Apple mất thương hiệu “iPhone” ở Trung Quốc
Masan không sống nhờ thực phẩm-đồ uống-khoáng sản, mà cỗ máy kiếm tiền nhiều nhất là mảng khác
Vướng xác định tính hiệu lực áp dụng biện pháp tự vệ với thép nhập khẩu
Bphone một năm nhìn lại
Khai báo sai định mức, một doanh nghiệp FDI bị truy thu trên 2,6 tỷ đồng
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-05-2016
- Cập nhật : 01/05/2016
Australia từ chối bán công ty kiểm soát 1,3% diện tích quốc gia cho Trung Quốc
Australia từ chối bán công ty sản xuất thịt lớn nhất cả nước cho Trung Quốc vì sợ ảnh hưởng an ninh quốc gia
Trước đó, công ty Dakang Australia Holdings và công ty bản xứ Australia Rural Capital đề xuất mua lại công ty S. Kidman & Co., với giá 282 triệu USD. Nhưng thương vụ M&A lớn như vậy có gắn với công ty nước ngoài cần phải được Bộ Tài chính và Ban Kiểm soát đầu tư nước ngoài của Australia thông qua.
“Dựa vào quy mô và tầm quan trọng của Kidman, tôi lo ngại rằng việc bán 80% tài sản của S. Kidman & Co., cho Dakang Australia Holdings có thể đi ngược lại lợi ích quốc gia,” ông Morrison nói.
Tuy nhiên, quyết định trên không có nghĩa là thương vụ này đã đi đến hồi kết, nhưng để tiếp tục Dakang Australia Holdings cần phải giảm quy mô tài sản mà công ty này muốn nắm giữ ở S.Kidman để có thể nhận được cái gật đầu tư chính phủ Australia.
Tháng 11 năm ngoái phía Úc cũng đã từ chối thương vụ này với lo ngại như trên. Sau đó, S.Kidman tiếp tục mở thầu lại để tìm kiếm các nhà đầu tư và Dakang Australia Holdings vẫn là ứng cứ viên nổi bật nhất. Ông Morrison cho rằng việc S.Kidman gộp tất cả tài sản lại để bán cùng một lúc đã gây khó khăn cho các công ty trong nước khi cạnh tranh tham gia đấu thầu mua lại tài sản của S. Kidman với các công ty nước ngoài.
Nỗi lo 11.000 tỷ USD tại hai thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á
Hai thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc đã biến thành cơn đau đầu 11.000 tỷ USD dành cho giới đầu tư.
Hai thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á là Nhật Bản và Trung Quốc lao dốc từ đầu năm đến nay. Ảnh: Reuters.
Trong hai năm tính đến cuối tháng 12/2015, thước đo chứng khoán châu Á thể hiện tốt hơn chỉ số MSCI thế giới ít nhất 20 điểm phần trăm. Việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) hôm 28/4 công bố giữ nguyên chính sách tiền tệ khiến chứng khoán Tokyo lao dốc, trong khi thước đo chứng khoán Thượng Hải giảm xuống mức đáy 1 tháng.
Các chỉ số chuẩn của hai thị trường chứng khoán hàng đầu thế giới, vốn có tổng giá trị gần 11.000 tỷ USD, đang giảm khi nhà đầu tư nhận thấy giới hoạch định chính sách đang bớt ưu ái cho các biện pháp kích thích tiền tệ.
Quyết định hôm 28/4 là quyết định đầu tiên của BOJ dưới thời Thống đốc Haruhiko Kuroda không giống như những gì phần đông giới chuyên gia dự báo. Với Trung Quốc, các nhà phân tích cho rằng nước này sẽ giữ nguyên lãi suất chính của họ đến quý IV năm nay.
“Cả Trung Quốc lẫn Nhật Bản đều không có kế hoạch vững chắc để đối phó với nền kinh tế đang tăng trưởng chậm lại”, nhà quản lý quỹ Tomomi Yamashita thuộc hãng Shinkin Asset Management cho biết.
Chỉ số Topix giảm 3,2% hôm 28/4 sau khi BOJ công bố duy trì chương trình mua trái phiếu và lãi suất. Chỉ số này giảm trong bốn ngày liên tiếp, khiến các nhà đầu tư ngoại bị thiệt hại tổng cộng khoảng 4,9 tỷ USD. Giới đầu tư ngoại bán ròng cổ phiếu Nhật Bản trong 13 tuần đầu tiên của năm 2016.
Shanghai Composite thì giảm 0,3% cùng ngày, tiến đến tháng giảm thứ ba liên tiếp trong năm nay. Sau khi tăng 67% trong hai năm trước, chỉ số chuẩn này đi xuống 17% trong năm 2016 và đây là mức giảm lớn nhất trong các chỉ số chứng khoán thế giới.
