Giấc mơ thị trường mới nổi đã kết thúc?
Australia đấu giá 11,5 triệu USD bitcoin
TP HCM bàn cách giữ thị phần bán lẻ cho doanh nghiệp nội
Hãng dầu phá sản 2 lần trong 9 tháng
“Cải cách quyết liệt 20 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Hàn Quốc của năm 2000”
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 30-05-2016
- Cập nhật : 30/05/2016
Giám đốc World Bank: Cần tạo điều kiện cho tư nhân dẫn dắt nền kinh tế thị trường
Khu vực kinh tế tư nhân gắn liền cải cách thể chế, tạo thuận lợi cho tư nhân phát triển là một trong những động lực chính để đạt được mục tiêu mà Báo cáo 2035 đặt ra.
Đó là quan điểm được đưa ra tại Hội thảo "Khát vọng Việt Nam 203: Vai trò của doanh nghiệp và Yêu cầu Hiện đại hóa thể chế do Ngân hàng Thế giới, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức sáng ngày 30/5 tại Hà Nội.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, việc xây dựng báo cáo Việt Nam 2035 đã tạo ra sự phấn khích cho cộng đồng DN, khi lần đầu tiên có định hướng tầm nhìn 20 năm cho Việt Nam, tạo ra niềm tin cho DN.
"Cộng đồng DN cần một tầm nhìn dài hạn chứ không chỉ dựa vào một tầm nhìn ngắn vài ba năm" - Chủ tịch VCCI nói.
Do đó, việc báo cáo đã đưa ra 6 định hướng để Việt Nam tránh bẫy thu nhập trung bình, gắn với sự phát triển của DN, đều có vai trò của doanh nhân, nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực kinh tế tư nhân là cốt lõi.
Chủ tịch VCCI khẳng định: Vai trò của doanh nhân trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam thời gian tới là rất quan trọng. Song để phát triển doanh nhân, DN tư nhân thì thể chế rất quan trọng.
“Thể chế nào doanh nghiệp đó. Ở tròn thì bầu, ở ống thì dài. Nhưng doanh nghiệp và doanh nhân không chỉ là kết quả của thể chế mà còn là động lực cải thiện, thay đổi thể chế, đây là một mối tác động hai chiều”.
Theo đó, văn kiện Đại hội Đảng 12 đã có những định hướng rất quan trọng và được nêu trong Báo cáo 2035: Xác định DN là nòng cốt, đi đầu, tiên phong trong phát triển nền kinh tế.
Để hướng tới một Chính phủ chuyên nghiệp phải có thời gian, mỗi người hướng đến người dân và DN để làm tròn bổn phận của mình. Như Thủ tướng đã nói là Chính phủ liên chính, lấy người dân làm đối tượng phục vụ.
Đồng quan điểm, bà Victoria Kwakwa, Giám đốc WB tại Việt Nam, Phó Chủ tịch WB phụ trách khu vực Đông Á Thái Bình Dương, cũng cho rằng một trong những yếu tố trong quá trình chuyển đổi kinh tế là xây dựng nền tảng tư nhân mạnh mẽ, dẫn đầu trong kinh tế Việt Nam.
"Tạo khu vực Doanh nhân doanh nghiệp thành chuỗi kết nối với giá trị toàn cầu, nâng cao chuỗi, giá trị cao hơn. Khu vực tư nhân là chìa khó để ta đạt được mục tiêu thu nhập bình quân đầu người tăng đến năm 2035" - bà Victoria Kwakwa nói.
Theo Giám đốc WB tại Việt Nam, hiện nay khu vực tư nhân cũng đang đóng vai trò mạnh mẽ ở Việt Nam, nhiều DN nhỏ và siêu nhỏ đang hình thành và phát triển. Tuy nhiên, nhiều DN mong manh trong bối cảnh hội nhập sâu rộng cho dù có cơ hội phát triển.
Do đó, cùng với phát triển kinh tế tư nhân, cần thúc đẩy cải cách thể chế. Bà Victoria Kwakwa cho rằng sự phát triển của tư nhân đòi hỏi Chính phủ phải phát huy vai trò của mình, tạo điều kiện cho khu vực tư nhân dẫn dắt nền kinh tế thị trường, phân định rõ giới hạn Nhà nước và thị trường, xác định chính sách hỗ trợ cho DN tư nhân, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa thể chế, tạo ra mô hình nhà nước mới, đảm bảo trách nhiệm minh bạch và giải trình....
