng góp vào sự phát triển bền vững của xã hội, thực hiện các chương trình vì cộng đồng, cam kết hỗ trợ phát triển nguồn cung ứng địa phương, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng Việt Nam. Đầu tháng 7 vừa qua, Central Group đã tổ chức thành công Tuần lễ Quảng bá hàng Việt Nam tại trung tâm mua sắm lớn nhất Bangkok - Central World.

Ông Lê Phước Vũ nuôi mộng trở thành 'trùm thép' Cà Ná

Nếu Đại hội cổ đông thông qua, ông Lê Phước Vũ và các cộng sự sẽ thực hiện giấc mơ thép Cà Ná kéo dài gần một thập kỷ qua.

Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoa Sen vừa thông báo họp Đại hội cổ đông bất thường về chủ trương triển khai siêu dự án thép.Cụ thể, HĐQT đề xuất triển khai đầu tư Dự án Khu liên hợp luyện cán thép Hoa Sen Cà Ná - Ninh Thuận tại Khu công nghiệp Cà Ná (Ninh Thuận) có công suất tối đa 6 triệu tấn một năm.

khu lien hop thep ca na va giac mo dang do gan mot thap ky cua vinashin sap duoc hoa sen thuc hien. anh minh hoa

Khu liên hợp thép Cà Ná và giấc mơ dang dở gần một thập kỷ của Vinashin sắp được Hoa Sen thực hiện. Ảnh minh hoạ

Tập đoàn Hoa Sen sẽ triệu tập Đại hội cổ đông bất thường vào ngày 6/9 tới đây để xem xét chủ trương triển khai.

Dự án thép này có công suất gần gấp đôi so với tổng công suất sản xuất tôn, ống thép của Hoa Sen hiện tại. Dù chưa tiết lộ tổng mức đầu tư nhưng với công suất trên 6 triệu tấn, nguồn vốn có thể lên tới vài tỷ USD.

Hội đồng quản trị Hoa Sen cũng đề xuất Đại hội cổ đông uỷ quyền quyết định phân kỳ giai đoạn đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư cụ thể cho từng giai đoạn, thời điểm đầu tư, hình thức đầu tư, lựa chọn công nghệ, đối tác, nhà cung cấp và tiến hành các thủ tục pháp lý.

Nếu dự án này được triển khai, Việt Nam sẽ trở thành công xưởng sản xuất thép của khu vực với hàng loạt công trình lớn do doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư. Với mức công suất trên, Hoa Sen sẽ là doanh nghiệp Việt có công suất sản xuất thép lớn nhất. Năm 2015, Hoà Phát - đại gia thép số 1 tại Việt Nam cũng chỉ mới đạt sản lượng 1,38 triệu tấn.

Mức công suất này chỉ đứng sau đại gia FDI đến từ Đài Loan là Formosa Hà Tĩnh với công suất 7,5 triệu tấn giai đoạn 1, tổng vốn đầu tư là hơn 10 tỷ USD.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, Hoa Sen đạt sản lượng 1,1 triệu tấn. Tổng doanh thu đạt 14.280 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 605 tỷ, hoàn thành lần lượt 56% và 92% kế hoạch năm.

Thực tế, Dự án Liên hợp Thép Cà Ná đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2008 do liên doanh Lion Group (Malaysia) và Vinashin làm chủ đầu tư, với tổng vốn đăng ký 9,8 tỷ USD.

Vào thời điểm được cấp chứng nhận đầu tư, Liên hợp Thép Cà Ná là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam. Cùng những bê bối liên quan đến tài chính, tham nhũng tại Vinashin, các bên không thể thu xếp được vốn và lần lượt rút khỏi dự án. Đầu năm 2011, Ninh Thuận đã rút chứng nhận đầu tư tại đây.

Cuối năm đó, Ninh Thuận lại chấp nhận cho Tập đoàn Năng lượng Đại Dương và Tổng công ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng vật liệu nghiên cứu, lập dự án hạ tầng kỹ thuật công nghiệp Cà Ná.

