Google đang có ý định thâu tóm Telegram với giá 1 tỷ USD, quyết tâm đánh Facebook
Ông Putin phê chuẩn FTA giữ Liên minh Kinh tế Á Âu và Việt Nam
Nhóm G7 cam kết thúc đẩy đầu tư và bảo đảm an ninh năng lượng
Gucci yêu cầu Hong Kong ngừng bán hàng mã nhái thương hiệu
3 “đại gia” hàng tiêu dùng hủy hợp đồng dầu cọ với Malaysia
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-05-2016
- Cập nhật : 01/05/2016
Thêm nhiều ngân hàng cổ phần giảm lãi suất cho vay
Sau khi các ông lớn như Vietinbank, BIDV, Vietcombank…công bố giảm lãi suất cho vay, ngày 30-4, nhiều ngân hàng cổ phần cũng nhập cuộc.
Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHB) công bố áp dụng lãi suất cho vay tối đa 10%/năm với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong các lĩnh vực được Chính phủ ưu tiên phát triển như nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, xuất khẩu, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đối với các khoản cho vay ngắn hạn, SHB xem xét giảm lãi suất 0,5%/năm so với mức lãi suất hiện hành.
Techcombank cho biết nếu DN vay vốn bổ sung nguồn vốn đầu tư và vốn lưu động để bảo đảm kinh doanh trong các lĩnh vực ưu tiên, có tình hình tín dụng tốt theo các tiêu chí của NH và chọn Techcombank là ngân hàng giao dịch chính sẽ được vay với lãi suất thấp hơn từ 0,5%/năm đến 1%/năm so với lãi suất cho vay chung mà hiện nay NH đang áp dụng.
Trước đó tối 28-4, Ngân hàng Công thương VN (Vietinbank) trở thành ngân hàng đầu tiên công bố giảm lãi suất cho vay trong bối cảnh lãi suất đang chịu sức ép tăng. Sau khi Vietinbank phát pháo, tại buổi gặp gỡ Thủ tướng, Vietcombank và BIDV cũng công bố hạ lãi suất.
Theo các NH, lãi suất cho vay bình quân hiện nay ở VN 7 - 11%/năm, tùy kỳ hạn. Trong khi đó giá vốn hiện nay của các NH rất cao, lên đến 7,8%/năm vì ngoài giá vốn huy động các NH còn phải trích dự phòng rủi ro, dự trữ thanh toán, chi phí quản lý... Do vậy chênh lệch thực tế LS giữa huy động và cho vay của NH chỉ còn 0,69%.
Tại buổi đối thoại giữa Thủ tướng và DN ngày 29-4, các NH kiến nghị Ngân hàng Nhà nước giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc và kiến nghị Chính phủ giảm phát hành trái phiếu nhằm giảm bớt áp lực lên lãi suất.
Nissan triệu hồi 3,5 triệu xe lỗi túi khí
Quyết định triệu hồi này của Nissan được đưa ra sau khi có người bị thương do lỗi túi khí. Theo kế hoạch. sẽ có 3,53 triệu xe bị triệu hồi trên toàn thế giới.
Những dòng xe trong diện triệu hồi có Nissan Altima, LEAF, Maxima, Murano, Pathfinder, Sentra, Rogue, NV200/Chevrolet City Express/Taxi, Infiniti JX35/QX60 và Q50 đời 2013-2017.
Trong tổng số 3,53 triệu xe bị triệu hồi, có gần 3,2 triệu chiếc ở Mỹ, số còn lại ở các nước khác.
Theo Nissan, họ quyết định triệu hồi xe sau khi có thông tin 3 người bị thương do túi khí của xe không bung ra khi gặp tai nạn.
Lý do được cho là phần mềm phân loại hành khách gặp vấn đề, tức là cảm biến xác định ghế trống trong khi thực tế vẫn có người ngồi, dẫn tới việc túi khí không bung ra trong trường hợp xảy ra tai nạn.
