Đại gia Thái Lan hoãn xây siêu dự án lọc dầu 20 tỷ USD tại Việt Nam
Vì sao doanh nghiệp Việt khó chen chân làm ốc vít, sạc pin cho Samsung
Xuất khẩu dệt may có thể đạt 50 tỷ USD vào 2025
Ngân sách phải trả 68.000 tỷ đồng nợ quốc gia
Brexit không ảnh hưởng việc đầu tư tại cộng hòa Síp
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-10-2015
- Cập nhật : 03/10/2015
Giảm lỗ hơn 16.000 tỷ đồng sau thanh tra 52.000 doanh nghiệp
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Theo con số vừa được ngành tài chính công bố chiều 1/10, số lượng doanh nghiệp được thanh tra trên tăng khoảng 13,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sau thanh tra, phía cơ quan chức năng đã giảm khấu trừ và giảm lỗ hơn 16.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ngành tài chính đã xử lý tăng thu khoảng 8.400 tỷ đồng và nộp ngân sách Nhà nước khoảng hơn 6.000 tỷ đồng.
Tổng quan hơn, về số thu ngân sách sau 9 tháng, báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tổng thu từ đầu năm tới hết tháng Chín, con số này ước đặt 683.000 tỷ đồng, bằng 75% dự toán cả năm.
Trong số này, thu nội địa được tính toán sau 9 tháng là trên 504.000 tỷ đồng, bằng khoảng 79% dự toán và tăng khoảng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thu từ cân đối hoạt động xuất nhập khẩu cùng khoảng thời gian trên cũng tăng khoảng 0,4% so với cùng kỳ năm trước với con số ước đạt trên 187.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, về thu từ dầu thô, thống kê cho thấy, số thu này sau 9 tháng chỉ đạt 51.780 tỷ đồng, giảm 34,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Về chi ngân sách, con số được tính toán sau 9 tháng được đại diện ngành tài chính cho biết là khoảng 823.970 tỷ đồng, bằng 71,8% so với dự toán. Bội chi ngân sách qua đó đã đạt 140.970 tỷ đồng, xấp xỉ 62,4% dự toán cả năm./.
Quảng Nam thu hút 51 triệu USD vốn FDI trong 9 tháng đầu năm
Chiều 30/9, Tỉnh ủy Quảng Nam đã tổ chức họp báo thông báo về công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XXI nhiệm kỳ 2015-2020. Cuộc họp bàn về các nội dung liên quan đến Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (diễn ra từ ngày 12 đến ngày 14/10 sắp tới).
Ông Ngô Văn Hùng – Trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Quảng Nam chủ trì cuộc họp báo. Theo ông Hùng, đại hội lần này sẽ có 349 đại biểu chính thức, trong số đó có 296 đại biểu được bầu từ 23 Đảng bộ trực thuộc tỉnh và 53 đại biểu hiện là Tỉnh ủy viên. Cũng theo ông Hùng cho biết, Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần này sẽ có sự tham dự của Uỷ viên Bộ Chính trị - Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng.
Theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam tại họp báo, trong 9 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn 9 tháng thực hiện hơn 15.380 tỷ đồng, bằng 82,5% kế hoạch năm, tăng gần 3% so cùng kỳ năm trước, trong đó vốn nhà nước gần bằng 8.520 tỷ đồng, tăng 0,4%; vốn ngoài nhà nước hơn 5.920 tỷ đồng, tăng 5%; vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 945 tỷ đồng, tăng 10,7%.
Vốn đầu tư từ phát triển ngân sách nhà nước gần 4.370 tỷ đồng, trong đó gần 3.100 tỷ đồng Trung ương giao kế hoạch đầu năm; Trung ương bổ sung vốn trái phiếu chính phủ và các nguồn vốn khác gần 490 tỷ đồng; ngân sách tỉnh huy động hơn 780 tỷ đồng để thu hồi tạm ứng, thanh toàn khối lượng và đẩy nhanh tiến độ một số công trình trọng điểm.
Tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư xâ dựng cơ bản đến 21/9 bằng 64% kế hoạch vốn năm 2015, trong đó nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và nguồn khác giải ngân 65%; nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giải gân gần 64%; nguồn vốn trung ương bổ sung có mục tiêu giải gân 63%; nguồn chương trình mục tiêu là 61%.
