tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-04-2016

  • Cập nhật : 30/04/2016

Thị trường ngoại đem về 1.242 tỷ đồng cho FPT sau 3 tháng

Doanh thu quý I của FPT đạt 8.567 tỷ, trong đó thị trường nước ngoài góp 1.242 tỷ đồng.

Tập đoàn FPT (Mã CK: FPT) vừa công bố doanh thu hợp nhất quý I/2016 đạt 8.567 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế vượt 10% so với kế hoạch đạt 563 tỷ đồng. EPS tăng 870 đồng.

dinh huong toan cau hoa tiep tuc mang lai ket qua tot cho fpt.

Định hướng toàn cầu hóa tiếp tục mang lại kết quả tốt cho FPT.

Định hướng toàn cầu hóa tiếp tục duy trì kết quả khả quan với doanh thu tăng 36%, đạt 1.242 tỷ đồng. Lợi nhuận từ thị trường nước ngoài đạt 175 tỷ đồng, tăng mạnh 53% so với cùng kỳ.

Tập đoàn FPT cho biết, các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận trong 3 tháng đầu năm đều cao hơn so với kế hoạch nhưng tăng trưởng giảm so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân là FPT đang trong giai đoạn tăng cường đầu tư cho hạ tầng viễn thông và thị trường trong nước.

Dự kiến, các chi phí đầu tư cho hạ tầng viễn thông sẽ thấp đi và các lĩnh vực có doanh thu từ thị trường trong nước gồm giải pháp phần mềm, tích hợp hệ thống, dịch vụ công nghệ thông tin sẽ bắt đầu ghi nhận doanh thu cao hơn cùng kỳ kể từ quý III/2016.

Lĩnh vực xuất khẩu phần mềm và bán lẻ các sản phẩm công nghệ tiếp tục là hai điểm sáng lớn nhất của hoạt động kinh doanh. Cụ thể, lĩnh vực xuất khẩu phần mềm ghi nhận tốc độ tăng trưởng 42% về doanh thu và 18% lợi nhuận trước thuế.  Đặc biệt, doanh thu từ Nhật Bản – thị trường lớn nhất của FPT tại nước ngoài đạt mức tăng trưởng 57% - mức cao nhất của thị trường này trong các năm trở lại đây.

Lĩnh vực bán lẻ cũng ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng với mức tăng 35% về doanh thu và 47% về lợi nhuận. Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2016, lãnh đạo FPT cho biết đang thực hiện kế hoạch giảm sở hữu tại chuỗi FPTshop và FPT Retail.


AVG đổi tên thành MobiTV

MobiFone khẳng định, việc đổi tên này sẽ không làm thay đổi các chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ đang được áp dụng hiện nay. 

Tổng công ty Viễn thông MobiFone vừa chính thức công bố đổi tên thương hiệu Truyền hình An Viên thành MobiTV. Việc đổi tên này sẽ không làm thay đổi các chính sách bán hàng, cung cấp dịch vụ đang được áp dụng hiện nay. 

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Phó tổng giám đốc MobiFone cho biết, trong quý I năm 2016, doanh thu dịch vụ truyền hình của đơn vị này đạt mức tăng 192% so với cùng kỳ năm ngoái. Số lượng thuê bao cũng tăng xấp xỉ 230.000, gấp hơn 2 lần mức tăng cùng kỳ 2015.

AVG tham gia vào thị trường truyền hình trả tiền vào cuối năm 2011 với mức đầu tư khá lớn. Đơn vị này cung cấp cả dịch vụ truyền hình trả tiền số mặt đất và truyền hình số vệ tinh.

Từ cuối năm 2015, MobiFone chính thức công bố việc mua lại AVG nhằm phát triển tập trung vào 4 mảng chính gồm: di động, truyền hình, bán lẻ và đa phương tiện. Đơn vị này cũng đặt mục tiêu phát triển 1 triệu khách hàng đăng ký mới dịch vụ truyền hình trong năm 2016 và đến năm 2020 trở thành một trong 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền chiếm thị phần lớn nhất Việt Nam.

Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy, tổng doanh thu dịch vụ truyền hình trả tiền năm 2015 ước đạt 9.624 tỷ đồng. Lĩnh vực này thu hút khoảng 9.500 lao động, số lượng thuê bao truyền hình trả tiền vào khoảng 9,9 triệu.


Big C Việt Nam về tay người Thái

Central Group - Tập đoàn đến từ Thái Lan đã vượt qua một loạt các đối thủ lớn để sở hữu Big C Việt Nam với giá trị thương vụ vào khoảng hơn một tỷ USD. 

