Giải ngân gần 10 tỷ USD vốn FDI 8 tháng đầu năm
Goldman Sachs cho biết sự phục hồi của giá dầu vẫn mong manh
Xuất khẩu dầu diesel của Trung Quốc tăng kỷ lục trong tháng 7
Greenspan dự báo lãi suất Mỹ có thể tăng cao một cách nhanh chóng
Tin kinh tế đọc nhanh 24-08-2016
- Cập nhật : 24/08/2016
Tại sao không còn ai tin vào thị trường Trung Quốc?
Ở Trung Quốc, giới chức đánh giá bảng cân đối của công ty, thiết lập giá chào bán, rồi để thị trường tự biết ai lừa dối hay che giấu điều gì.
Khi nhà quản lý chứng khoán Trung Quốc tuyên bố kế hoạch hủy niêm yết cổ phiếu Dandong Xintai Electric vì giả mạo hồ sơ IPO, việc này không phải là tin nóng hổi, nhưng cho thấy những thay đổi sâu rộng có thể đang được thực hiện.
Xintai là công ty đầu tiên bị "trục xuất" khỏi sàn ChiNext Thâm Quyến vì lỗi nêu trên, và chỉ là một trong số ít các công từ bị hủy niêm yết tại Trung Quốc. Việc cổ phiếu Xintai không được niêm yết cho thấy các nhà quản lý đang đối mặt với sự thật không mấy dễ chịu về thị trường vốn của Trung Quốc.
Thị trường vốn của Trung Quốc ở những khía cạnh quan trọng chỉ giống như thị trường ở bề ngoài mà thôi. Trên thị trường chứng khoán, chính phủ can thiệp trên quy mô lớn để đẩy giá lên. Việc đầu tư vào thị trường trái phiếu bị điều hướng quá mức vào các doanh nghiệp nhà nước. Không hề có thị trường phái sinh. Việc công bố thông tin tài chính thường không hợp lý, giao dịch nội bộ đáng nghi và thị trường luôn hoài nghi về sự can thiệp của chính phủ.
Tất cả những hiện tượng này cho thấy sự yếu kém phổ biến: hệ thống quản lý không chỉ tập trung vào việc cơ chế công bố và cơ chế thị trường mà còn thiết lập giá tài sản và phân phối lợi nhuận.
Tại hầu hết các nước, khi các công ty xem xét IPO, giới chức yêu cầu họ công bố thông tin một cách chính xác, sau đó, để thị trường định giá. Ở Trung Quốc, mọi chuyện ngược lại: Giới chức đánh giá bảng cân đối và lịch sử công ty, thiết lập giá chào bán, sau đó để thị trường luận ra ai có thể đang lừa dối hay che giấu điều gì đó.
Kết quả là các nhà đầu tư, cả nội và ngoại, mất lòng tin vào thị trường Trung Quốc. Đầu tư của khối ngoại tính đến tháng 7/2016 vào Trung Quốc giảm 60% so với cùng kỳ. Ngay cả nhà đầu tư bán lẻ Trung Quốc cũng đang đứng bên lề: Các tài khoản đầu tư cá nhân - chưa đến 500.000 nhân dân tệ - trong tháng 7 giảm xuống 46,8 triệu nhân dân tệ từ 47,4 triệu nhân dân tệ trong tháng 7/2015.
Sự mất lòng tin này ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực của thị trường. Các ngân hàng thương mại lớn của Trung Quốc đang giao dịch với tỷ số P/E là 5 - so với mức bình quân 12 của các ngân hàng thương mại ở các nước khác - vì các nhà đầu tư nghĩ rằng danh mục cho vay của các ngân hàng yếu kém hơn nhiều so với những gì công bố. Mặc dù kết nối giao dịch cố phiếu Thâm Quyến-Hong Kong mới được thông qua có thể giúp nhà đầu tư ngoại tiếp cận một số hãng công nghệ đang tăng trưởng nhanh nhất của Trung Quốc, nhưng họ sẽ “tránh xa” nếu không tin tưởng số liệu được công bố.
Việc hủy niêm yết cổ phiếu Xintai cho thấy nhà quản lý Trung Quốc rốt cuộc đang nhìn nhận các vấn đề một cách nghiêm túc. Nhưng vẫn còn một số việc cần phải giải quyết.
Thứ nhất là tập trung vào việc thiết lập thị trường chất lượng cao thay vì định ra mức giá chất lượng thấp. Điều này có nghĩa rằng việc buộc các công ty công khai trung thực tình hình tài chính. Đổi lại, việc công khai chính xác nghĩa là tin xấu sẽ lộ ra dù là thừa nhận tỷ lệ nợ xấu cao hơn hay lợi nhuận ngày một giảm. Đối với nhà quản lý, điều đó không có gì phải sợ.