“Tôi từ bỏ. Đó thật sự là một kết quả đáng thất vọng, chúng tôi đã có quá nhiều kỳ vọng”, chuyên gia Ryuta Otsuka thuộc hãng Toyo Securities nói sau quyết định bất ngờ của BOJ.
“Chúng tôi đã trải qua giai đoạn mà hai thị trường này thể hiện rất tốt trong những năm gần đây, vì thế luôn có khả năng ngược lại, khi các thị trường thể hiện tốt lùi lại một thời gian”, chiến lược gia đầu tư Shane Oliver thuộc hãng AMP Capital Investors nói.
Lạm phát 500%, Venezuela thậm chí không có tiền để in thêm tiền
Trong bối cảnh bất ổn trên thị trường dầu mỏ đẩy tăng lạm phát, Venezuela đang cố gắng in thêm tiền để bắt kịp tốc độ tăng giá chóng mặt. Giống như các quốc gia xuất khẩu dầu khác, hầu hết tiền mặt đều dùng để nhập khẩu. Và trong khi nguồn dự trữ ngoại hối đang cạn kiệt, NHTW quyết định trả nợ nhỏ giọt cho các công ty in tiền nước ngoài mà họ xác định sẽ từ bỏ làm ăn trong tương lai.
Bài báo này dựa trên kết quả phỏng vấn 12 lãnh đạo các ngành, nhà ngoại giao và cựu quan chức cấp cao cũng như là các công ty trong nước và NHTW Venezuela.
Thảm kịch bắt đầu từ năm ngoái, khi mà Chủ tịch Nicolas Maduro nỗ lực chiến đấu chống lại cơn thiếu hụt tiền tệ. Những đơn hàng in tiền triệu đô nhanh chóng được đưa ra trước cuộc bầu cử tháng 12 và lễ hội – thời điểm người dân đi rút tiền hàng loạt.
Lúc đó, thay vì tiến hành đấu thầu công khai, NHTW kêu gọi một cuộc họp mặt khẩn cấp và yêu cầu các công ty in nhiều tiền nhất có thể để dùng cho việc chi trả trong hiện tại.
Tháng trước De La Rue – đơn vị in tiền lớn nhất thế giới đã gửi một bức thư đến NHTW phàn nàn về khoản nợ 71 triệu USD và theo đó công ty này sẽ báo tin cho cổ đông nếu Venezuela không trả nợ đúng hạn.
Khủng hoảng tiền tệ đã làm nền tài chính quốc gia càng thêm rối ren và hạn chế khả năng sửa sai của chính phủ Venezuela do giá dầu tiếp tục giảm. Theo dự báo của IMF, lạm phát của Venezuela trong năm nay sẽ tăng lên mức gần 500% – cao nhất thế giới.
Lần đầu tiên Venezuela có dấu hiệu thiếu tiền là vào năm 2014 khi mà chính phủ bắt đầu tăng cường in tiền do không đủ tiền mặt cho giao dịch thông thường. Chuyện xếp hàng vài giờ đồng hồ trở thành “cơm bữa” trước cửa các ngân hàng, máy ATM và cửa hàng nhu yếu phẩm. Những chiếc túi lớn như túi tập gym mới đựng đủ tiền để đi ăn tối.
Trước thềm cuộc bầu cử đại hội năm 2015, NHTW cầu cứu nhà máy in tiền De La Rue của Anh, Oberthur Fiduciaire của Pháp và Giesecke & Devrient để in khoảng 2,6 tỷ tờ tiền. Trước khi giao dịch hoàn tất, ngân hàng trực tiếp yêu cầu các công ty này in thêm nhiều tiền hơn.
De La Rue chịu trách nhiệm lớn nhất với đơn hàng 3 tỷ tờ tiền, đứng ngay sau là Ottawa – công ty in tiền của Canada. NHTW đặt hàng từ nhiều phía để chắc chắn có lượng tiền chỉ tiêu vào cuối năm.
Tiền mặt được chở bằng 40 chiếc Boeing 747 từ nhiều quốc gia khác nhau. Dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt bởi lực lượng an ninh và đội quân bắn tỉa, tiền được di chuyển từ sân bay về trụ sở NHTW lúc nửa đêm.
Trong lúc tiền đang trên đường đến Venezuela, giới chức đưa ra kế hoạch tầm nhìn cho năm mới. Cuối năm 2015, NHTW tăng gấp ba số lượng đơn hàng ban đầu, in thêm 10,2 tỷ tờ tiền nữa.