Tuy nhiên, dự án xây dựng hạ tầng vẫn chưa có nhiều tiến triển. Giữa tháng 5/2016, Ninh Thuận tiếp tục thu hồi chủ trương đầu tư của dự án.

Như vậy, nếu Đại hội cổ đông thông qua, ông Lê Phước Vũ và các cộng sự sẽ thực hiện giấc mơ thép Cà Ná kéo dài gần một thập kỷ qua.

Ngày 18/7, Bộ Công Thương đã chính thức áp dụng thuế tự vệ với mặt hàng phôi thép. Mức thuế suất nhập khẩu bổ sung đối với phôi thép nhập khẩu vào Việt Nam sẽ là 21,3% trong vòng một năm, từ 22/3/2017 đến 21/3/2018. Mức thuế này sẽ lần lượt giảm về 19,3% và 17,3% vào các năm tiếp theo và từ 22/3/2020 trở đi, thuế suất sẽ là 0%.

Đối với mặt hàng thép dài, thuế tự vệ chính thức năm đầu tiên sẽ là 15,4% kể từ ngày 2/8/2016. Từ 22/3/2017 đến 21/3/2018 mức thuế giảm về 13,9%; các năm tiếp theo thuế suất lần lượt là 12,4% và 10,9%. Nếu cơ quan quản lý không gia hạn thì mức thuế suất sẽ giảm về 0% từ 22/3/2020 trở đi. Đây được xem là một tin vui đối với doanh nghiệp sản xuất thép trong nước.

Anh lên lịch đàm phán các hiệp định thương mại mới hậu Brexit

Bộ trưởng Thương mại Quốc tế Liam Fox cho biết, Anh dự kiến sẽ có các cuộc đàm phán thương mại mới vào đầu năm 2019, sau khi nước này bỏ phiếu rời EU.

Theo ông Liam Fox, ông đã đề nghị chính thức đàm phán các hiệp định thương mại với Australia và Canada vào ngày 1/1/2019.

Ông cũng tiết lộ, cuộc đàm phán thương mại với Canada đã diễn ra hết sức tốt đẹp vào cuối tuần qua, hướng đến một cuộc đàm phán với Mỹ vào tuần tới.

Hiện, các nhà lãnh đạo châu Âu đã hối thúc Anh nhanh chóng tiến hành các thủ tục Brexit càng nhanh càng tốt, nhưng Thủ tướng mới đương nhiệm - bà Theresa May - cho biết, nước Anh cần có thời gian.

Doanh nghiệp EU tìm cơ hội đầu tư trong lĩnh vực môi trường

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) sẽ có hiệu lực trong 2 năm tới là cơ hội để các doanh nghiệp châu Âu đến tìm cơ hội để hợp tác đầu tư. Đây cũng chính là lý do để 30 doanh nghiệp của châu Âu hoạt động trong ngành nước và môi trường đến TP.HCM cuối tuần qua.

Ông Siemon Smid, Giám đốc Chương trình EU Business Avenues cho biết, chương trình này được tài trợ bởi Liên minh châu Âu (EU) nhằm hỗ trợ các công ty nhỏ và vừa với các công nghệ tiêu biểu tại châu Âu thiết lập các cơ hội đầu tư và hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp tại châu Á, trong đó có Việt Nam.

“Các công ty EU đang tìm kiếm cơ hội làm ăn tại Việt Nam trước khi EVFTA chính thức có hiệu lực. Đây chỉ là chuyến đi đầu tiên và chúng tôi dự định sẽ tổ chức nhiều buổi kết nối cho các công ty của Việt Nam và EU, nhất là trong lĩnh vực năng lượng xanh và sức khỏe”, ông Siemon Smid cho biết.