Casino Group (Pháp) - đơn vị sở hữu thương hiệu Big C tại Việt Nam vừa phát đi thông cáo đã đạt được thỏa thuận cuối cùng về việc bán Big C Việt Nam cho Central Group - một tập đoàn đến từ Thái Lan. Casino tiết lộ giá trị doanh nghiệp của Big C Việt Nam đạt một tỷ euro (tương đương 1,14 tỷ USD). Tập đoàn này cũng cho biết sau thương vụ này sẽ thu về 920 triệu euro, xấp xỉ 1,04 tỷ USD (khoảng 23.300 tỷ đồng). 

Như vậy, cuộc đua sở hữu Big C Việt Nam đã đi đến hồi kết sau gần nửa năm. Từ cuối năm 2015, trong kế hoạch tái cơ cấu tài chính nhằm giảm nợ năm 2016, Casino Group đã đề cập đến việc bán chuỗi siêu thị Big C ở Việt Nam - thị trường hãng không coi là trọng điểm.

Casino Group đã có hơn 18 năm để phát triển hệ thống và thương hiệu Big C tại Việt Nam. Big C Việt Nam hiện gồm 43 cửa hàng và 30 trung tâm mua sắm và đã đạt được trong năm 2015 doanh thu chưa bao gồm thuế 586 triệu euro (khoảng 665 triệu USD).

Central Group được sáng lập năm 1927, hiện hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, các cửa hàng, bán lẻ, khách sạn và nhà hàng. Tài sản lớn nhất của Tập đoàn là Central Retail - một trong những tập đoàn bán lẻ lớn nhất Thái Lan, sở hữu các trung tâm mua sắm như Central, Robinson, Zen, La Rinascente (Italy).

Tập đoàn này đã vượt qua một loạt các đối thủ lớn trong lĩnh vực bán lẻ như Berli Jucker (Thái Lan), Lotte Group (Hàn Quốc), Aeon (Nhật Bản), Dairy Farm (Singapore) và Saigon Co.op (Việt Nam) để sở hữu Big C Việt Nam. 

Gần đây, đại gia này rất tích cực mua các tài sản để mở rộng hoạt động ra khu vực Đông Nam Á và châu Âu. Tại Việt Nam, Central Group hiện sở hữu 49%cổ phần công ty sở hữu chuỗi siêu thị điện máy Nguyễn Kim


Mỗi ngày, Masan thu về gần 100 tỷ đồng

Năm 2016, Masan đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục - vượt 2 tỷ USD và chuyển hướng mạnh sang thị trường ASEAN nhằm đón đầu làn sóng hội nhập.

Công ty Tập đoàn Masan (Mã CK: MSN) vừa công bố kết quả kinh doanh quý I/2016. Theo đó, tập đoàn vừa đạt kỷ lục khi ghi nhận doanh thu thuần 8.769 tỷ đồng, tăng 144,6%. Trung bình mỗi ngày, các mảng kinh doanh của Masan đem về 97,4 tỷ đồng. Lợi nhuận thuần đạt 393 tỷ đồng, tăng 585,6% so với cùng kỳ,

moi-ngay-masan-thu-ve-gan-100-ty-dong

Masan là chủ của nhiều thương hiệu lớn tại Việt Nam.

Góp công lớn nhất trong sự bứt phá của Masan là lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi với doanh thu 5.183 tỷ đồng. Đây cũng là lý do Masan đạt mức tăng trưởng cao trong quý đầu năm nay, cùng kỳ công ty chưa triển khai lĩnh vực kinh doanh này.

Sau khi thâu tóm Anco và Proconco, Masan đã thành công ở chuỗi sản xuất thức ăn chăn nuôi heo nhờ dòng sản phẩm Bio-zeem. Trong năm 2016, doanh số thức ăn chăn nuôi heo dự báo sẽ tăng trưởng trên 60%, doanh thu và lợi nhuận tăng 20%.

Trước đó, tháng 4/2015, Masan Group đã mua lại Công ty Sam Kim (Masan Nutri-Science). Theo đó, công ty nắm 70% cổ phần của Dinh dưỡng Nông nghiệp Quốc tế (Anco) và 52% cổ phần Công ty Việt – Pháp sản xuất thức ăn gia súc, và hiện đã tăng sở hữu cổ phần tại Proconco lên 65,8%.

Nhằm củng cố vị thế trong chuỗi giá trị đạm động vật, mới đây Masan tiếp tục mua 14% và trở thành đối tác chiến lược của Công ty TNHH MTV Việt Nam Kỹ Nghệ Súc Sản (Vissan). Đây là công ty sở hữu thương hiệu thịt và các sản phẩm từ thịt lớn nhất Việt Nam với doanh thu thuần năm 2015 đạt 3.775 tỷ đồng.