Cũng theo báo cáo của UBND tỉnh Quảng Nam, trong 9 tháng đầu năm, tỉnh Quảng Nam đã cấp giấy chứng nhận đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đăng ký gần 51 triệu USD, nâng tổng số dự án FDI còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 112 dự án với tổng vốn đầu tư hơn 1,7 tỷ USD. Cấp mới và điều chỉnh 45 giấy chứng nhận đầu tư trong nước với tổng vốn gần 3.880 tỷ đồng, tổng diện tích đất hơn 214 ha; giảm 17 dự án so với cùng kỳ năm trước; trong đó có một số dự án lớn như: Khu liên hợp sợi – dệt – nhuộm – may tại KCN Đông Quế Sơn với tổng vốn đăng ký 1.200 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất giày dép xuất khẩu An Lưu 607 tỷ đồng, dự án sợi Hoà Thọ Bình 180 tỷ đồng.
Cũng trong 9 tháng đầu năm 2015, toàn tỉnh có 614 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới với tổng mức vốn đăng ký gần 3.000 tỷ đồng.
Tôn Việt Nam bị đánh thuế phá giá tạm thời
Mức thuế chống bán phá giá tạm thời áp dụng đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là từ 5,68% đến 16,45%, nhờ có sự hợp tác, đệ trình ý kiến về giá cả sản phẩm.
Trong khi đó, tôn Trung Quốc chịu mức thuế phá giá đến 52.1% do các nhà xuất khẩu của nước này đã không hợp tác với cơ quan điều tra Malaysia.
Mức thuế tạm thời này sẽ được áp dụng trong bốn tháng, từ cuối tháng 9-2015 đến cuối tháng 1-2016.
Vụ kiện này được khởi xướng điều tra hồi cuối tháng 4 qua, do Công ty Steel Sdn. Bhd tại Malaysia nộp đơn yêu cầu.
Vụ việc hiện chuyển sang giai đoạn điều tra để đi đến kết luận cuối cùng. Do đó các nhà xuất khẩu Việt Nam có cơ hội gửi bản đệ trình các ý kiến bình luận cùng với các bằng chứng cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Tuy nhiên, thời hạn trình đơn khá gấp rút, trước ngày 14-10. Nếu nhà xuất khẩu không giải trình, khả năng bị áp mức thuế bất lợi (như phía Trung Quốc đang bị) là rất cao.
Người Việt tin vào quảng cáo trên báo đài nhất
Cụ thể, 65% NTD tại Việt Nam tin tưởng vào quảng cáo trên các tạp chí và 60% tin vào các quảng cáo trên báo và quảng cáo trên radio.
Điều thú vị là quảng cáo có nội dung liên quan đến gia đình có nhiều khả năng cộng hưởng đến NTD Việt. Nội dung quảng cáo liên quan đến sức khỏe, có tính hài hước và theo chủ đề thực tế cuộc sống cũng có khả năng gây cảm xúc đến người xem.
Nhu cầu dầu mỏ tăng nhanh
Theo JODI, mức tiêu thụ dầu mỏ trung bình của thế giới trong sáu tháng đầu năm 2015 lên đến 71,4 triệu thùng/ngày, tăng 2,3 triệu thùng/ngày (3,3%) so với mức 69,1 triệu thùng/ngày cùng kỳ năm trước.
JODI là đối tác giữa Diễn đàn Năng lượng quốc tế có trụ sở tại Riyadh, Saudi Arabia với sáu cơ quan thống kê quốc tế và khu vực gồm Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), Cơ quan Thống kê châu Âu (Eurostat), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Tổ chức Năng lượng Mỹ Latinh (OLADE) và Cơ quan Thống kê Liên hợp quốc (UNSD).
Trung Quốc chiếm hơn một nửa tổng mức tăng này, với mức tiêu thụ tăng 1,3 triệu thùng/ngày (hơn 13%). Một số nước khác có nhu cầu dầu mỏ tăng đáng kể như Mỹ (470.000 thùng/ngày), Ấn Độ (205.000 thùng/ngày), Thổ Nhĩ Kỳ (180.000 thùng/ngày), Saudi Arabia (115.000 thùng/ngày)...
Các nước có mức tiêu thụ dầu mỏ tăng thấp hơn bao gồm Đức (20.000 thùng/ngày), Pháp (18.000 thùng/ngày), Anh (29.000 thùng/ngày), Italy (74.000 thùng/ngày), Tây Ban Nha (26.000 thùng/ngày), Argentina (40.00 thùng/ngày) và Ba Lan (40.000 thùng/ngày).
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), giá dầu rẻ cũng đang tác động tới ngườitiêu dùng với tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu trong năm 2015 đang hướng tới mức cao nhất trong 5 năm qua.
Trong khoảng 18 tháng qua, thị trường dầu mỏ đã chịu sự chi phối của chính sách ngày càng minh bạch hơn của Saudi Arabia - quốc gia thành viên chủ chốt của OPEC - nhằm bảo vệ vị thế trước sự nổi lên của các nhà sản xuất dầu đá phiến đang thay đổi cục diện thị trường dầu thế giới bằng cách giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu nhập khẩu.