Việt Nam xuất siêu sang nhóm G7 gần 20 tỷ USD mỗi năm
5 tháng, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tăng 9,1%
Vàng: Thảm bại trong tháng 5, u ám trong tháng 6
Quan chức Fed: Thế giới sẵn sàng đón nhận làn sóng tăng lãi suất
Cho vay ngoại tệ hỗ trợ xuất khẩu: Cửa mở kịp thời!
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 31-05-2016
- Cập nhật : 31/05/2016
Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 5 tháng đầu năm 2016
Trong 5 tháng năm 2016 có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,42 tỷ USD, chiếm 33,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến ngày 20/5/2016 cả nước có 907 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký là 7,56 tỷ USD, tăng 155,9% so với cùng kỳ năm 2015. Có 425 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 2,59 tỷ USD, tăng 93,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Tính chung trong 5 tháng năm 2016, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 10,159 tỷ USD, tăng 136,4% so với cùng kỳ năm 2015.
Xét theo lĩnh vực đầu tư, trong 5 tháng năm 2016, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với 398 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 6,61 tỷ USD, chiếm 65,1% tổng vốn đầu tư đăng ký trong 5 tháng.
Dự án LG Display Hải Phòng, cấp phép ngày 15/4/2016, tổng vốn đầu tư đăng ký 1,5 tỷ USD do LG Display co.,ltd (Hàn Quốc).
Lĩnh vực thông tin và truyền thông đứng thứ 2 với 67 dự án cấp mới, tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,3 tỷ USD, chiếm gần 12,8% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 3 với 542,8 triệu USD, chiếm 5,3% tổng vốn đầu tư.
Còn nếu xét theo đối tác đầu tư, trong 5 tháng năm 2016, có 60 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,42 tỷ USD, chiếm 33,7% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam; với dự án lớn 1,248 tỷ USD, Luxembourg đứng vị trí thứ hai và chiếm 12,3% tổng vốn đầu tư đăng ký; Singapore đứng vị trí thứ 3 với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 907,1 triệu USD, chiếm 8,9% tổng vốn đầu tư.
Hải Phòng đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là 1,71 tỷ USD, chiếm 16,9%. Tiếp theo là Đồng Nai với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm 921,8 triệu USD chiếm 9,1% tổng vốn đầu tư.
Sản lượng sữa Australia giảm
Giá sữa toàn cầu đã giảm 60% kể từ đầu năm 2014, do nguồn cung toàn cầu dư thừa, và sản lượng của Austrlaia thấp có thể giảm một số áp lực, các nhà phân tích cho biết.
Nhà xuất khẩu sữa lớn nhất trên thế giới Fonterra Co-operative Group Ltd FCG.NZ và hãng chế biến sữa lớn nhất Australia Murray Goulburn MGC.AX đã giảm tới 15% giá thu mua tại cổng trại trong vài tuần qua, do sản lượng toàn cầu tăng, khi nhu cầu tăng chậm chạp.
Các nhà phân tích dự báo, số lượng bò sữa Australia 1,74 triệu con hiện nay sẽ sụt giảm giảm do giá giảm, nhưng giảm bao nhiêu vẫn chưa chắc chắn, với sản lượng sữa sẽ giảm xuống thấp hơn mức 9,8 triệu lít dự báo chính thức công bố hồi tháng 3.
“Với giá tại cổng trại thấp, dự báo nông dân sẽ tiếp tục loại bỏ những con bò sữa cho năng suất thấp”, Phin Ziebel, nhà kinh tế nông nghiệp, Ngân hàng quốc gia Australia cho biết.
Sản lượng sữa của Australia trị giá 2,4 tỷ AUD, nhưng chỉ chiếm khoảng 2% sản lượng sữa toàn cầu và khoảng 7% tổng lượng sữa xuất khẩu, ngành công nghiệp sữa Austrlaia dự báo.
Ngược lại, nhà xuất khẩu sữa lớn nhất trên thế giới New Zealand dự báo giá sữa tại cổng trại tăng. Tuy nhiên sản xuất khả năng vẫn không đổi sau khi những người nông dân cắt giảm một số lượng lớn gia súc mùa trước.
Bốn nhà kinh tế tham gia khảo sát của Reuter dự báo Fonterra trả cho những người chăn nuôi bò sữa 4,5 – 5,00 đôla New Zealand cho mỗi kg sữa đặc trong niên vụ 2016/17, tăng so với niên vụ trước là 3,9 đôla New Zealand cho mỗi kg. Fonterra sẽ công bố dự báo của mình và cuối tháng 5.
Trung Quốc: tăng trưởng lợi nhuận công nghiệp chậm lại trong tháng 4
Lĩnh vực công nghiệp đạt lợi nhuận 502 tỷ NDT (76,59 tỷ USD) vào tháng trước, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 11,1% trong tháng 3, Cục thống kê quốc gia cho biết vào ngày 27/5.
Trong 4 tháng đầu năm, lợi nhuận đạt 1,84 nghìn tỷ NDT, tăng 6,5% so với năm ngoái nhưng giảm từ mức tăng 7,4% trong quý I. Số liệu từ các công ty lớn có doanh thu hàng năm ít nhất 20 triệu NDT.
Sản phẩm tồn kho của lĩnh vực công nghiệp giảm 1,2 % so với năm trước vào cuối tháng 4, lần giảm đầu tiên trong những năm gần đây, Cục Thống kê cho biết.
Tăng trưởng lợi nhuận trở lại vào đầu năm nay và sự phục hồi giá hàng hóa như thép đã làm dấy lên hy vọng rằng ngành công nghiệp của Trung Quốc cuối cùng đã phục hồi sau khi suy thoái kéo dài ảnh hưởng đến nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Nhưng một chuỗi các dữ liệu kinh tế đáng thất vọng trong tháng 4 và một sự đảo ngược mạnh của giá nguyên liệu trong những tuần gần đây cho thấy triển vọng cho ngành công nghiệp của Trung Quốc vẫn còn nhiều thách thức.
