Quốc hội hoãn thông qua xóa nợ thuế cho doanh nghiệp nhà nước
Dồn dập dự án bất động sản nghìn tỷ đầu tư vào vùng Tây Bắc
Giá thép xây dựng tiếp tục đi xuống
Kiểm tra chặt thủy sản nhập khẩu từ Đài Loan
Mỹ kiện chống bán phá giá ống thép của VN
Tin kinh tế đọc nhanh 13-10-2015
- Cập nhật : 13/10/2015
Trung Quốc: Fed không nên tăng lãi suất
Bộ trưởng Năng lượng Qatar: 'Giá dầu đã chạm đáy'
Tăng trưởng dầu thô từ các nước ngoài OPEC (Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ) đã chậm lại "đáng kể" năm nay và có thể đi ngang hoặc giảm năm tới, ông Al Sada cho biết trong một email hôm qua. Nhu cầu dầu thô từ cả các nước mới nổi và phát triển đều sẽ phục hồi, lên 30,5 triệu thùng một ngày năm 2016, từ 29,3 triệu thùng năm nay.Giá dầu thấp hiện tại đã "khiến các hãng dầu mỏ giảm chi tiêu gần 20% năm nay, từ 650 tỷ USD năm ngoái. Xu hướng này có thể khiến nguồn cung thiếu hụt", ông cho biết.
Dầu Brent đã mất 8,2% năm nay và 41% trong 12 tháng qua. Cuối tuần trước, giá dầu này chốt phiên London tại 52,65 USD một thùng. Trong khi đó, giá dầu thô WTI sáng nay đã tăng lên trên 50 USD một thùng. Giá dầu WTI tuần trước đã tăng 9%.
Giá dầu hiện tại vẫn quanh 45 USD một thùng sau khi chạm đáy 6 năm hồi tháng 8 do đồn đoán dư cung kéo dài. OPEC đã bơm dầu vượt sản lượng mục tiêu trong 16 tháng liên tiếp, trong khi dự trữ dầu thô Mỹ đang cao hơn trung bình 5 năm là 100 triệu thùng. Cuối tháng này, quan chức dầu mỏ của các nước thuộc OPEC và ngoài OPEC sẽ gặp nhau tại Vienna (Áo) để bàn bạc về thị trường, ông Al Sada cho biết.
"Giá dầu đang ở mốc quan trọng. Tôi cho rằng đà tăng sẽ còn kéo dài thêm vài tuần nữa", Jonathan Barratt – Giám đốc Đầu tư tại Ayers Alliance nhận xét trên Bloomberg.
Xuất khẩu điều kỳ vọng đạt 2,5 tỷ USD
Cụ thể, trong 9 tháng qua, Việt Nam xuất 245.000 tấn điều, trị giá 1,78 tỷ USD, tăng gần 8% về khối lượng và hơn 20% về giá so với cùng kỳ 2014. Giá hạt điều bình quân của Việt Nam xuất khẩu trong 8 tháng đầu năm nay là 7.271 USD một tấn, tăng gần 12,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường xuất khẩu điều chủ yếu của Việt Nam vẫn là ba thị trường lớn: Mỹ, Hà Lan, Trung Quốc chiếm 61,17%. Đáng chú ý, các nước tham gia TPP mới đây đã chiếm trên 50% xuất khẩu của ngành, trong đó, Mỹ là thị trường xuất khẩu điều lớn nhất của Việt Nam (chiếm trên 30% tổng giá trị xuất khẩu), Singapore (10%), Australia (7%), Canada (5%),... Như vậy, việc đàm phán TPP kết thúc là tín hiệu vui đối với ngành chế biến xuất khẩu nhân điều giai đoạn hiện nay.
Theo Vinacas, các doanh nghiệp cần phải có những giải pháp đột phá để góp phần gia tăng chất lượng và sản lượng nguyên liệu điều thô trong nước vì một số mặt hàng xuất khẩu nếu có nguyên liệu xuất xứ trong nước sẽ được hưởng đầy đủ các chính sách ưu đãi của TPP, đặc biệt về thuế xuất, nhập khẩu (0%). Hiện, nguyên liệu điều thô phục vụ chế biến xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ đáp ứng được khoảng 50% công suất chế biến.
Kỳ vọng thu nội địa năm sau sẽ tăng mạnh
Theo Tổng cục Thuế năm nay thu nội địa không kể tiền sử dụng đất ước đạt 650.000 tỉ đồng, tăng mạnh tới 12,7% so với con số ước thực hiện năm nay.