Phó Giám đốc WB phụ trách khu vực Đông Á - Thái Bình Dương cũng đánh giá rất cao khi Nghị quyết của Đảng chỉ ra tầm quan trọng của kinh tế tư nhân, bộ máy Chính phủ mới được kiện toàn đã thúc đẩy Nhà nước và cải cách. Dẫn chứng là cuộc gặp đầu tiên của Thủ tướng Chính phủ với cộng đồng doanh nghiệp đã thể hiện Chính phủ rất chú trọng DN tư nhân, tạo cơ hội đạt được mục tiêu đặt ra trong 2035.
50% số lượng thuốc trừ sâu nhập về Việt Nam là từ Trung Quốc
Số liệu thống kê cho thấy, mặt hàng thuốc trừ sâu và nguyên liệu, ước giá trị nhập khẩu trong tháng 5.2016 đạt 54 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu mặt hàng này 5 tháng đầu năm đạt 283 triệu USD, giảm 15,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu là từ Trung Quốc. Mặc dù so với năm 2015, số lượng thuốc sâu nhập khẩu từ Trung Quốc về Việt Nam đã giảm tới 21,2%, nhưng số lượng thuốc sâu vànguyên liệu nhập khẩu từ nước này vẫn chiếm tới 49,3% tổng giá trị của mặt hàng này. Các thị trường có giá trị nhập khẩu năm 2016 tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2015 là Pháp (tăng 53,6%), Singapore (tăng 53,2%), và Đức (tăng 13,9%). Thị trường có sự sụt giảm mạnh nhất là Hàn Quốc so với cùng kỳ năm 2015, giá trị nhập khẩu của thị trường này giảm tới 57,7%.
Nếu 11 năm trước (năm 2005), nước ta mới chỉ nhập khoảng 20.000 tấn thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật thì đến năm 2012 đã nhập tới 55.000 tấn, tiêu tốn 704 triệu USD.
Năm 2013, lượng nhập khẩu đã nhảy vọt lên 112.000 tấn, kim ngạch 778 triệu USD. Đến năm 2014, Việt Nam cũng đã tốn tới 774 triệu USD để nhập thuốc trừ sâu và nguyên liệu, tăng 3,3% so với năm 2013. Và năm 2015 được dự báo kim ngạch nhập khẩu thuốc trừ sâu sẽ còn tăng mạnh hơn các năm trước.
Theo Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại (Bộ Công Thương), hiện nay, Việt Nam nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ 15 thị trường trên thế giới.
Nguồn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu chủ yếu là từ Trung Quốc chiếm tới 55% trong tổng kim ngạch. Nguồn cung lớn đứng thứ hai là Hàn Quốc. Ngoài ra, Việt Nam còn nhập khẩu thuốc trừ sâu và nguyên liệu từ các thị trường như: Singapore, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Bỉ...
Ngân sách quốc gia đang “mở cờ trong bụng”
Giá dầu đang vượt qua mức 50 USD/thùng trong phiên giao dịch ngày 26/5, tăng cao nhất sau gần 7 tháng trở lại đây đang được xem là tin vui cho túi tiền của quốc gia.
Trong bối cảnh dư cung toàn cầu khiến "vàng đen" rớt giá thê thảm gần hai năm qua, thì việc giá dầu tăng trở lại vượt mốc 50 USD/thùng đã giúp cho tình trạng này được cải thiện.
Theo đó, trong phiên giao dịch ngày 26/5, giá dầu Brent đã tăng 56 cent, lên 50,30 USD/thùng, sau khi đạt mức cao nhất gần 7 tháng qua là 50,71 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô Mỹ (WTI) cùng thời điểm tăng 48 cent, lên 50,04 USD/thùng, sau khi đạt mức 50,21 USD/thùng, cao nhất từ giữa tháng 10 qua.
Việc giá dầu bật tăng trở lại ở mức trên 50 USD/thùng đang được xem là tín hiệu tích cực cho ngân sách quốc gia, khi nhiều tháng qua, giá dầu chỉ ở quanh mức 30 USD/thùng. Trong khi dự toán ngân sách được Chính phủ trình Quốc hội vào đầu năm là ở mức giá bình quân 60 USD/thùng, với mức thu từ dầu thô là 54.500 tỷ đồng, thì đây được xem là áp lực lớn cho những nhà điều hành ngân sách.