Dù có dấu hiệu chững lại song thực phẩm và đồ uống vẫn mang về cho Masan 2.780 tỷ đồng. Hiện công ty đang tiến hành những bước đầu tiên để xâm nhập thị trường 250 triệu dân của ASEAN, trước mắt phục vụ thị trường Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Lào.

Thông qua đối tác chiến lược Singha (công ty đồ uống hàng đầu Thái Lan), Masan ngay lập tức tiếp cận thị trường này với sản phẩm thử nghiệm đầu tiên là nước mắm. Dự kiến năm 2016, ngành thực phẩm và đồ uống sẽ mang lại 14,500-15.500 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 10-17%.

Lĩnh vực khoáng sản và chế biến giá trị gia tăng góp 806 tỷ đồng. Năm 2016, định hướng tăng sản lượng khai thác, công ty đặt mục tiêu tăng doanh thu 50% ở mảng này. Dự án Núi Pháo thuộc nhóm 25% các nhà sản xuất vonfram toàn cầu có chi phí sản xuất thấp nhất.

Mảng ngân hàng, Techcombank tiếp tục có tăng trưởng tốt, lợi nhuận trước thuế đạt 582 tỷ đồng, tăng 42,7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ nợ xấu dưới 2%. Năm 2016, mục tiêu của nhà băng này là tăng lợi nhuận 74% lên 3.543 tỷ đồng.

Tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên năm 2016, các cổ đông của Masan đã thông qua mục tiêu doanh thu thuần kỷ lục 2 tỷ USD cho năm 2016, tăng 40% so với năm 2015.

Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của Masan tăng lên 71.849 tỷ, nợ phải trả là 44.740 tỷ đồng. Hiện Masan đang sở hữu nhiều thương hiệu lớn như nước mắm Nam Ngư, Chinsu, nước tương Tam Thái Tử, bia Sư tử trắng, Vinacafe, nước khoáng Quang Hanh, cám Con Cò...


Amazon lãi hơn 500 triệu USD

Lợi nhuận thuần của Amazon trong quý I đạt 513 triệu USD, nguồn thu lớn nhất đến từ việc bán hàng trực tiếp cho người mua.
amazon-lai-hon-500-trieu-usd

Theo báo cáo mới được Amazon công bố, doanh thu thuần quý đầu năm nay ở mức 29,13 tỷ USD, tăng 28,2% so với 22,72 tỷ USD cùng kỳ năm 2015. Trong đó có khoảng 20,58 tỷ USD thu về từ việc hãng bán hàng trực tiếp cho người mua, tăng 20,5%.

Phần còn lại 8,55 tỷ USD đến từ phí hoa hồng thu từ những doanh nghiệp bán hàng trên Amazon, dịch vụ điện toán đám mây Amazon Web Service và những khoản thu nhỏ lẻ khác. Khoản này tăng 51,9% so với năm ngoái.

Khu vực Bắc Mỹ là một trong những thị trường chính của công ty với doanh thu ròng 17 tỷ USD, tăng 26,8% từ mức 13,41 tỷ USD trước đó, chiếm đến 58,2% tổng doanh thu ròng, bao gồm cả tiền thu về từ các dịch vụ web. Doanh thu ròng từ thị trường nước ngoài khoảng 9,57 tỷ USD, tăng 23,5% so với mức 7,75% trong năm ngoái.

Việc bán thiết bị điện tử và các hàng hóa khác nói chung tăng trưởng đều cả ở thị trường Mỹ và nước ngoài. Đại diện Amazon cho biết doanh thu tại Bắc Mỹ trong phân khúc này đã hơn 32% so với năm ngoái, từ 10,25 tỷ lên 13,51 tỷ USD. Còn ở các nước khác từ 5,378 tỷ tăng thành 7,03 tỷ USD.

Những phân khúc kinh doanh sách, nhạc, video đều có kết quả kinh doanh tốt. Chi tiêu cho quảng bá, công nghệ và nội dung đều tăng trưởng mạnh. Công ty cũng thuê mới hơn 14.000 nhân viên toàn thời gian và bán thời gian trong quý I, nâng số nhân viên hiện tại lên 245.200 người.

