Trung Quốc hạ giá nội tệ - thảm họa tiềm ẩn với kinh tế khu vực; Người Việt ăn 90.000 tấn thịt gà nhập trong nửa năm; Cảnh báo sản phẩm công nghệ có thể tăng giá vì xung đột thương mại Mỹ - Trung
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-07-2016
- Cập nhật : 27/07/2016
Google thống trị thị trường quảng cáo tìm kiếm
Gã khổng lồ tìm kiếm có thể chiếm một phần ba chi tiêu quảng cáo kỹ thuật số toàn cầu trong năm nay.
Dự kiến năm 2016, Google sẽ đạt mức doanh thu quảng cáo trực tuyến 57,8 tỷ USD, tăng 9% so với năm ngoái, chiếm 30,9% tổng thị trường quảng cáo kỹ thuật số trên toàn thế giới.
Google vẫn chiếm ưu thế trong mảng quảng cáo tìm kiếm với mức thu trong năm nay khoảng 47,57 tỷ USD, chiếm 55,2% thị phần, theo ước tính của eMarketer.
Còn về quảng cáo hiển thị trực tuyến, Google đứng sau Facebook với doanh số 10,23 tỷ USD, tương đương mức 12,3% tổng chi ngân sách toàn phân khúc này. Doanh thu quảng cáo của YouTube tăng 40,6% lên 4,28 tỷ USD. Các trang web video mạng xã hội dự kiến thu về 5,18 tỷ USD tiền quảng cáo, tăng trưởng 21,1%.
eMarketer nhận định so với năm 2015, doanh thu quảng cáo di động của Google trong năm nay cao hơn 40% lên mức 34,11 tỷ USD. Con số này qua năm 2017 nhiều khả năng còn vượt tiếp 24,3%, đạt 42,41 tỷ USD.
Ông Martin Utreras - chuyên gia phân tích cao cấp của eMarketer cho rằng hệ thống quảng cáo tự động và quảng cáo di động của Google vẫn tiếp tục sinh lợi cao. "Tuy nhiên, doanh thu có thể bị ảnh hưởng trong ngắn hạn do tác động của Brexit vì Vương quốc Anh hiện chiếm khoảng 9% doanh thu và Tây Âu cũng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Goolge", ông Martin Utreras nhấn mạnh.
Nhật Bản: xuất khẩu giảm ít hơn so với dự kiến
Sản lượng thép toàn cầu trong tháng 6 không thay đổi
Trung Quốc sản xuất khoảng 1/2 sản lượng thép toàn cầu, thúc đẩy sản xuất kể từ tháng 3, do giá gia tăng và nhu cầu cải thiện.
Giá thép tăng tại một thời điểm, khi nước này bị buộc tội bán phá giá mức cao kỷ lục, xuất khẩu thép giá rẻ trên thị trường thế giới. Trung Quốc, tuy nhiên phủ nhận điều này.
Sản lượng thép Trung Quốc trong tháng 6 tăng 1,7%, so với 68,3 triệu tấn cùng tháng năm ngoái, Worldsteel cho biết.
Sản lượng thép thô toàn cầu không thay đổi, ở mức 136 triệu tấn, tuy nhiên, do sản lượng giảm tại các khu vực trọng điểm khác.
Sản lượng tại EU giảm 5,3%, tại Bắc Mỹ giảm 1,2% và tại Cộng đồng các quốc gia độc lập giảm 0,6%.
Bắc Kinh cam kết sẽ cắt giảm công suất sản xuất thép trong năm nay thêm 45 triệu tấn – một động thái sẽ cắt giảm 180.000 lao động.(VITIC)
'Vua' cá tra tăng lãi 17 lần
Với khoản lợi nhuận đột biến trong quý III của năm tài chính, Thủy sản Hùng Vương lãi 290 tỷ đồng sau 9 tháng, tăng gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III của Công ty cổ phần Hùng Vương (Mã CK: HVG, niên độ 1/10-30/9) cho thấy doanh thu thuần trong kỳ đạt 6.612 tỷ đồng, tăng trưởng 45%; giá vốn cũng tăng mạnh 45% nên lãi gộp đạt 472,6 tỷ đồng, tăng trưởng 39%.
Năm nay, lợi nhuận từ hoạt động liên doanh liên kết của công ty này tăng cao, đạt 46,3 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ thua lỗ gần 13 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, công ty này lãi ròng 226,4 tỷ đồng, gấp 17,4 lần so với cùng kỳ năm trước.