Cuối cùng, Trung Quốc cần cơ chế thị trường để hỗ trợ sự hồi phục giá, tính minh bạch và hoạt động thương mại. Đã quá nhiều lần, Bắc Kinh can thiệp vào thị trường và giá cả. Trung Quốc sẽ không thể trở thành trung tâm tài chính chủ đạo nếu các trader không tin rằng sân chơi này là bình đẳng và công bằng. (Bloomberg/ NCĐT)
Nguồn cung thế giới tăng trong tháng Bảy nhưng công suất tiêu thụ ở mức thấp 5 tháng
Sản lượng thép thô của 66 quốc gia báo cáo của Hiệp hội Thép Thế giới đạt 133,7 triệu tấn trong tháng Bảy, hiệp hội cho biết hôm thứ Hai. Mức này đã tăng 1,4% so với mức tháng Bảy năm ngoái, nhưng giảm 4,6% so với tháng Sáu, trên cơ sở bình quân hàng ngày.
Công suất tiêu thụ của ngành công nghiệp này giảm xuống còn 68,3%, thấp hơn 3,7 điểm phần trăm thấp của mức tháng Sáu và là mức thấp nhất kể từ tháng Hai.
Sản lượng thép thô thế giới trong 7 tháng đầu năm nay là 930 triệu tấn, thấp hơn 1,2% so với mức 941 triệu tấn được sản xuất trong 7 tháng đầu năm 2015.
Sản xuất tháng Bảy của Trung Quốc đã tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước ở mức 66,8 triệu tấn. Sản lượng thép 7 tháng đầu năm của Trug Quốc đạt 466,5 triệu tấn chiếm 50,2% tổng sản lượng thế giới. Tháng Bảy cũng cho thấy sản xuất tăng đối với Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan.
Nhưng hầu hết các khu vực khác cho biết sản lượng thấp hơn. Sản lượng thép của Liên minh châu Âu trong tháng Bảy là 12,99 triệu tấn thấp hơn 4,6% so với tháng Bảy năm ngoái. Sản lượng giảm ở Đức, Pháp, Anh, Tây Ban Nha và Ba Lan. Nhưng tăng được ghi nhận ở Italy, Bỉ, Áo và Hà Lan.
Sản xuất của Thổ Nhĩ Kỳ tăng 6,5%, và nguồn cung CIS tháng Bảy là 8,8 triệu tấn cao hơn 2,8%.
Sản lượng tại Bắc Mỹ trong tháng qua là gần như không thay đổi so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng tại Mexico và Canada đã được bù đắp bởi sự suy giảm tại Mỹ. Sản lượng tháng Bảy ở Nam Mỹ đã giảm gần 10% với Brazil, Argentina, Colombia và Venezuela đều cho biết giảm.
So với tháng 7/2015, sản lượng cũng giảm ở châu Phi và Trung Đông, với tất cả các nước sản xuất thép lớn, ngoại trừ Iran cho biết khối lượng sản xuất thấp hơn.
66 quốc gia bao gồm trong báo cáo này chiếm khoảng 99% sản lượng toàn cầu trong năm 2015. (ST)
Xuất khẩu HRC của Thổ Nhĩ Kỳ trong H1 đến Ai Cập tăng vọt, đến Mỹ giảm
Xuất khẩu HRC của Thổ Nhĩ Kỳ đã tăng 10,8% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm 2016 lên đến 888.650 tấn, trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ mạnh mẽ từ một số thị trường xuất khẩu chính của nước này, trong đó xuất khẩu HRC đến Ai Cập nói riêng đặc biệt tăng mạnh, theo Viện Thống kê Dữ liệu (TUIK).
Ai Cập đã trở thành thị trường xuất khẩu HRC chính của Thổ Nhĩ Kỳ trong 6 tháng đầu. Xuất khẩu HRC Thổ Nhĩ Kỳ sang nước này đạt 126.419 tấn trong giai đoạn đó, tăng cao hơn đáng kể 8.800 tấn so với mức trong cùng kỳ năm 2015.
Mỹ vẫn là nhà nhập khẩu HRC lớn thứ hai của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian đó, thu mua 109.608 tấn HRC, mặc dù giảm 39% so với cùng kỳ năm ngoái. HRC xuất khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ đến một số nước EU, tuy nhiên, đã tăng trưởng cùng kỳ năm trong H1. Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu 102.816 tấn HRC đến Italy, tăng 18,6% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi xuất khẩu sang Tây Ban Nha đạt 69.750 tấn, cũng tăng 43,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu HRC sang Hy Lạp cũng tăng gấp bốn lần lên tới 60.505 tấn trong H1, theo số liệu TUIK.
Bulgaria đã trở thành người mua HRC lớn thứ sáu của Thổ Nhĩ Kỳ trong H1, nhập khẩu 48.425 tấn, tiếp theo là Thái Lan (39.780 tấn), và Romania (38.573 tấn).
Xuất khẩu HRC Thổ Nhĩ Kỳ sang Morocco đạt 28.188 tấn trong H1, trong khi xuất khẩu sang Tunisia đạt 22.546 tấn. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã xuất khẩu 22.457 tấn thép cuộn cán nóng tới Iraq trong thời gian đó. Người mua HRC khác của Thổ Nhĩ Kỳ trong H1 là Algeria với 21.152 tấn, tiếp theo là Pháp (19.272 tấn), Anh (18.722 tấn) và Bỉ (16.608 tấn), dữ liệu cho thấy.(satthep)
Uganda dự kiến xuất khẩu cà phê niên vụ 2016/17 tăng 13,5%