Tăng mạnh chi phí quảng cáo, lợi nhuận quý 2 của Dược Hậu Giang vẫn sụt giảm so với cùng kỳ 2015
VCS lãi trước thuế 184 tỷ đồng trong quý 2, tăng 54% so với cùng kỳ 2015
Giá vốn giảm sâu, Đạm Phú Mỹ lãi gần 390 tỷ đồng quý 2/2016
Vinamilk sắp chi 4.800 tỷ đồng tạm ứng cổ tức đợt 1/2016 tỷ lệ 40%
Xi măng Hà Tiên 1 (HT1): Quý 2 lãi 240 tỷ đồng tăng 64% so với cùng kỳ
Tin kinh tế đọc nhanh 22-07-2016
- Cập nhật : 22/07/2016
Mở rộng thị trường ngách tránh rủi ro trong xuất khẩu giày, dép
Nhận định về triển vọng thị trường 6 tháng cuối năm, bà Phan Thị Thanh Xuân-Tổng thư ký Lefaso - cho rằng: Tình hình biến động của EU đang rất phức tạp, tiếp tục ảnh hưởng tới sức mua của người tiêu dùng, nhưng đây vẫn là một trong những thị trường chính cho XK giày, dép. Tuy nhiên để tránh rủi ro, DN cần mở rộng XK sang các thị trường ngách như Australia, New Zeeland... hoặc đẩy mạnh hơn nữa sang các thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc.Bà Lê Quỳnh Trâm - Giám đốc Công ty TNHH Lavie Shoes - cho biết: DN chủ yếu XK sang Nhật Bản và Hàn Quốc nên không bị tác động bởi những biến động từ EU. Trong 5 tháng đầu năm, XK bình quân đạt 15 nghìn đôi/tháng, tăng 25% so với cùng kỳ.
Đáng chú ý, nhiều nhãn hàng nổi tiếng trên thế giới như: Zara, H&M, Prada đã tìm đến DN trong nước xem xét khả năng sản xuất. Những nhãn hàng lớn sản xuất tại Việt Nam nhiều năm như: Nike, Adidas cũng tổ chức hội thảo giới thiệu điều kiện tham gia chuỗi cung ứng nhằm mở rộng nguồn cung. Như vậy, đơn hàng XK cho những tháng cuối năm có khả năng sẽ không thiếu.
Hơn nữa, mùa cao điểm của ngành da giày bắt đầu từ tháng 7, XK cũng thường dồn vào cuối năm. “Với những thuận lợi trên, hy vọng thị trường ngày một ấm lên sẽ giúp ngành da giày Việt Nam đạt mục tiêu 17-17,4 tỷ USD XK đặt ra cho năm 2016”- bà Xuân nói.
Tổng Thư ký Hiệp hội Da – Giày – Túi xách Việt Nam, Bà Phan Thị Thanh Xuân cho biết, đơn hàng từ các nhà NK EU sụt giảm mạnh, ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng XK của ngành. Để tránh rủi ro, DN cần mở rộng sang các thị trường nhỏ, đồng thời đầu tư cho công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất, đáp ứng yêu cầu của các nhãn hàng lớn đang tìm kiếm đối tác tại Việt Nam.
Ước tính lạm phát của Malaysia giảm 1,8% trong tháng 6
Chi phí vận chuyển thấp khiến cho lạm phát giảm, mặc dù giá thực phẩm vẫn cao trong tháng ăn chay Ramadan.
Trong tháng 5, chỉ số giá tiêu dùng tăng 2% so với cùng tháng năm ngoái, giảm nhẹ so với tốc độ 2,1% trong tháng trước đó.
Lạm phát đã đạt mức cao nhất 4,2% trong tháng 2/2016, do Thuế dịch vụ và hàng hóa giảm xuống 6% từ tháng 4/2015.
Tuần trước, ngân hàng trung ương Malaysia hạ dự báo lạm phát năm 2016 xuống 2-3% so với dự báo trước đó 2,5-3,5%.
Việt Nam có thể tiếp tục nhập khẩu nhiều đường
Niên vụ mía đường 2016-2017 nhiều khả năng lượng đường sản xuất trong nước sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa, và vì thế, có thể Việt Nam lại tiếp tục phải nhập khẩu nhiều hơn lượng đường trong hạn ngạch WTO.
Ngày 19-7, tại TPHCM, Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA) đã tổ chức hội nghị tổng kết vụ sản xuất mía đường 2015-2016 để nhìn lại hoạt động sản xuất trong niên vụ qua và đưa ra những dự báo về thị trường cho niên vụ 2016-2017.
Theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy, sản lượng đường niên vụ 2016-2017 ước đạt 1,5 triệu tấn, tương đương niên vụ 2015-2016. Lý do được Cục chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối đưa ra là do ảnh hưởng của thời tiết, cụ thể là hạn mặn tại khu vực ĐBSCL, ảnh hưởng đến cả sản lượng và chất lượng mía đường trong niên vụ mía tới. Do đó, tình hình cung-cầu và giá đường trong nước dự báo sẽ tiếp tục căng thẳng trong bối cảnh dự báo thế giới tiếp tục thiếu hụt đường, chủ yếu do hiện tượng El Nino.