Nissan cho biết họ hoặc sẽ lập trình lại hoặc thay thế các cảm biến này. Bước đầu hãng sẽ gửi thư thông báo đến các khách hàng có xe nằm trong diện bị triệu hồi, sau đó tiếp tục thông báo trước khi tiến hành triệu hồi xe.
Tăng mạnh thuế chống bán phá giá thép nhập từ Trung Quốc
Ngày 30-4, Cục Quản lý cạnh tranh (VCA) cho biết Bộ Công thương vừa công bố kết quả rà soát lần thứ nhất việc áp dụng biện pháp chống bán phá với thép không gỉ cán nguội nhập khẩu từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Đài Loan.
Theo đó, mức thuế chống bán phá giá đối với Trung Quốc tăng rất mạnh so với mức cũ, từ 4,64 - 6,87% lên 17,47 - 25,35%%; với Indonesia từ 3,07% lên 13,03%.
Riêng Malaysia được giảm thuế, từ mức 10,71% xuống còn 9,55% và giữ nguyên cho Đài Loan theo mức cũ 13,79-37,29%.
Các mức thuế mới được áp dụng từ ngày 14-5-2016 đến 6-10-2019
Trước đó, tháng 9-2014, Bộ Công thương đã ban quyết định chống bán phá giá đối với sản phẩm nói trên theo đơn khởi kiện do Công ty TNHH Posco VST và Công ty cổ phần Inox Hòa Bình giữ vai trò nguyên đơn.
Cho đến nay, VN chỉ mới khởi xướng điều tra chống bán phá giá hai hai sản phẩm nhập khẩu là thép không gỉ cán nguội và tôn mạ kẽm. Riêng tôn mạ kẽm vẫn đang trong giai đoạn điều tra, chưa có mức thuế cuối cùng.
Giá cá sấu U Minh rớt thảm
Huyện U Minh, tỉnh Cà Mau được xem là “thủ phủ” của nghề nuôi cá sấu thương thẩm. Vài năm trước, nhiều người trở nên giàu có nhờ trúng giá cá sấu khiến hàng trăm hộ khác cũng bỏ tiền xây chuồng trại, phát triển nghề. Nhưng ở thời điểm hiện tại giá cá sấu đang xuống, nhiều đàn cá tới lứa bán mà không có thương lái thu mua.Những ngày này, ông Lê Văn Hai ở xã Khánh Hòa, huyện U Minh đau đầu vì đàn cá sấu 40 con đã tới ngày xuất chuồng, nhưng không có nơi tiêu thụ. “Bằng thời điểm này năm trước, mỗi kg cá sấu có giá từ 250.000 đến 280.000 đồng một kg, nhưng hiện tại giá rớt xuống chỉ còn khoảng 100.000 đồng mà không có người mua”, ông Hai than.
Cũng như gia đình ông Hai, nhiều hộ dân nuôi cá sấu ở huyện U Minh đang lo lắng vì phải chịu tốn thêm tiền thức ăn, tiền điện nước vệ sinh chuồng trại… hàng ngày. “Bây giờ mà có bán được cá thì cũng lỗ là cái chắc, bởi cá sấu giống thời điểm nửa năm trước giá 600.000 đồng một con, cộng với tiền đầu tư cả một năm, nhưng hiện cá loại 10 kg mỗi con bán chưa đầy một triệu đồng, hỏi sao không lỗ”, nông dân Nguyễn Văn Kẻn nhẩm tính.
Gia đình ông Kẻn từng trúng đậm vụ cá sấu ở năm trước, thu về hàng trăm triệu đồng. Thấy ông Kẻn giàu lên từ nghề này, nhiều hộ dân trong xã cũng làm theo, nhưng hiện tại ai cũng như đang ngồi trên đống lửa. “Tiền xây chuồng trại tốn hơn 30 triệu đồng, cộng với tiền đầu tư con giống, thức ăn… cũng mất hết gần 100 triệu, nhưng giờ nếu bán hết đàn cá 20 con chỉ thu được khoảng 20 triệu đồng”, ông Trần Văn Của buồn bã nói.