Thay vì hồ hởi với đơn hàng mới, các công ty in tiền hoang mang lo sợ. De La Rue bắt đầu nếm mùi chậm trễ thanh toán vào đầu tháng 6. Giesecke & Devrient và Oberthur Fiduciaire cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự. Do đó không một công ty nào đáp ứng yêu cầu của NHTW. Chính phủ Venezuela chỉ in thêm được 3,3 tỷ tờ tiền.
Vấn đề lớn nhất ở đây là đơn hàng khổng lồ của NHTW chỉ đủ để dùng cho các giao dịch cơ bản. Đơn hàng lớn nhất của Venezuela trị giá 100 tỷ tờ bolivar chỉ đủ để trả cho một điếu cigarette trên phố Kiosk.
Ngay từ đầu năm 2013, NHTW chịu trách nhiệm in thêm đồng bolivar mệnh giá 200 và 500, mặc dù trước đó đã lặp đi lặp lại khẳng định không in thêm mệnh giá mới. Động thái đó đã đẩy Venezuela vào một vùng rủi ro mới bằng cách từ chối mệnh giá lớn hơn trong khi không có đủ khả năng chi trả cho các nhà máy in tiền.
Các công ty in tiền đang quay lưng lại với Venezuela. Các đối tác truyền thống cũng hờ hững với những đơn hàng mới. NHTW đang quay ra đàm phán với các nhà máy khác trong đó có Goznack của Nga.
Steve Hanke - giáo sư kinh tế ứng dụng tại Đại học Johns Hopkins, người đã nghiên cứu về siêu lạm phát trong nhiều thập kỷ nói rằng, để duy trì niềm tin vào đồng tiền khi giá cả leo thang, các chính phủ thường thêm số không vào tờ tiền hơn là đổ tiền tràn ngập thị trường
Số giàn khoan dầu ở Mỹ giảm gần 79%
Số giàn khoan dầu đang hoạt động tại Mỹ đã giảm gần 79% so với con số đỉnh điểm 1.609 của năm 2014 trước khi giá dầu bắt đầu lao dốc.
Theo số liệu mới công bố của công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes có trụ sở tại Houston (Mỹ), số giàn khoan dầu còn hoạt động tại Mỹ đã giảm thêm 11 giàn xuống còn 332 giàn trong tuần này.
Tổng số giàn khoan còn hoạt động tại Mỹ, bao gồm cả các giàn khoan khí đốt, là 420, mức thấp nhất kể từ khi Baker Hughes bắt đầu công bố số liệu nói trên vào năm 1944.
Bang Texas của Mỹ, hiện sở hữu 44% số lượng giàn khoan đang hoạt động ở Mỹ, có hai giàn khoan phải ngừng hoạt động trong tuần qua.
Nhiều doanh nghiệp trên toàn nước Mỹ đã ngừng hoạt động khoan giếng dầu mới nên số giàn khoan còn hoạt động sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.
Không phải nhà máy hay công xưởng, những ngành hoàn toàn mới lạ này mới là đầu tàu của kinh tế Trung Quốc
Theo số liệu vừa được Tổng cục Thống kê Trung Quốc công bố hôm 29/4, trong quý I vừa qua doanh thu từ ngành văn hóa tăng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái lên 1,67 nghìn tỷ NDT (258 tỷ USD). Con số được đưa ra dựa trên báo cáo quý của 47.000 công ty, cho thấy nghành công nghiệp này đang nỗ lực thay đổi diện mạo mới cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Doanh thu từ ngành dịch vụ truyền thông bao gồm các nhà mạng Internet và các nhà cung cấp truyền hình vệ tinh và viễn thông tăng 27,8% so với quý I/2015. Nhóm ngành dịch vụ đời sống và giải trí (như các công ty du lịch, công viên, karaoke bar) chứng kiến bước nhảy vọt 25%.
Trung Quốc ngày càng dựa vào tiêu dùng, dịch vụ và công nghệ cao để kích thích tăng trưởng do ngành sản xuất truyền thống và công nghiệp nặng lao dốc.
Dịch vụ văn hóa nghệ thuật tại các trung tâm biểu diễn, bảo tàng báo cáo doanh thu tăng 25%. Doanh thu từ phim, chương trình truyền hình và phát thanh tăng 24,2%. Tiêu biểu là bộ phim Kung Fu Panda 3 hồi tháng 2 đã thu về cho quốc gia này 150 triệu USD.
Khu vực trung tâm Trung Quốc đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất với 12,7%. Khu vực phía Tây tăng trưởng 7,9% trong đó công lớn nhất là của 2 siêu thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải. Khu vực phía Bắc do bị ảnh hưởng bởi ngành công nghiệp nặng suy giảm dẫn tốc độ tăng trưởng kinh tế khu vực giảm 5%.