400 chi nhánh ngân hàng ở Anh sắp đóng cửa
Giám đốc điều hành ngân hàng Áo mất chức vì Hồ sơ Panama
Doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm công ty Hàn sau khi ngừng mua Sheraton
Triều Tiên bị tố in tiền Trung Quốc giả
Thủ tướng Canada kêu gọi hợp tác toàn cầu chống trốn thuế
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 07-04-2016
- Cập nhật : 07/04/2016
Vàng giảm nhẹ về quanh 1.225 USD/oz dưới áp lực chốt lời
Giá vàng thế giới quay đầu giảm nhẹ về quanh 1.225 USD/oz dưới áp lực chốt lời. Trong khi giá vàng SJC không có nhiều biến động trong sáng nay (7/4), chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vì thế lại được nới rộng lên từ 170 đến 230 nghìn đồng/lượng.
Biên bản cuộc họp chính sách tháng Ba của FOMC được công bố chiều qua cho thấp, các quan chức Fed đã tranh luận khá kịch liệt về việc có tăng lãi suất trong tháng Tư hay không, tuy nhiên đa phần các quan chức đều không đồng thuận với việc làm này.
Tuy nhiên, điều đó không gây nhiều bất ngờ cho thị trường, đặc biệt sau bài phát biểu mới đây của Chủ tịch Fed Janet Yellen tại Câu lạc bộ kinh tế New York.
Trong khi áp lực chốt lời lại bắt đầu xuất hiện, cộng thêm việc thị trường chứng khoán toàn cầu đã ổn định trở lại sau động thái bán ra gần đây, tất cả đã kéo giá vàng điều chỉnh nhẹ về quanh 1.225 USD/oz.
Hiện giá vàng kỳ hạn tháng Sáu đang dừng ở 1.227 USD/oz; trong khi giá vàng giao ngay 1.224,50 USD/oz.
Trong khi đó, giá vàng SJC hầu như không biến động trong sáng nay (7/4) sau khi cũng chỉ giảm nhẹ 50.000 đồng/lượng trong phiên hôm qua. Chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vì thế lại được nới rộng lên từ 170 đến 230 nghìn đồng/lượng.
Theo đó, sáng nay Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) vẫn giữ nguyên giá mua và bán vàng SJC của mình trên thị trường TP.HCM là 32,98 – 33,23 triệu đồng/lượng, còn tại Hà Nội và một số địa phương khác là 32,98 – 33,25 triệu đồng/lượng. Hiện giá bán ra vàng SJC của DN này đang cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng 230.000 đồng/lượng.
Tập đoàn DOJI cũng chỉ giảm nhẹ giá mua và bán vàng SJC 10.000 đồng/lượng xuống còn 33,11 triệu đồng/lượng (mua vào) và 33,17 triệu đồng/lượng (bán ra). Hiện giá bán ra vàng SJC của DOJI chỉ cao hơn giá vàng thế giới quy đổi khoảng gần 170.000 đồng/lượng.
Theo các nhà phân tích, mặc dù biên bản cuộc họp của FOMC đã cho thấy rõ chưa thể tăng lãi suất trong tháng Tư này, song thị trường vẫn kỳ vọng việc tăng lãi suất sẽ được lui lại tới tháng Sáu, nhất là sau những chuyển động tích cực của kinh tế Mỹ gần đây. Điều đó sẽ hỗ trợ cho đồng USD vẫn đứng ở mức cao, qua đó tạo sức ép lớn đến giá vàng.(TBNH)
77% trái phiếu Chính phủ do ngân hàng nắm giữ
Năm 2016, Chính phủ sẽ phát hành sơ cấp 220.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Nguy cơ các ngân hàng mua ít trái phiếu sẽ ảnh hưởng đến giao dịch thị trường.
Đây là thông tin được ông Trần Lê Minh, Phó tổng giám đốc quỹ VFMVFB cho biết tại đại hội thường niên 2016 của quỹ.
Hiện tại có tới 77% trái phiếu Chính phủ trên thị trường là do các ngân hàng nắm giữ, và chiếm tới 83% tổng lượng giao dịch trái phiếu trên thị trường.
Dự kiến kế hoạch trong năm 2016, Chính phủ sẽ phát hành sơ cấp 220.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ, tập trung vào các kỳ hạn dài 5 năm, có cả kỳ hạn 30 năm thay vì kỳ hạn 2-3 năm như trước đó.
Năm 2016 được coi là năm khá khó khăn đối với thị trường trái phiếu khi mặt bằng lãi suất đang có nguy cơ tăng lên, giá trái phiếu sẽ giảm.
Giao dịch thị trái phiếu 3 tháng đầu năm 2016 không khả quan so với năm 2015, giao dịch thứ cấp trái phiếu Chính phủ sôi động chủ yếu vào tháng 3/2016.
Thị trường liên ngân hàng cũng biến động rất mạnh trong 3 tháng đầu năm nay. Do đó, bức tranh trái phiếu năm 2016 sẽ khá khó khăn và sẽ biến động mạnh do ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô và chính sách tiền tệ.