Lũy kế 9 tháng, công ty đạt 15.049 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận sau thuế đạt 290 tỷ đồng, lần lượt tăng 26% và gấp gần 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo doanh nghiệp này, cả doanh thu xuất khẩu và nội địa của công ty đều tăng trưởng tốt sau 9 tháng. Tính đến 30/6, khoản phải thu ngắn hạn từ khách hàng tăng mạnh lên 6.666 tỷ đồng, trong đó tăng mạnh nhất là từ khách hàng trong nước (tăng từ 2.800 tỷ đầu năm lên gần 4.934 tỷ đồng). Lãi cơ bản trên cổ phiếu đạt 1.179 đồng.
Dệt Long An vướng bê bối nợ nần
Không chấp nhận số nợ gốc và lãi như thông báo của ngân hàng, Dệt Long An đã từ chối hợp tác khiến vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng dây dưa kéo dài suốt nhiều năm qua.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Văn Gấu - Cục trưởng Cục Thi hành án Long An cho biết, trong hai ngày 19 và 21/7, cơ quan này đã phối hợp với các lực lượng chức năng khác tiến hành thẩm định giá tài sản tại Công ty Dệt Long An do doanh nghiệp này nợ Ngân hàng Kỹ Thương - Techcombank số tiền hơn 130 tỷ đồng.
Tuy nhiên, ông Gấu cho biết, trong ngày 19/7, do bảo vệ tại trụ sở Công ty Dệt Long An không hợp tác, cùng sự phản đối của một số đối tác Công ty, nên lực lượng thi hành án phải dùng kềm cắt cửa để thẩm định tài sản. Đến ngày 21/7 thì đại diện công ty mới để lực lượng thi hành án.
Về phía Techcombank, đại diện nhà băng cho biết, năm 2009, Công ty Dệt Long An vay ngân hàng này hơn 66 tỷ đồng và trên 100.000 USD. Đến tháng 10/2010 công ty vay tiếp gần 72 tỷ đồng, nhưng sau đó không thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký giữa hai bên, để nợ quá hạn kéo dài. Dư nợ của công ty này tại ngân hàng tạm tính đến ngày 8/6/2016 là gần 230 tỷ đồng (nợ gốc và lãi).Do không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ, trước đó Techcombank đã khởi kiện Dệt Long An ra tòa án có thẩm quyền để thu hồi nợ. Đơn khởi kiện của ngân hàng đã được tòa thụ lý và được xét xử qua các phiên sơ thẩm, phúc thẩm. Theo đó, Công ty Dệt Long An có trách nhiệm thanh toán cho Techcombank toàn bộ số tiền nợ gốc và lãi phát sinh cho đến khi thanh toán hết toàn bộ nợ. Trường hợp Dệt Long An không thanh toán được thì ngân hàng có quyền yêu cầu phát mãi các tài sản đã thế chấp, bảo lãnh để thi hành án.
Sau nhiều lần bị trì hoãn, ngày 7/7/2016, Tổng cục thi hành án dân sự có Thông báo kết luận của Phó tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sơn tại cuộc họp liên ngành vụ Công ty cổ phần Dệt Long An, chỉ đạo Cục thi hành án tỉnh tiếp tục thực hiện việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản đã kê biên để thi hành án theo quy định của pháp luật (được dùng các biện pháp cần thiết để cưỡng chế). Sau khi thẩm định xong, Cục thi hành án tỉnh Long An tiến hành bàn giao cho cá nhân, tổ chức có điều kiện để thực hiện việc bảo quản tài sản.
"Ngày 19/7/2016, Techcombank tham gia buổi thẩm định tài sản với tư cách là bên chứng kiến theo thư mời của Cục thi hành án tỉnh Long An. Sự việc diễn ra có sự tham gia của đầy đủ các cơ quan, ban ngành có liên quan theo đúng trình tự pháp luật. Ngân hàng không tham gia vào quá trình làm việc của cơ quan tố tụng", đại diện nhà băng này nói.
Chia sẻ vấn đề này, bà Nguyễn Thị Cúc - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dệt Long An cho biết đã có nhiều đơn gửi các ban ngành chức năng khiếu nại bản án sơ thẩm ngày 16/5/2013 của Toà án nhân dân huyện Thủ Thừa và bản án phúc thẩm ngày 30/10/2013 của Toà án nhân dân Tỉnh Long An về tranh chấp hợp đồng tín dụng với Ngân hàng Kỹ Thương.
