Nhà đầu tư Canada đề xuất đầu tư 150 triệu USD cho dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận
Hướng dẫn hồ sơ kiểm dịch tôm hùm nhập khẩu
Trường hợp nào được hoàn trả tiền thuế tự vệ?
Từ 1-5, chỉ chấp nhận C/O mẫu AANZ theo quy định mới
Khai sai mã số, bị truy thu và phạt hơn 12 tỷ đồng
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-04-2016
- Cập nhật : 30/04/2016
Gỗ tấm MDF Việt Nam bị Ấn Độ áp biên độ phá giá tới 40%
Cục Quản lý cạnh tranh (VCA), Bộ Công thương cho biết, trong bản thông báo ngày 26/4/2016 (mã vụ việc số 14/23/2014-DGAD), DGAD cho biết 02 doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Indonesia và 03 doanh nghiệp sản xuất/xuất khẩu Việt Nam đã tham gia nộp trả lời bản câu hỏi, hợp tác đầy đủ.
Với các doanh nghiệp Việt Nam có trả lời bảng câu hỏi, DGAD áp biên độ phá giá ở mức 0-15%, biên độ thiệt hại 10-40%.
Gỗ tấm MDF Việt Nam có biên độ phá giá 0-15% và biên độ thiệt hại 10-40%. Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet
Ngoài ra, đối với các doanh nghiệp khác không nộp bản trả lời câu hỏi, DGAD sẽ tính biên độ phá giá dựa trên những thông tin bất lợi có sẵn (Facts Available Basis), với biên độ phá giá 30-40%, biên độ thiệt hại 35-45%.
Đồng thời, DGAD đã kết luận về thiệt hại như sau: Sản phẩm bị điều tra xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ thấp hơn giá trị thông thường; Ngành công nghiệp nội địa đã phải chịu thiệt hại đáng kể; Thiệt hại đáng kể này bị gây ra bởi sản phẩm nhập khẩu bán phá giá từ các nước bị điều tra nói trên.
DGAD sẽ căn cứ trên bản kết luận này để làm cơ sở dữ liệu tiến hành công bố bản kết luận cuối cùng.
Các doanh nghiệp Việt Nam còn một cơ hội duy nhất gởi đến DGAD trước ngày 2/5/2016 để có ý kiến, trước khi kết luận cuối cùng được ban hành.
Trước đó, vào tháng 5/2015, Ấn Độ đã điều tra chống bán phá giá sản phẩm gỗ tấm MDF mã HS 4411 của Việt Nam, bắt đầu từ ngày 7/5/2015, nguyên đơn là Công ty Greenply Industries Ltd và Công ty Mangalam Timber Products Ltd.
Giai đoạn điều tra, bắt đầu từ 01/10/2013 – 30/9/2014 (giai đoạn xem thiệt hại từ 01/4/2011 – 30/9/2013).
Theo số liệu sơ bộ từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gỗ tấm MDF của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2014 đạt khoảng 28.800 tấn, trị giá khoảng 13 triệu USD và xếp thứ 2 trong các quốc gia xuất khẩu sang Ấn Độ.
Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op: Cởi trói cho doanh nghiệp Việt trong mua bán sáp nhập
Tại Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp sáng 29/4, nhiều ý kiến của các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động sản xuất - kinh doanh, khung khổ pháp lý được doanh nghiệp quan tâm đề xuất.
Ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op cho rằng, nếu như các doanh nghiệp nước ngoài sử dụng công cụ M&A khá dễ dàng thì các doanh nghiệp trong nước không như vậy. Điển hình là trường hợp của Saigon Co.op Mart trong thương vụ mua lại Big C, Công ty đã đi đến vòng cuối với đối thủ nhưng gặp khó khăn về thủ tục vì bên Big C cho rằng thương vụ có yếu tố nước ngoài nên đòi hỏi phía Saigon Co.op Mart phải có giấy phép đầu tư nước ngoài. Trong khi thủ tục này hiện khá phức tạp.
Ông Diệp Dũng đề xuất cần cải thiện quy trình cấp giấy phép đầu tư nước ngoài để các doanh nghiệp Viêt Nam nói chung và Co.op Mart nói riêng không chịu những bất lợi không đáng có.
Song song đó, Chính phủ cần xúc tiến xây dựng 20 doanh nghiệp bán lẻ hàng đầu Việt Nam có thể cạnh tranh với tập đoàn nước ngoài. Bên cạnh đó, do Việt Nam đã kỳ kết nhiều hiệp đinh song phương trong thời gian qua nhưng thực tế là doanh nghiệp, thị trường bán lẻ trong nước vẫn còn non trẻ nên ông Diệp Dũng cho rằng cần nhiều hơn nữa các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp, thị trường trong nước trong khuôn khổ vẫn cho phép của các hiệp đinh thương mại.
“Cộng đồng doanh nghiệp trong nước và chuyên gia kinh tế đều thừa nhận rằng ai nắm hệ thống, thị phần bán lẻ sẽ điều chỉnh được cấu trúc của nền kinh tế. Nhân thức này không chỉ được thừa nhận trong nước mà còn ở quốc tế.”, ông Dũng nói.