Tổng cục Thuế vừa hoàn thành công tác phân bổ dự toán thu ngân sách năm 2016.
Theo đó, căn cứ vào khả năng thu năm nay, dự báo tăng trưởng năm 2016 ở mức 6,7%; lạm phát 5%, cơ quan này ước số thu năm 2016 là 805.000 tỉ đồng, tăng 11,7% so với năm nay.
Cụ thể: trên cơ sở sản lượng dự kiến 14 triệu tấn, giá dầu khoảng 60 USD/thùng thì số thu từ dầu thô đạt 50.000 tỉ đồng, bằng 82% so với số thực hiện năm 2015.
Đáng chú ý là số thu nội địa (trừ dầu) dự kiến là 755.000 tỉ đồng, tăng 9,9% so với năm 2015. Trong đó, tiền sử dụng đất dự kiến 50.000 tỉ đồng, thu cổ tức và lợi nhuận sau thuế dự kiến là 55.000 tỉ đồng.
Như vậy, thu nội địa không kể tiền sử dụng đất ước đạt 650.000 tỉ đồng, tăng mạnh tới 12,7% so với con số ước thực hiện năm nay.
Doanh nghiệp dệt may báo lãi sớm
Theo số liệu vừa công bố của Công ty Đầu tư và Thương mại TNG (Mã CK: TNG), doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý III của đơn vị lần lượt đạt 627 và xấp xỉ 25 tỷ đồng, đều tăng hơn 24% so với cùng kỳ.Lũy kế 9 tháng, TNG ghi nhận doanh thu 1.424 tỷ đồng, tăng hơn 38% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 59 tỷ, tăng gấp rưỡi và tương đương gần 79% kế hoạch lợi nhuận cả năm 2015. Tuy vậy tính đến 30/9, nợ ngắn hạn của công ty cũng tăng 25% so với đầu năm, đạt hơn 937 tỷ đồng.
Tại Công ty Dệt may đầu tư thương mại Thành Công (Mã CK: TCM), doanh thu thuần sau 9 tháng ước đạt 2.164 tỷ đồng, tương ứng 78% kế hoạch năm 2015. Riêng trong quý III, doanh thu TCM ước đạt 825 tỷ đồng, lợi nhuận từ hoạt động đạt khoảng 80 tỷ.
Mới đây, Công ty chứng khoán Bảo Việt (BVSC) nhận định TCM có thể đạt doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế cả năm 2015 lần lượt ở mức 2.763 tỷ đồng và 171 tỷ đồng (tăng 6,2-7,5% so với năm trước).
Ngành dệt may hiện có 8 doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, gồm các mã: TCM, TNG, NPS, KMR, GMC, GIL, TET, EVE. Kết thúc quý II/2015, TCM là doanh nghiệp có doanh thu và lợi nhuận lớn nhất, chiếm 33-39% số liệu toàn ngành. Trong khi đó, TNG là doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, góp 23,1% doanh thu và 12,2% lợi nhuận toàn ngành.
Được đánh giá là hai doanh nghiệp hưởng lợi lớn nhất nếu Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương được thực thi, cả TCM và TNG đều đang có những bước đi đón đầu xu hướng. Theo đó, TCM đang đầu tư mới nhà máy đan-nhuộm-may có công suất tương đương hiện nay với tổng đầu tư lên tới 30 triệu USD trong giai đoạn 2014-2017. TNG cũng đang thực hiện tăng tỷ lệ nội địa hóa lên bằng việc nâng cao dây chuyền sản xuất bông tấm trị giá hơn 40 tỷ đồng, vừa đưa vào vận hành từ tháng 6/2015.
Theo Công ty chứng khoán BIDV (BSC), dệt may là một trong 6 nhóm ngành được hưởng lợi lớn nhất từ Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), với hơn 70% tổng giá trị xuất khẩu toàn ngành dệt may Việt Nam sang các thị trường trong TPP.
Gia nhập TPP, thị phần dệt may xuất khẩu vào nhóm thị trường này được kỳ vọng tăng gấp đôi. Dệt may vào Mỹ có thể đạt kim ngạch 55 tỷ USD vào năm 2025. Trung bình thuế suất hàng dệt may vào thị trường Mỹ hiện nay 17,5%, sau TPP về 0%. Với quy tắc xuất xứ "từ sợi trở đi", doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguyên liệu trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước trong TPP để được hưởng thuế suất ưu đãi.