Tín dụng ngân hàng năm 2016 dự kiến tăng 18%-20%, cao hơn năm 2015, nghĩa là ngân hàng bỏ ít tiền hơn vào việc mua trái phiếu, khi ngân hàng tham gia ít hơn vào thị trường trái phiếu sẽ ảnh hưởng đến giao dịch của thị trường.
Hiện nay, quy mô thị trường trái phiếu tương đương 24,12% GDP, tăng trưởng mạnh nhất vẫn là trái phiếu Chính phủ.
USD giảm sau biên bản họp Fed
Phiên 6/4, USD giảm so với các đồng tiền chủ chốt khi giới đầu tư phân tích biên bản họp Fed, cho thấy chưa chắc chắn về thời điểm nâng lãi suất.
Phiên 6/4, USD giảm so với các đồng tiền chủ chốt khi giới đầu tư phân tích biên bản họp Fed, cho thấy chưa chắc chắn về thời điểm nâng lãi suất.
Chốt phiên, USD giảm 0,61% so với yên xuống 109,69 JPY/USD. Từ đầu năm đến nay, USD đã giảm hơn 8% so với yên, một phần do quan điểm “chủ hòa” của Fed.
Trong khi đó, euro tăng 0,16% so với USD lên 1.1400 USD/EUR. USD cũng xuống thấp nhất 5 tháng rưỡi so với franc Thụy Sĩ ở 0,9532 CHF/USD.
Chỉ số Đôla ICE, theo dõi sức mạnh của đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt, giảm 0,18% xuống 94,457 điểm.
USD tăng ngay sau khi biên bản họp Fed được công bố lúc 14h00 giờ New York khi một số nhà đầu tư cho rằng khả năng Fed nâng lãi suất trong tháng 4 vẫn chưa bị loại bỏ hoàn toàn. Nhưng sau đó, USD quay đầu giảm khi giới đầu tư tập trung vào cách thức các quan chức Fed bàn về việc tăng lãi suất.
USD giảm so với yên xuống dưới 110 JPY/USD và có lúc chạm 109,36 JPY/USD, thấp nhất kể từ cuối tháng 10/2014. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho rằng các nước nên tránh tìm cách phá giá đồng nội tệ.
Bình luận này của ông Abe làm dấy lên đồn đoán Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có thể sẽ không can thiệp để hạn chế đà tăng của yên. Hơn nữa, biên bản họp Fed tháng 3/2106 khẳng định đồn đoán về quan điểm chủ hòa của Ngân hàng trung ương Mỹ và lộ trình nâng lãi suất thận trọng trước những mối nguy khi kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Fed đã quyết định tăng lãi suất lần đầu tiên trong gần một thập kỷ qua trong phiên họp tháng 12/2015 và trước động thái này, USD liên tục tăng từ giữa năm 2014 đến giữa năm 2015. Nhưng một số nhà đầu tư tin rằng USD có thể sẽ giảm khi Fed dường như lưỡng lự hơn trong việc tiếp tục nâng lãi suất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu giảm tốc.
Đà giảm của USD được củng cố trong tuần trước khi Chủ tịch Fed Janet Yellen có ý kiến chủ hòa trong bài phát biểu tại New York, cho thấy Fed sẽ thận trọng trong việc nâng lãi suất.
Quốc hội quyết định điều chỉnh thuế ôtô
Quốc hội quyết định giảm thuế với xe dung tích nhỏ nhưng tăng thuế với các loại xe có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3...
Với đa số phiếu thuận, ngày 6/4, Quốc hội đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế.
Với những sửa đổi tại đây, biểu thuế tiêu thụ đặc biệt với xe ôtô có nhiều thay đổi.
Cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ôtô nguyên chiếc nhập khẩu chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống có dung tích xi-lanh động cơ từ 1.500 cm3 trở xuống sẽ giảm từ mức 45% hiện hành xuống còn 40% kể từ ngày 1/7/2016, sau đó giảm tiếp xuống còn 35% kể từ ngày 1/1/2018.
Thuế suất đối với xe có dung tích xi-lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3 giữ nguyên mức 45% hiện hành đến ngày 31/12/2017, sau đó giảm xuống còn 40% kể từ ngày 1/1/2018.
Các loại xe có dung tích xi-lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 sẽ giữ nguyên mức 50% hiện hành.
Giảm thuế với xe dung tích nhỏ nhưng Quốc hội quyết định tăng thuế với các loại xe có dung tích xi-lanh trên 2.500 cm3.
Cụ thể, thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt áp dụng cho xe có dung tích xi-lanh trền 2.500 cm đến 3.000 cm3 sẽ tăng từ mức 50% hiện hành lên 55% kể từ ngày 1/7/2016, sau đó tăng tiếp lên 60% kể từ ngày 1/1/2018.
90% là mức thuế dành cho xe có dung tích xi-lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 và 110% là mức thuế đối với xe có dung tích xi-lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3, 130% đối với xe có dung tích xi-lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 và 150% đối với xe có dung tích xi-lanh trên 6.000 cm3.
Các mức thuế suất mới sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2016. Tất cả các loại xe này hiện đều đang chịu chung mức thuế 60%.