Thật vậy, hiệu suất của ngành vẫn rất không đồng đều.
Lợi nhuận của nhà máy lọc dầu "đã tăng hơn 80 lần từ tháng 1 đến tháng 4 trong năm, trong khi các nhà máy thép tăng 42% khi giá phục hồi và họ tăng công suất sản xuất. Các công ty khai thác ước tính lợi nhuận giảm 92,2%, trong khi các nhà sản xuất dầu và khí đốt vẫn thua lỗ.
Lợi nhuận trong lĩnh vực sản xuất tăng 13,3% từ tháng 1 đến tháng 4, cho thấy lĩnh vực tăng tương đối mặc dù xuất khẩu thấp kéo dài.
Nợ tại các công ty công nghiệp Trung Quốc dựa trên cơ sở hàng năm tăng 4,8% lên 55,8 nghìn tỷ NDT tính đến cuối tháng 4, so với mức tăng 5,2% trong tháng 3.
Nợ và rủi ro đối với hệ thống tài chính đang gia tăng của Trung Quốc đang mối lo ngại hàng đầu của các nhà đẩu tư trong năm nay, nhưng lo ngại này dường như đã chuyển biến khi chính phủ bày tỏ quan ngại về sự nguy hiểm của quá nhiều biện pháp kích thích nợ
Lợi nhuận của doanh nghiệp nhà nước giảm 8,4% trong tháng 1 đến tháng 4 trong năm, số liệu cho thấy vào đầu tuần này.
Một cuộc khảo sát hơn 2.000 công ty của Cheung Kong Graduate School of Business cho thấy lĩnh vực công nghiệp không ổn định trong quý đầu tiên, với công suất dư thừa ở mức cao kỷ lục.
Niềm tin kinh doanh của Nhật Bản chạm mức thấp 3 năm
bối cảnh đồng yên tăng giá đang gây thiệt hại cho các nhà xuất khẩu xe ô tô và thiết bị điện tử, theo kết quả của cuộc thăm dò của Reuters.
Theo khảo sát hàng quý Ngân hàng trung ương Nhật Bản của Reuters Tankan cho thấy trong tháng 5 niềm tin kinh doanh của ngành dịch vụ cũng giảm, phản ánh nhu cầu trong nước yếu bất chấp kích thích tiền tệ tích cực của ngân hảng.
Theo khảo sát 510 doanh nghiệp lớn và vừa hàng tháng từ giữa ngày 9-23/5, trong đó 250 doanh nghiệp trả lời và sau khi dữ liệu ra vào ngày 23/5 cho thấy xuất khẩu và hoạt động sản xuất sụt giảm mạnh, gia tăng áp lực cho các nhà hoạch định chính sách nhằm đưa ra nhiều biện pháp kích thích hơn nữa nhằm thúc đẩy tăng trưởng ổn định.
Dự báo chỉ số niềm tin Reuters Tankan cho các nhà sản xuất giảm xuống 2 trong tháng 5 từ 10 vào tháng 4, bị kéo xuống bởi các ngành công nghiệp trọng điểm như xuất khẩu ô tô, điện tử và máy móc chính xác và dự báo tăng đến 5 vào tháng 8.
Chỉ số ngành dịch vụ đã giảm xuống 19 từ 23 trong tháng 4 và dự báo trượt giảm xuống 18 trong tháng 8, gây sức ép chop các nhà bán lẻ - lo ngại rằng đồng yên mạnh có thể làm giảm chi tiêu của khách du lịch Trung Quốc và nước ngoài khác.
"Kết quả kinh doanh của chúng tôi là phù hợp với cùng kỳ năm ngoái nhưng đạt dưới mức chuẩn của ngân sách. Các tác động từ sự tăng giá của đồng yên là lớn, đưa chúng tôi vào một tình huống khó khăn", một người quản lý tại một hãng sản xuất máy móc thiết bị điện cho biết trong cuộc khảo sát.
Trong những tuần gần đây, các quan chức Nhật Bản đe dọa can thiệp vào thị trường ngoại hối khi đồng yên tăng lên mức cao 18 tháng, nhưng họ đã thất bại trong tuần trước để giành được sự đồng ý từ các đối tác toàn cầu để nhằm làm suy yếu đồng tiền mạnh, lo ngại Nhật Bản có thể làm thiệt hại thêm cho nền kinh tế bấp bênh.
Các hãng xe bị ảnh hưởng của trận động đất hồi tháng trước, làm tê liệt các chuỗi cung ứng ở Nhật Bản trung tâm sản xuất phía Nam của Kumamoto, trong khi một vụ bê bối gian lận tiết kiệm nhiên liệu tại hãng xe hơi đã kiềm chế các đơn đặt hàng tại các nhà máy, cuộc thăm dò cho thấy.
Mitsubishi Motors thừa nhận vào tháng trước nó phóng đại tiết kiệm nhiên liệu trong ít nhất bốn mô hình của mình – dòng xe mini bán tại Nhật Bản, bao gồm hai dòng xe mang thương hiệu Nissan.
Tháng trước, BOJ cho biết niềm tin cho các nhà sản xuất lớn của Nhật Bản đã chạm mức thấp nhất trong gần ba năm và dự báo ngày càng tồi tệ trong quý tới.
Một số nhà phân tích lo ngại nền kinh tế có thể giảm trong quý này sau khi tránh suy thoái được trở lại vào đầu năm.
Điều tra công ty Trung Quốc vì dùng bí mật thương mại ăn cắp của Mỹ