30 doanh nghiệp của châu Âu vừa đến khảo sát môi trường đầu tư tại TP.HCM liên quan đến ngành nước và môi trường cuối tuần qua

Trong khi đó, với TP.HCM, ngoài các dự án chống ngập, Thành phố quan tâm kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực xử lý nước thải và xử lý ô nhiễm môi trường. Theo báo cáo của Trung tâm Điều hành chống ngập nước TP.HCM, hiện nay, lượng nước thải đô thị được xử lý  đạt khoảng 10%; mục tiêu đến năm 2020 Thành phố nâng tỷ lệ nước thải đô thị qua xử lý lên 60 - 70%, năm 2025 đạt 100%. TP.HCM đã lên danh sách 12 dự án xử lý nước thải để kêu gọi đầu tư trong những năm tới và đã có không ít nhà đầu tư nước ngoài quan tâm.

Các doanh nghiệp châu Âu trong ngành nước và môi trường đến tìm cơ hội hợp tác đầu tư tại TP.HCM, khi trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, đều bày tỏ sự kỳ vọng sẽ sớm triển khai các dự án. Ông John McConmy, Giám đốc thương mại của Công ty Oxymem Smarter Aeration cho biết, Việt Nam là nước thứ 2 kết thúc đàm phán Hiệp định thương mại tự do với châu Âu sau Singapore, nên sẽ thuận lợi để các nhà đầu tư đến hợp tác đầu tư. Việt Nam ngày càng trở thành địa điểm hấp dẫn đầu tư trong khu vực Đông Nam Á, nên doanh nghiệp muốn tới sớm để tìm hiểu thêm về môi trường đầu tư, cũng như tìm kiếm các đối tác chiến lược để có thể hợp tác lâu dài.

Trong khi đó, ông Gellert Horvath, Trưởng văn phòng đại diện của Công ty Budapest Waterworks cho biết, Công ty đã mở văn phòng đại diện tại Hà Nội vào năm ngoái. Đây là doanh nghiệp chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp thiết bị cho các nhà máy cấp nước và xử lý nước thải.

“Chúng tôi tin tưởng vào tiềm năng phát triển tại Việt Nam, đặc biệt là ngành nước đang bùng nổ với nhiều cơ hội”, ông Gellert Horvath nói và cho rằng, Việt Nam có môi trường đầu tư an toàn và đến năm 2018, khi EVFTA chính thức có hiệu lực, sẽ có thêm nhiều doanh nghiệp châu Âu tới đầu tư tại Việt Nam. Budapest Waterworks đang bàn bạc, đàm phán với một số doanh nghiệp của Việt Nam và hy vọng có thể thành lập liên doanh vào năm tới để triển khai các dự án tại TP.HCM, Hà Nội, Thanh Hóa.

Tuy nhiên, cũng như nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác, dù rất quan tâm đến các dự án ngành nước và môi trường, nhưng “rào cản” vẫn là còn nhiều cơ chế, chính sách bất cập. Đơn cử, với các dự án trong lĩnh vực xử lý nước thải, vẫn còn một số vấn đề như: đầu tư theo hình thức đối tác công - tư vẫn còn thiếu cơ chế bảo lãnh thanh toán cho nhà đầu tư; khó khăn trong tìm quỹ đất sạch xây nhà máy; đơn giá dịch vụ xử lý nước thải mà người sử dụng phải trả chưa được ban hành thống nhất; khó khăn trong phương thức thu phí dịch vụ xử lý nước thải... Do đó, các doanh nghiệp cho rằng, TP.HCM cần sớm có quy định về đơn giá dịch vụ xử lý nước thải, phân định rõ phương thức thu phí hoàn vốn cho dự án xử lý nước thải.(BĐT)

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-07-2016

    IMF hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu do tác động từ Brexit
    Năm 2017, lạm phát ở Venezuela sẽ lên đến 1.600%
    Xuất khẩu nhóm nhiên liệu, khoáng sản giảm mạnh
    Cấm xuất khẩu bò Úc sang VN: Đang dừng để điều tra
    Tạo khan hiếm ảo đẩy giá đường tăng cao