Theo chính quyền địa phương, hiện có hàng trăm hộ dân trên địa bàn đầu tư vào nghề nuôi cá sấu, với tổng đàn hàng nghìn con, nhưng hiện tại tất cả đều đang cầm cự chờ giá mong kiếm chút lời.
Ngành nông nghiệp một số tỉnh ở Đồng bằng sông Cửu Long cho biết, đây không phải là lần đầu tiên người nuôi cá sấu lo âu vì giá cá thương phẩm giảm. Vài năm trước, ở Cà Mau hàng nghìn nông dân cũng có giấc mơ đổi đời từ nghề nuôi cá sấu nhưng đã thất bại. Sau một thời gian nuôi, cá sấu bị chết hàng loạt hoặc tắc đầu ra khiến họ trắng tay.
Theo các hộ nuôi, giá cá sấu giống ở thời điểm này năm trước ở mức từ 550.000 – 600.000 đồng một con, nhưng nay cá sấu thương phẩm rớt giá khiến thị trường cá giống cũng giảm mạnh, hiện còn khoảng 280.000 đồng một con giống.
Theo ngành chức năng, việc người dân đầu tư mạnh vào mô hình nuôi cá sấu, mà không cần quan tâm đến đầu ra cho sản phẩm là vấn đề hết sức đáng lo ngại. “Muốn xuất khẩu cá sấu, người nuôi phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp, đúng tiêu chuẩn, đúng thế hệ F2 và có hạn ngạch… Hiện tại cá sấu đều xuất khẩu theo đường tiểu ngạch sang Trung Quốc. Người dân đồng loạt nuôi theo kiểu tự phát, không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm nên đến thời điểm thu hoạch rất khó bán khi thương lái trở kèo ngưng mua”, ông Đỗ Văn Đồng – Chi cục phó Chi cục Kiểm lâm Cà Mau phân tích.
Ngành nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu thì cho biết, hiện địa phương này phát triển mạnh nghề nuôi cá sấu. Theo dự kiến tỉnh sẽ phát triển lên đến 500.000 con, tập trung chủ yếu ở huyện Hồng Dân, Vĩnh Lợi, Phước Long và TP Bạc Liêu.
Còn tại Cà Mau, hiện có hơn 200 hộ dân trong tỉnh đăng ký mở trang trại nuôi cá sấu, với số lượng hơn 4.000 con. Tuy nhiên trên thực tế con số này còn lớn hơn nhiều, do người dân nuôi tự phát không khai báo.
Hà Nội và TP.HCM ký kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển
Tương tự như vậy TP.HCM cũng chính thức cam kết tạo điều kiện môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp (DN) phát triển, giảm thủ tục hành chính, đăng ký nộp thuế điện tử lên trên 90%...
Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng các địa phương tỉnh, thành đều phải cam kết như TP.HCM và Hà Nội đã làm như nộp thuế điện tử, giảm thiểu thủ tục hành chính để tạo môi trường kinh doanh tốt cho DN.
Theo Thủ tướng, phải thường xuyên gặp, họp, làm việc thường kỳ để tháo gỡ khó khăn cho DN chứ không phải chỉ là hội thảo không. Với tình hình khó khăn bất cập được nêu ra suốt cả buổi sáng mỗi địa phương cần có đường dây nóng, trực tuyến, để hướng dẫn và tiếp nhận xử lý các vướng mắc. Có web hướng dẫn nhà đầu tư, không bổ sung nộp giấy tờ nhiều lần gây khó cho DN. Các địa phương cần thực hiện chính quyền điện tử, đẩy mạnh kết nối trực tuyến với địa phương và các DN. Tiến tới thiết lập giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường mạng. Điều này chúng ta hoàn toàn làm được.
Riêng về vấn đề lãi suất Thủ tướng cho rằng lãi suất trung và dài hạn lĩnh vực ưu tiên cần giảm 1%. Bên cạnh đó nghiên cứu gói tín dụng hỗ trợ DN nhỏ và vừa để phát triển công nghệ.