Ám ảnh giá dầu tan dần?
Mặc dù Bộ Tài chính đã khẳng định, ngân sách đã không còn quá phụ thuộc vào dầu thô, nên giá dầu có xuống mức 20 USD/thùng thì cũng không có gì đáng lo ngại. Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn, còn đưa ra dẫn chứng là trong cơ cấu thu ngân sách năm 2015 giá dầu chỉ còn chiếm khoảng 6% trong tổng thu.
Kết quả này có được là do có sự thay đổi trong cơ cấu thu ngân sách, khi tỷ lệ thu nội địa tăng lên. Song không thể phủ nhận những “thiệt hại” lớn của túi tiền quốc gia, khi mà giá dầu liên tục giảm. Nghiên cứu được Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế - Xã hội Quốc gia (NCIF) thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ ra rằng việc giá dầu giảm có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế do thu ngân sách giảm và tác động chi tiêu Chính phủ.
Trong khi đó, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) trong nghiên cứu “Tác động của diễn biến giá dầu tới ngân sách” thì nhận định cứ 1 USD giá dầu giảm, ngân sách sẽ hụt thu khoảng 2.100 tỷ đồng. Như vậy, so với mức giá dự toán là 60 USD/thùng cho năm 2016, giá dầu giảm xuống 40 USD/thùng thì ngân sách có thể giảm hơn 40.000 tỷ đồng.
Trong trường hợp giá dầu ở quanh mức 32 USD/thùng trong năm 2016 thì ngân sách có thể bị hụt thu khoảng gần 60.000 tỷ đồng. Còn trong trường hợp xấu nhất, nếu giá dầu xuống mức 20 USD/thùng thì ngân sách có thể giảm tới gần 85.000 tỷ đồng. Những tính toán này được đưa ra khá phù hợp với nhận định của Thứ trưởng Đỗ Hoàng Anh Tuấn: Cứ mỗi USD giá dầu giảm, ngân sách trung ương hụt thu 1.600 – 2.000 tỷ đồng.
Bởi vậy, việc giá dầu vượt lên ngưỡng trên 50 USD/thùng, gần với mức dự toán mà Chính phủ trình Quốc hội, sẽ dần giúp giải tỏa những khó khăn và áp lực trong quản lý ngân sách, đặc biệt là ngân sách trung ương. Theo một nhận định mới đây được cơ quan NCIF đưa ra, nếu như giá dầu thế giới duy trì ở mức khoảng 43 USD/thùng kể từ quý II/2016 đến quý II/2017, tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ tăng thêm 0,5 %, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ được cải thiện thêm 0,33%.
Kỳ vọng đạt mục tiêu GDP 6,7%
TS. Lương Văn Khôi, Trưởng Ban Kinh tế thế giới của NCIF, cho rằng nhu cầu dầu thế giới tiếp tục tăng trong năm 2016, và xu hướng giá dầu sẽ tăng dù không đạt mức cao như trước khủng hoảng. Theo đó, với mức trung bình 43USD/thùng, tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ đạt được mức 6,7% trong năm nay.
Diễn biến giá dầu vẫn đang được nhận định là hết sức khó lường, nhưng việc trở lại mốc 50 USD/thùng là thông tin tích cực cho ngân sách và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Ông Nguyễn Quang Thái, chuyên gia của VEPR, cho biết khai thác dầu thô ở Việt Nam với mức giá bán 40 USD/thùng là có lãi.
Điều này có nghĩa, khi giá dầu thô xuống tăng trở lại ở mức 50 USD/thùng, không chỉ những đơn vị sản xuất và kinh doanh dầu thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hưởng lợi và các nhà quản lý ngân sách quốc gia cũng yên tâm hơn để tiến đến mục tiêu tăng trưởng GDP mà Quốc hội đặt ra là 6,7% trong năm nay.