Amazon dự kiến ​​doanh thu thuần trong quý II/2016 vào khoảng 28-30,5 tỷ USD, vượt 30% so với cùng kỳ 2015.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-05-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-05-2016

    Nhà bán lẻ ngoại tự do mở điểm bán lẻ dưới 500 m2?
    Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ
    Xuất siêu gần 6,6 tỷ USD vào Hoa Kỳ
    Đồng tiền mạnh nhất thế giới có mệnh giá phân số
    Nỗi buồn FPT Shop: 300 cửa hàng chia nhau 10% thị phần điện thoại

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-05-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-05-2016

    Nhà đầu tư Canada đề xuất đầu tư 150 triệu USD cho dự án điện mặt trời tại Ninh Thuận
    Hướng dẫn hồ sơ kiểm dịch tôm hùm nhập khẩu
    Trường hợp nào được hoàn trả tiền thuế tự vệ?
    Từ 1-5, chỉ chấp nhận C/O mẫu AANZ theo quy định mới
    Khai sai mã số, bị truy thu và phạt hơn 12 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-05-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-05-2016

    Thêm nhiều ngân hàng cổ phần giảm lãi suất cho vay
    Nissan triệu hồi 3,5 triệu xe lỗi túi khí
    Tăng mạnh thuế chống bán phá giá thép nhập từ Trung Quốc
    Giá cá sấu U Minh rớt thảm
    Hà Nội và TP.HCM ký kết tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-05-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-05-2016

    Australia từ chối bán công ty kiểm soát 1,3% diện tích quốc gia cho Trung Quốc
    Nỗi lo 11.000 tỷ USD tại hai thị trường chứng khoán lớn nhất châu Á
    Lạm phát 500%, Venezuela thậm chí không có tiền để in thêm tiền
    Số giàn khoan dầu ở Mỹ giảm gần 79%
    Không phải nhà máy hay công xưởng, những ngành hoàn toàn mới lạ này mới là đầu tàu của kinh tế Trung Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-05-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 01-05-2016

    Bà Mai Kiều Liên: “Hãy coi doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, không phải đối tượng quản lý”
    Cạnh tranh giữa các công ty tài chính: Ai hưởng lợi?
    Doanh nghiệp Trung Quốc tiếp tục “cơn sốt” thâu tóm khách sạn thế giới
    “Thanh khoản kém, trả cổ tức bằng tiền mặt khác nào lấy mỡ nó rán nó”
    Bảo Việt lãi 387 tỷ đồng trong quý I, hoàn thành 32,5% kế hoạch năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh 01-05-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 01-05-2016

    Big C về tay Thái Lan, bán lẻ Việt 'chết ngang vai'
    Không tham vấn giá đối với hàng nhập khẩu phi mậu dịch
    Ngăn chặn 4 container phế liệu xuất lậu trốn thuế
    Ấn Độ vẫn "dành cửa" cho DN xuất khẩu gỗ tấm của Việt Nam
    Thái Lan: Sản lượng mủ cao su giảm 50%

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-04-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 30-04-2016

    Gỗ tấm MDF Việt Nam bị Ấn Độ áp biên độ phá giá tới 40%
    Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op: Cởi trói cho doanh nghiệp Việt trong mua bán sáp nhập
    Thái Lan xuất khẩu gạo số 1 thế giới
    Nhiều doanh nghiệp Mỹ tìm hiểu khả năng đầu tư tại Việt Nam
    Trung Quốc nâng tỷ giá đồng NDT mạnh nhất 11 năm

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-04-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 30-04-2016

    Mỹ tố Trung Quốc đánh cắp bí mật thương mại
    Samsung thống trị ngành chip, các đối thủ sa lầy
    Kinh tế Nga: Đặt cược vào các ngành công nghiệp truyền thông và viễn thông
    Lợi nhuận của Facebook tăng gấp 3 lần sau 1 năm
    Mua lại Instagram, một trong những vụ mua lại sinh lời nhất trong lịch sử

  • Tin kinh tế đọc nhanh 30-04-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 30-04-2016

    Kinh tế Mỹ chỉ tăng trưởng 0,5% trong quý đầu tiên của năm 2016
    Ngân hàng trung ương Úc: Kỳ vọng về một đợt nới lỏng tiền tệ mới
    Số doanh nghiệp phải bán vốn nhà nước sẽ rất nhiều
    Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc: Doanh nghiệp Việt có xu hướng ngày càng teo tóp
    9 nhóm vấn đề doanh nghiệp kiến nghị với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-04-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-04-2016

    Mạng xã hội Facebook "hốt bạc" với 1,65 tỷ người tham gia
    Những dấu hỏi cho kế hoạch nghìn tỷ của Ả Rập
    Sắc xanh bao phủ thị trường chứng khoán Mỹ sau bài phát biểu của Fed
    OECD cảnh báo người dân Anh sẽ nghèo đi nếu rời khỏi EU
    Giấc mơ giá dầu 10 năm của Tổng thống Putin sắp thành hiện thực