Với xe motorhome không phân biệt dung tích xi - lanh thì 70% là mức thuế từ 1/7/2016 và từ 1/1/2018 tiếp tục tăng lên 75%.
TS. Nguyễn Đức Kiên: "Doanh nghiệp chết thì liệu có ngồi ôm mỏ dầu mà khai thác được không?"
Ngay cả khi khai thác thêm 2 triệu tấn dầu để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo nguồn thu, an sinh xã hội thì vẫn là việc cần phải tính đến.
Áp lực thu chi ngân sách trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh so với dự toán đang đặt lên vai của các nhà điều hành kinh tế. Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, đến nay giá dầu bình quân bán được chỉ còn ở mức 36 USD/thùng, giảm tới 24 USD/thùng so với dự toán.
Giá dầu liên tục xuống thấp cũng là mối đe dọa tới mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà Quốc hội đặt ra trong năm nay là 6,7%. Việc hút thêm dầu để bán là câu chuyện được nhắc đến để cứu ngân sách, cứu tăng trưởng.
Thế nhưng, vấn đề đặt ra là nếu giá dầu tiếp tục xuống thấp như hiện nay, giá bán thấp hơn cả giá thành thì bài toán nên hay không tiếp tục múc dầu lên bán là dấu hỏi lớn đang được đặt ra.
Trao đổi với chúng tôi, TS. Nguyễn Đức Kiên, Đại biểu Quốc hội tỉnh Sóc Trăng và là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng để đảm bảo tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô thì chuyện hút thêm dầu để bán cũng phải là vấn đề cần được tính đến.
Mới đây có thông tin là sẽ tiếp tục nâng sản lượng khai thác dầu thêm gần 2 triệu tấn. Trong năm ngoái thì chúng ta cũng đã phải nâng sản lượng khai thác. Vậy cứ tiếp tục hút dầu lên bán để đổi lấy tăng trưởng liệu có ổn không, thưa ông?
Việc hút dầu lên vượt kế hoạch quy định hay không là quyền của Chính phủ và của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia VN (PVN). Tôi cho rằng việc hút dầu lên bán để cứu tăng trưởng là bình thường, trên thế giới nhiều nước làm như vậy không riêng gì Việt Nam.
Giá dầu liên tục xuống thấp và có những mỏ đang bán dưới giá thành. Nếu cứ tiếp tục hút dầu thì ta có tính bài toán hiệu quả hay không?
Vậy nói thế nào với của Iran, trong bối cảnh như thế, các nước khác làm thế nào? Ta điều hành nền kinh tế đất nước có theo nguyên tắc của thị trường không? Vấn đề là nếu ta điều hành theo nguyên tắc của thị trường, thì giữ dừng khai thác mỏ với việc tiếp tục khai thác mỏ, chấp nhận lỗ, tính toán phương án nào có lợi nhất cho đất nước thì hãy để cho Chính phủ làm.
Ngoài ra, PVN hút thêm dầu ở mỏ Việt Nam hay mỏ của nước ngoài, thì đó là việc điều hành quản trị của DN đấy. Đảm bảo làm sao việc hút lên không ảnh hưởng nhiều đến nền kinh tế đất nước, Tất cả các phương án sản xuất phải nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô, phục vụ cho kinh tế phát triển.
Có nhiều nước như Iran hay Nga vẫn không giảm sản lượng, và người ta vẫn phải bù. Nền kinh tế phải cân đối giữa ổn định vĩ mô với hút dầu lên bán thì như thế nào?
Việt Nam cũng không khác thông lệ quốc tế, và không phải ta không bị tác động của thế giới. Do đó, ta phải nhìn nhận rõ ràng, năm ngoái khai thác thêm hơn 1 triệu tấn từ các nguồn chứ không phải chỉ trong nước, thì mới đảm bảo được thu chi ngân sách, đảm bảo nợ công, cân đối giữa trả nợ và vay nợ mới, thế mà nợ Chính phủ còn vượt trần Chính phủ. Tất nhiên chả vui gì khi hút tài nguyên lên bán.
Ông giữ quan điểm đạt mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô lên hàng đầu, kể cả khi giá dầu đi xuống thì chúng ta phải tính toán bài toán này như thế nào?
Tôi bảo vệ việc ổn định kinh tế vĩ mô, còn ổn định vĩ mô bằng hình thức nào, như thoái vốn DNNN, bán doanh nghiệp nhà nước, lấy về để phục vụ… thì đó thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Chính phủ làm và báo cáo Quốc hội. Nếu để lạm phát bùng nổ, DN chết liệu ta có ngồi ôm mỏ dầu để mà khai thác được không?
Trong nền kinh tế, cân đối thu chi như thế nào, còn có thể tăng để đảm bảo nguồn thu, phục vụ cho việc an sinh xã hội như thế nào, làm thế nào để đảm bảo là quốc gia có trách nhiệm với các cam kết về vay nợ và trả nợ đúng hạn. Đó là những vấn đề đặt ra.
Nên việc hút lên hay không hút lên, thoái vốn hay không thoái vốn DN, quyết định như thế nào là bài toán so sánh kinh tế và phương án nào có lợi nhất cho quốc gia và nhân dân thì ta làm.