Vì thế, Cục yêu cầu các nhà máy mía đường cần đánh giá lại khả năng cung cấp nguyên liệu để có kế hoạch sản xuất phù hợp trong niên vụ mới. Như vậy, về cơ bản, Việt Nam phải tiếp tục nhập khẩu đường do sản xuất trong nước không đáp ứng đủ. Ngoài nguồn đường theo hạn ngạch cam kết WTO trong năm 2017 là 89.000 tấn, Việt Nam sẽ phải nhập thêm khoảng 30.000 tấn mới đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ trong nước.
Năm 2015, sau khi cân đối cung cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công Thương kiến nghị Chính phủ cho nhập bổ sung thêm 200.000 tấn đường, ngoài 85.000 tấn đường trong cam kết WTO. Hiện tại, Bộ Công Thương đã có Thông tư 09 về việc bổ sung nhập khẩu 100.000 tấn đường vào hạn ngạch. Như vậy, trước mắt, tổng lượng đường nhập khẩu trong năm nay tính đến thời điểm tháng 7 là 215.00 tấn, trong đó, 100.000 tấn nhập khẩu bổ sung, 30.000 tấn từ Hoàng Anh Gia Lai sản xuất tại Lào và 85.000 tấn theo cam kết trong WTO.
GAS: Quý 2 lãi ròng 1,691 tỷ đồng, giảm 35%
Cụ thể, doanh thu thuần trong quý 2 của Công ty giảm nhẹ so với cùng kỳ 2015, đạt 15,709 tỷ đồng, tương đương 29% kế hoạch năm; giá vốn hàng bán lại ở mức 13,177 tỷ đồng, tăng gần 11% so với cùng kỳ năm 2015. Do đó, lợi nhuận gộp của GAS đạt 2,532 tỷ đồng, giảm 34.3% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mặc dù, chi phí tài chính giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2015, ở mức 89 tỷ đồng nhưng chi phí lãi vay gần 107 tỷ đồng, tăng 164% so với cùng kỳ năm ngoái .Tại thời điểm 30/06/2016, vay và nợ dài hạn của GAS gần 6,500 tỷ đồng, tăng 43% so với thời điểm 31/12/2015. Trong đó, vay Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) 1,128 tỷ đồng và Ngân hàng Cathay United Bank 2,873 tỷ đồng.
Chi phí bán hàng GAS tăng 25% so với cùng kỳ năm 2015, ở mức 497 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận trước thuế quý 2/2016 của Công ty đạt 1,984 tỷ đồng, giảm 41% so với cùng kỳ năm ngoái.
Đơn vị cho biết nguyên nhân lợi nhuận giảm mạnh là do giá dầu Brent trung bình quý 2/2016 chỉ 46 USD/thùng giảm 16 USD/thùng so với mức 62 USD/thùng của cùng kỳ năm trước, giá FO trung bình trong quý là 213 USD/tấn cũng giảm 142 USD/tấn. Yếu tố này đã làm cho giá bán các sản phẩm của GAS giảm theo làm giảm lợi nhuận.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, lãi ròng Công ty chỉ đạt 3,005 tỷ đồng, giảm gần 42% so với cùng kỳ năm 2015 và thực hiện 43% kế hoạch năm.
KDC 6 tháng mảng kem chiếm 75% tổng doanh thu
Công ty Cổ phần Tập đoàn KIDO (Mã: KDC - HoSE) vừa công bố Báo cáo tài chính quý II và 6 tháng đầu năm 2016.
Quý II, KDC đạt doanh thu thuần 590 tỷ đồng, giảm 48% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu tài chính giảm mạnh do không có khoản thu nhập từ chuyển nhượng 80% mảng bánh kẹo như quý trước. LNST đạt 139,9 tỷ đồng, giảm 97% so với quý II/2015.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, công ty đạt doanh thu thuần 983,9 tỷ đồng, LNST 161,45 tỷ đồng, giảm lần lượt 55% và 97% so với cùng kỳ năm trước. Theo KDC, doanh thu từ mảng kem đóng góp chủ yếu vào kết quả kinh doanh của Tập đoàn, chiếm 75% tổng doanh thu.
Năm 2016, công ty đặt kế hoạch doanh thu 1.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 1.500 tỷ đồng (bao gồm cả lợi nhuận ghi nhận từ việc bán nốt 20% mảng bánh kẹo còn lại). Như vậy sau 6 tháng, tính riêng doanh thu, công ty đã hoàn thành 55% kế hoạch.
Tính đến ngày 30/6, tổng tài sản của KDC là 6.360 tỷ đồng, giảm khoảng 364 tỷ đồng trong 6 tháng. Tiền và các khoản tương đương tiền đạt 98 tỷ đồng, trong khi đầu kỳ là 1.151 tỷ đồng.
Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu chỉ 0,4 lần. LNST chưa phân phối tính đến cuối kỳ là 1.361 tỷ đồng trên vốn điều lệ 2.566 tỷ đồng.
Đơn vị: tỷ đồng