Thái Lan xuất khẩu gạo số 1 thế giới
Thái Lan đã giành vị trí số 1 thế giới về xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm 2016, với tổng lượng gạo xuất khẩu là 2,85 triệu tấn, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thông tin từ Hiệp hội Xuất khẩu gạo Thái Lan ngày 29/4 cho biết doanh thu từ lượng gạo xuất khẩu trên là 44 tỷ baht (1,26 tỷ USD), tăng 23% so với cùng kỳ năm 2015. Cũng trong giai đoạn này, số liệu của hiệp hội này cho thấy Ấn Độ xuất khẩu 2,3 triệu tấn gạo, Việt Nam xuất khẩu 1,4 triệu tấn, Pakistan xuất khẩu 1,3 triệu tấn và Mỹ xuất khẩu 820.000 tấn.
Các khách hàng lớn mua gạo của Thái Lan trong quý I là Indonesia (317.000 tấn, tăng 877% so cùng kỳ năm trước), Cote d'Ivoire (272.354 tấn, tăng 86%), Benin (266.246 tấn, tăng 426%), Trung Quốc (257.708 tấn, tăng 86%), Cameroon (191.846 tấn, tăng 251%).
Chỉ riêng trong tháng 3, Thái Lan đã xuất khẩu 990.864 tấn gạo, thu về 15,2 tỷ baht (440 triệu USD), tăng 26% về khối lượng và 17% về giá trị so với quý I/2015. Các nước nhập khẩu chủ yếu là Trung Quốc, Indonesia, Philippines và một số nước châu Phi.
Nhiều doanh nghiệp Mỹ tìm hiểu khả năng đầu tư tại Việt Nam
Bên lề hội thảo về chiến tranh Việt Nam mang tên "Vietnam War Summit," diễn ra tại trường Đại học Texas tại thành phố Austin, thủ phủ bang Texas, ngày 28/4, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh và Tổng Lãnh sự Việt Nam tại Houston Nguyễn Văn Hòa đã có buổi gặp mặt với đại diện các doanh nghiệp tiêu biểu cho cộng đồng doanh nghiệp tại bang Texas.
Tại sự kiện này, bên cạnh các tên tuổi đã quen thuộc với Việt Nam như IBM, Tập đoàn Shell, nhiều doanh nghiệp đặc thù của Texas mong muốn tìm hiểu về khả năng đầu tư, hợp tác làm ăn với Việt Nam.
Đáng chú ý, đại diện của một số cơ quan thuộc chính quyền thành phố Austin và Thị trưởng của thành phố Cedar Park cũng tham dự sự kiện.
Tại buổi gặp gỡ, Tổng Lãnh sự Nguyễn Văn Hòa bày tỏ vui mừng trước sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp Texas tới tình hình phát triển và triển vọng của Việt Nam, và nhấn mạnh bang Texas có nhiều thế mạnh bổ sung cho Việt Nam, là cơ sở thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế với Việt Nam.
Tổng Lãnh sự khẳng định cùng với Đại sứ quán Việt Nam tại Washington D.C, Tổng Lãnh sự quán tại Houston, Texas sẽ nỗ lực để tiếp tục là cầu nối tin cậy hỗ trợ kết nối đầu tư, giao thương của các doanh nghiệp, địa phương hai nước.
Phát biểu tại sự kiện, Đại sứ Phạm Quang Vinh khẳng định quan hệ Việt Nam-Mỹ đã có nhiều phát triển vượt bậc trong hơn 20 năm qua, đặc biệt từ khi hai nước thiết lập Quan hệ Đối tác Toàn diện vào năm 2013.
Đại sứ nhấn mạnh Việt Nam cam kết nỗ lực cao nhất để thúc đẩy Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sớm được Quốc hội thông qua.
Đại sứ Phạm Quang Vinh cũng chia sẻ thông tin về chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama, dự kiến diễn ra vào tháng Năm và thông báo kết quả Đại hội XII của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Các doanh nghiệp tại Texas đánh giá cao sự hiện diện và chia sẻ của Đại sứ Phạm Quang Vinh về tình hình Việt Nam, triển vọng tương lai, ghi nhận những nỗ lực của Tổng Lãnh sự Nguyễn Văn Hòa trong thời gian qua và bày tỏ hy vọng Hiệp định TPP sẽ tạo ra cú huých trong quan hệ kinh tế giữa tiểu Texas và Việt Nam.
Trung Quốc nâng tỷ giá đồng NDT mạnh nhất 11 năm
Ngày 29/4, Trung Quốc đã nâng tỷ giá hối đoái NDT/USD thêm 0,56% so với ngày 28/4, mức tăng lớn nhất trong ngày kể từ tháng 7/2005.
Theo Hệ thống Giao dịch Ngoại hối Trung Quốc, Ngân hàng Trung ương nước này (PBoC) ấn định tỷ giá NDT/USD ở mức 6,4589 NDT/1USD.
Trung Quốc cho phép đồng NDT giao động ngày trong biên độ 2% để tránh những thay đổi đột ngột. Ken Cheung, chiến lược gia về tiền tệ tại Mizuho Bank ở Khu Hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) nhận định việc tỷ giá đồng NDT tăng mạnh hôm nay là phản ứng với đồng USD yếu, không mang tính chất đường hướng chính sách. Ngày 28/4, đồng USD đã giảm giá so với đồng yen sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