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tìm thị trường “ngách” để cạnh tranh
Năm 2016, tổng cộng có 93% dòng thuế nhập khẩu từ các nước ASEAN về Việt Nam, trong đó chủ yếu thuộc về hàng tiêu dùng sẽ về 0%. Bên cạnh đó, doanh nghiệp bán lẻ ngoại hiện chiếm hơn 50% thị phần tại Việt Nam và dự báo sẽ tăng trong thời gian tới. Với thực trạng trên, hàng Việt sẽ khó cạnh tranh nổi với các sản phẩm tương đồng đến từ các nước, đặc biệt hàng hóa có xuất xứ Thái Lan...
Với những bước đi thận trọng và có định hướng, trong thời gian qua nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã gặt hái được nhiều thành công tại thị trường Việt Nam.
Điển hình, nhà đầu tư Nhật Bản phát triển hệ thống Aeon và dự định sẽ nâng tổng số lên 20 trung tâm, nắm cổ phần tại Fivimart và Citimart. Nhà đầu tư Hàn Quốc có trong tay hệ thống Lotte và chuỗi cửa hàng tiện lợi...
Nhưng nổi đình nổi đám nhất, đó là các nhà đầu tư đến từ Thái Lan khi đồng loạt nắm giữ trên 50 siêu thị, rất nhiều cửa hàng tiện lợi, trong đó có những thương hiệu lớn như Metro, BigC, Zalora...
Ngoài ra, các nhà đầu tư Thái cũng đã có những chiến dịch quảng bá rầm rộ những sản phẩm Thái Lan thông qua các cuộc hội chợ, triển lãm cũng như bảo vệ sản phẩm của mình bằng cách tăng chiết khấu cho các doanh nghiệp muốn đưa hàng Việt vào siêu thị do người Thái sở hữu.
Với những thương hiệu lớn của các đại gia ngoại đầu tư tại thị trường Việt Nam thì hiện nay chỉ có ít tên tuổi doanh nghiệp Việt lớn như Sài Gòn Co.op, Vingroup... mới đủ sức tham gia vào cuộc cạnh tranh. Nếu như tại các đô thị lớn, sản phẩm của các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận người tiêu dùng Việt chủ yếu qua các kênh phân phối hiện đại (siêu thị, trung tâm thương mại) thì tại các chợ truyền thống, theo ghi nhận của chúng tôi có rất ít sản phẩm có thương hiệu của doanh nghiệp Việt, phần lớn là hàng gia công của những đơn vị sản xuất nhỏ và tràn lan hàng Trung Quốc kém chất lượng.
Lý giải nguyên nhân vì sao tiểu thương ít bán hàng Việt tại chợ truyền thống, chị Nguyễn Thị Nga, tiểu thương bán quần áo tại chợ Tân Định (quận 1, TP Hồ Chí Minh) cho rằng, hàng Việt có những nhược điểm như: mẫu mã hàng hóa chậm đổi mới, nhiều sản phẩm giá cao hơn hàng ngoại cùng loại. Hơn nữa phương thức thanh toán của doanh nghiệp Việt không linh hoạt. Tiểu thương muốn lấy hàng số lượng ít để thăm dò trước thị trường, nếu hút hàng sẽ đặt số lượng lớn nhưng doanh nghiệp nhất quyết không chịu. Yêu cầu tiểu thương đặt hàng phải số lượng lớn.
Trong khi đó, các đơn vị “chào” bán hàng Trung Quốc thì họ thường xuyên gặp gỡ trực tiếp với tiểu thương để tiếp thị sản phẩm mới, giao hàng theo số lượng yêu cầu của tiểu thương và đặc biệt là, tiểu thương nhận hàng trước trả tiền sau. Đó là những lý do khiến hàng Trung Quốc tại một số chợ truyền thống được tiểu thương lựa chọn thay thế hàng Việt để phân phối cho người tiêu dùng Việt.
Trên thực tế, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được triển khai từ nhiều năm qua và đã đạt hiệu quả khá cao tại hệ thống siêu thị, tỷ trọng hàng Việt đã tăng đáng kể lên 80 - 90%. Trong khi đó, tại các chợ truyền thống, ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ hàng Việt chưa nhiều và cũng chỉ tập trung ở một số mặt hàng có giá trị gia tăng thấp.
Theo số liệu của Bộ Công Thương, Việt Nam có hơn 9.000 chợ truyền thống, phân phối khoảng 80% lượng hàng hóa đến tay người tiêu dùng. Điều đó cho thấy, chợ truyền thống và thị trường nông thôn được xem là “miền đất hứa” của hàng Việt nếu các doanh nghiệp biết khắc phục được các nhược điểm đang tồn tại.