Theo bà Cúc, chỉ có hợp đồng tín dụng ký ngày 24/1/2009 là Dệt Long An có vay của Techcombank 15 tỷ đồng và nhận giải ngân từ ngân hàng này. Còn ba hợp đồng ký năm 2009, công ty chưa được giải ngân đồng nào do vướng các thủ tục giấy tờ lúc đó. Doanh nghiệp cũng cho rằng phía Techcombank đã không đưa ra được những giấy tờ hợp lệ để chứng minh Dệt Long An có nhận khoản tiền trên, nhưng lại bị toà tuyên xử công ty phải trả hơn 130 tỷ là không thoả đáng.Bà Cúc cho rằng, khi nào tranh chấp hợp đồng tín dụng được giải quyết rõ ràng, thấu tình đạt lý thì Công ty cổ phần Dệt Long An sẽ tự nguyện thi hành án và chấp hành nghiêm chỉnh phán quyết của toà. Công ty sẽ trả đủ số tiền đã thực vay cho Techcombank mà không phải cưỡng chế.
Tuy có khiếu nại từ phía doanh nghiệp nêu trên song tuần qua, Cục Thi hành án Long An vẫn phối hợp cùng các lực lượng chức năng tiến hành thẩm định giá tài sản tại Công ty Dệt Long An. Theo bà Cúc, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An không chỉ thực hiện việc "cưỡng chế thẩm định giá" - điều không có trong Luật Thi hành án dân sự, mà còn chiếm giữ luôn tài sản kê biên và tài sản ngoài kê biên. "Việc làm này đang bức tử bất hợp pháp mọi hoạt động của Dệt Long An", bà nói.
Bà Cúc cũng giải thích thêm, Thông báo kết luận của Phó tổng cục trưởng Nguyễn Văn Sơn ngày 7/7/2016 chỉ đạo Cục thi hành án tỉnh Long An tiếp tục thực hiện việc thẩm định giá, bán đấu giá tài sản đã kê biên để thi hành án theo quy định của pháp luật thực ra chỉ là văn bản hướng dẫn nghiệp vụ.
Sở dĩ có văn bản này theo bà Cúc là do trước đó Cục thi hành án dân sự tỉnh Long An có văn bản gửi Tổng cục xin ý kiến chỉ đạo nghiệp vụ nhưng trong đó Cục không trung thực về trường hợp của Dệt Long An, rằng đây là bản án đã có kết luận giám sát số 247, tức "bản án trái pháp luật" và các cơ quan có thẩm quyền đang xem xét ở cấp giám đốc thẩm.
Công ty cổ phần Dệt Long An trước đây là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND tỉnh . Do làm ăn không hiệu quả, tỉnh Long An quyết định giải thể. Năm 2007, tài sản của doanh nghiệp này được bán cho một công ty trách nhiệm hữu hạn với giá 60 tỷ đồng. (Vnexpress)
Theo Hồ sơ vụ án tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Dệt Long An và Ngân hàng Kỹ Thương, tại các bản án từ năm 2011 đến năm 2013, tòa đã tuyên xử buộc Công ty cổ phần dệt Long An có nghĩa vụ phải trả và sau đó là xử lý tài sản thế chấp để trả cho Techcombank tổng số tiền hơn 131 tỷ đồng và lãi suất chậm thi hành án.
Do doanh nghiệp không tự nguyện thi hành nên Cục Thi hành án dân sự tỉnh đã quyết định kê biên, xử lý tài sản vào tháng 5/2014 gồm toàn bộ xưởng dệt và trụ sở, toàn bộ máy móc thiết bị, toàn bộ xưởng nhuộm và các quyền lợi phát sinh. Sau khi kê biên, do các bên đương sự không thỏa thuận được về giá nên chấp hành viên đã phối hợp với các cơ quan về thẩm định giá.
Từ tháng 5/2015, Cục Thi hành án đã tiến hành 4 lần thẩm định giá nhưng không thành do doanh nghiệp không hợp tác. Tiếp đó vào tháng 3/2016, Viện kiểm sát đã ra thông báo không có cơ sở cho doanh nghiệp kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Ban Nội chính Tỉnh ủy Long An cũng có công văn về việc tiếp tục thi hành án.
Qua tháng 5/2016, phía công ty lại có kiến nghị khẩn cấp Cục Thi hành án dân sự tỉnh Long An tạm dừng việc thẩm định giá tài sản với lý do Tòa án nhân dân cấp cao yêu cầu Tòa án tỉnh Long An chuyển hồ sơ vụ tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa Techcombank với Dệt Long An.
Ngày 18/5/2016, Cục Thi hành án tỉnh Long An đã tổ chức cuộc họp liên ngành có đại diện TAND tỉnh Long An tham gia và kết luận chưa đủ cơ sở để hoãn việc thi hành án. Ngày 21/6 và 19/7, việc thẩm định giá tiếp tục được tổ chức lần thứ 5.