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 21-07-2016

    Thị trường vàng đã cân bằng trở lại
    Đồng Ringgit giảm mạnh nhất kể từ vụ Brexit
    Cung-cầu ngành đường tiếp tục căng thẳng trong niên vụ mới
    Ấn Độ sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhu cầu dầu mỏ toàn cầu
    Cổ phiếu SoftBank lao dốc, tỷ phú Son "mất" hơn 1 tỷ USD sau 1 đêm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 21-07-2016

    Tuyến tàu siêu cao tốc xuyên quốc gia đầu tiên tại Đông Nam Á
    Nhạy cảm với hiệu quả sử dụng của đồng vốn
    Doanh nghiệp muốn kinh doanh bảo hiểm phải có tối thiểu 2.000 tỷ
    Muốn tìm lợi suất? Hãy tìm quỹ tín thác bất động sản
    Trung Quốc tái thiết Con đường Tơ lụa với vàng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 21-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 21-07-2016

    Kinh tế Trung Quốc có tệ như đồn đoán
    Thị trường BĐS tại Anh: Những điều chỉnh hậu Brexit
    USD lên giá sau số liệu khả quan của thị trường nhà đất Mỹ
    Ông Võ Trường Thành bị miễn nhiệm chức Chủ tịch khoáng sản Bình Dương
    VIB lãi trước thuế hơn 300 tỷ đồng sau 6 tháng

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 20-07-2016

    Ukraine hy vọng nhận thêm 4 tỷ USD từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế
    Chứng khoán Mỹ lại lập đỉnh mới nhờ cổ phiếu công nghệ, ngân hàng
    Ngân hàng Trung ương Trung Quốc "bơm" tiền vào thị trường
    Đại diện ngân hàng Cuba và Mỹ tiến hành đối thoại sau 50 năm
    ADB hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển châu Á

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 20-07-2016

    Không nên dồn vốn vào vàng
    Lãi suất khó giảm khi các ngân hàng chạy đua huy động vốn
    Nhận diện những mặt trận MobiFone sắp "tấn công tổng lực"
    Tình cảnh thua lỗ tại SBIC: Có công ty không đủ kinh phí duy trì bộ máy phục vụ công tác giải thể

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-07-2016

    World Bank tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng của Việt Nam
    Điện máy Trần Anh báo lãi 6 tháng tăng 75%
    Dầu Tường An báo lãi nửa năm chỉ tăng 3,6%
    FPT hợp tác kinh doanh, phát triển công nghệ với đối tác châu Âu
    Nhà đầu tư bất động sản "tạm ngưng" giữa bất ổn chính trị toàn cầu

  • Tin kinh tế đọc nhanh 20-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh 20-07-2016

    Giá thuê khu công nghiệp tại TPHCM đắt gấp đôi Bình Dương, Đồng Nai
    Nguồn cung hạn chế vàng dễ làm giá
    Sản lượng dầu đá phiến Mỹ giảm tháng thứ 10 liên tiếp
    Dỡ bỏ thuế chống bán phá giá tôm Minh Phú sang Mỹ
    Vicem ngổn ngang trước IPO

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 19-07-2016

    Việt Nam xuất siêu 1,7 tỷ USD
    1 năm Luật Doanh nghiệp mới: Hơn 100 nghìn doanh nghiệp ra đời
    Khó tiếp cận quỹ bảo lãnh tín dụng
    Dự án 37 triệu USD vào nông nghiệp ở Quảng Trị: Không được gia hạn giải quyết vướng mắc thêm một lần nào nữa

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-07-2016

    Hoa quả đặc sản - lại bị thương lái Trung Quốc ép giá
    Áp thuế tự vệ với phôi thép và thép dài nhập khẩu
    Thổ Nhĩ Kỳ ráo riết trấn an thị trường tài chính sau vụ đảo chính
    Nguồn cung cá tra nguyên liệu dồi dào