Thuận lợi hơn nữa là hiện nay, người tiêu dùng có tâm lý không yên tâm khi sử dụng hàng Trung Quốc nên đây là cơ hội tốt để doanh nghiệp Việt khai thác thị phần này.
Để hàng Việt đến được tay người tiêu dùng, vấn đề quan trọng là các doanh nghiệp cần liên kết chặt chẽ với các tiểu thương. Đưa hàng Việt vào chợ truyền thống, vào thị trường nông thôn có thể xem là thị trường ngách của các doanh nghiệp Việt nhỏ và vừa không đủ sức đối đầu với các thương hiệu mạnh của các tập đoàn nước ngoài tại các đô thị lớn trong thời kỳ hội nhập.
Thứ trưởng Bộ Công Thương, ông Đỗ Thắng Hải cho biết Việt Nam hiện đứng thứ 28 trong danh sách thị trường bán lẻ hấp dẫn của thế giới và nằm trong top 5 thị trường bán lẻ phát triển nhất châu Á. Điều đó cho thấy, thị trường Việt Nam vẫn đang là tiềm năng cho nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào khai thác. Nếu doanh nghiệp Việt không chuẩn bị ngay bây giờ thì nguy cơ thua ngay trên sân nhà là không tránh khỏi.
Thuế, phí “đè bẹp” doanh nghiệp
Câu chuyện thuế, phí không tên và thanh kiểm tra mật độ cao tiếp tục trở thành một chủ đề được đề cập khi Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo chuyên đề về Nghị quyết 35/NQ-CP (hỗ trợ và phát triển DN đến năm 2020) diễn ra cuối tuần qua. Các loại phí “bôi trơn” này sẽ ra sao trong thời gian tới là câu hỏi khó có lời giải đáp, dù thực tế ai cũng nhìn ra bất cập.
Ám ảnh phí đường bộ
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Tổng thư ký Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhìn nhận những khoản thuế và phí chính thức lên tới 40% lợi nhuận của DN. Nhưng DN còn đang phải chịu các chi phí như bảo hiểm xã hội, phí giao thông… được coi là mức cao so với khu vực. Hiệp hội DN tỉnh Thái Bình cho rằng Bộ Giao thông - Vận tải cần xem xét lại phí đường bộ hiện nay quá cao.
Riêng việc phải chịu các khoản phí chính thức lên tới 40 % đã ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của DN. Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của DN. Quốc gia nào cũng huy động nguồn thu ngân sách thông qua thuế, DN mất lợi thế cạnh tranh ngay từ chí phí chính thức nhiều như vậy phải xem lại.
Ông Đặng Huy Đông, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư
Đơn cử đoạn đường Thái Bình - Hà Nội chỉ 105km nhưng có tới 4 trạm thu phí; có đoạn chỉ mới phủ thêm lớp nhựa nhưng vẫn thu phí cao như trạm Pháp Vân - Cầu Giẽ với mức phí 45.000 đồng đối với xe 9 chỗ ngồi trở xuống. Hiệp hội DN quận Hải An (Hải Phòng) cũng kiến nghị cần xem xét lại giácước vận tải cho tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng vì quá cao. Hầu hết các DN mong muốn có sự minh bạch, công khai làm 1km hết bao nhiêu tiền? Được thu phí bao nhiêu năm? Giá cước thu phí cụ thể? Bao nhiêu năm sẽ thu hồi đủ vốn của nhà đầu tư? Từ đó có thể tính toán để đưa ra mức phí hợp lý".
Còn theo Hiệp hội Công Thương TP Hà Nội, việc thu phí giao thông đường bộ còn nhiều bất hợp lý, vẫn còn tình trạng các trạm thu phí đang hoạt động vi phạm pháp luật, như địa điểm đặt trạm thu phí không đúng, khoảng cách giữa các trạm thu phí chưa đúng quy định, hệ thống đường giao thông mới xây xong đã bị xuống cấp hư hỏng... Việc thu phí theo đầu phương tiện với hình thức thu qua đăng kiểm và mức thu chưa căn cứ vào thực tế sẽ làm DN vô cùng khó khăn, cần xem xét lại. Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (CIEM), nhìn nhận: “Không chỉ chi phí vận tải, mà mọi trận địa đối với DN chỉ thấy tăng và tăng, không chỗ nào giảm chi phí để giảm rủi ro cho DN. Thuế môn bài, phí đường bộ... đối với DN lớn có thể không sao, nhưng với DN nhỏ sẽ tác động lớn và ngay lập tức”.
Không những vậy, DN còn phải chịu những khoản phí không chính thức khác chưa thể thống kê được. Thông qua việc điều tra chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), đa phần DN đều cho biết họ phải chịu chi phí không chính thức. PCI được điều tra, công bố hơn 10 năm nay và hầu như không năm nào ngớt lời ca thán về các loại chi phí không chính thức DN phải bỏ ra để bôi trơn.
Chóng mặt với thanh, kiểm tra
Một vấn đề lớn khác là công tác thanh, kiểm tra của các cơ quan hành chính. Hiệp hội DN Thái Bình cho biết thời gian qua nhiều DN rất bức xúc vì Bộ Tài nguyên - Môi trường triển khai quá nhiều đợt thanh tra. Có DN vừa thanh tra cuối năm 2014, kết luận trong năm 2015, đến năm 2016 lại có quyết định thanh tra tiếp.
Một DN nhỏ ở Thanh Hóa cho biết để có thể hoạt động, hàng tháng phải đóng nhiều loại thuế, phí “bôi trơn” cho lực lượng mà ông ví “đông như quân Nguyên”: công an phường, quy tắc phường, quy tắc trật tự, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, cảnh sát 113… Các khoản này tính công khai theo tháng, quý và các ngày lễ, tết.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế VCCI
Thanh tra các DN không có tính luân phiên mà chỉ tập trung vào các DN lớn, và một số thành viên trong đoàn thanh tra có những biểu hiện thiếu tôn trọng DN. Theo hiệp hội này, tần suất thanh tra không nên quá dày, đồng thời cần có sự nghiên cứu thống nhất với ý kiến của các trưởng đoàn thanh tra đã kết luận tại DN trước đó; các DN đã thanh tra xong sau khi có kết luận không nên thanh tra tiếp mà giao cho sở tài nguyên - môi trường tiếp tục theo dõi kết quả khắc phục của DN và báo cáo về bộ.
Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Phúc cũng phản ánh mỗi năm DN phải tiếp hàng chục đoàn thanh, kiểm tra. Thậm chí có tháng 1 DN tiếp tới 4-5 đoàn thanh tra. "Vẫn biết thanh, kiểm tra là việc làm cần thiết để DNsản xuất kinh doanh đúng pháp luật. Tuy nhiên việc thanh, kiểm tra quá nhiều, cùng một nội dung của nhiều ngành gây khó khăn cho DN.
Thậm chí, tâm lý của phần lớn người Việt Nam cứ thấy thanh tra là lo lắng, khách hàng không ủng hộ, cổ đông rút vốn, thương hiệu, uy tín của DN bị giảm sút. Do đó, đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo ngành thanh tra cần có kế hoạch thanh tra, kiểm tra cụ thể để tránh chồng chéo, tạo điều kiện cho DN phát triển" - Hiệp hội DN tỉnh Vĩnh Phúc kiến nghị. Còn Hiệp hội DN tỉnh An Giang cho rằng cần hạn chế tình trạng đến DN đột xuất, công bố quyết định thanh, kiểm tra và tiến hành kiểm tra, xử phạt, xem DN như đối tượng sai phạm, hoặc kiểm tra đột xuất, kiểm tra lần đầu đã xử phạt nặng đối với DN.
Theo ông Lê Mạnh Hà, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, lực lượng thanh, kiểm tra không thể kiểm tra hiệu quả đối với tất cả 500.000 DN. Nhiệm vụ của cơ quan nhà nước là phải phân loại được DN, khoanh vùng những DN có nguy cơ cao, phát hiện và xử lý sai phạm bằng nhiều nghiệp vụ khác nhau, không nhất thiết phải thường xuyên tới tận DN kiểm tra. Việc hạn chế tiếp xúc với DN trong công tác thanh, kiểm tra sẽ hạn chế được những tiêu cực, rủi ro tham nhũng.