Khó đạt được TTIP trong nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Obama
Trung Quốc dọa kiện Mỹ lên WTO vì thuế nhập khẩu thép
6 tháng đầu năm, rau quả Việt Nam xuất khẩu được hơn 1 tỷ USD
Phân bón Trung Quốc chiếm gần 45% thị phần nhập khẩu
Sắp có quyết định chính thức áp thuế tự vệ đối với thép dài và phôi thép
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-06-2016
- Cập nhật : 29/06/2016
Sản lượng dầu Nigeria tăng lên 1,9 triệu thùng
Sản lượng sữa và sản phẩm tại EU tăng
Sản lượng sữa và sản phẩm của 28 nước thành viên EU trong tháng 3/2016, cho thấy tất cả các sản phẩm sữa đều cao hơn so với cùng tháng năm 2015 ngoại trừ sữa đặc. Tăng trưởng mạnh nhất ở sữa bột nguyên kem (WMP), tăng 18,5%.
Sản lượng sữa 28 nước thành viên EU
ĐVT: Nghìn tấn
(Nguồn số liệu: Eurostat)
| T1-T3/2016 | T1-T3/2015 | Thay đổi (%) |
Tổng | 38.491 | 35.950 | 7,1 |
Sữa nước | 7.721 | 7.668 | 0,7 |
Các sản phẩm lên men | 2.010 | 1.950 | 3,1 |
Pho mát (không bao gồm chế biến pho mát) | 2.260 | 2.154 | 4,9 |
Bơ | 575 | 512 | 12,3 |
Sữa bột tách kem | 409 | 348 | 17,8 |
Sữa bột nguyên kem (bao gồm sữa tách kem một phần) | 178 | 150 | 18,5 |
Sữa đặc | 245 | 276 | -11,3 |
Kem | 676 | 657 | 3,0 |
Nguồn: VITIC/dairy.ahdb.org.uk
Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia trong tháng 5/2016 giảm 16%
Trong tháng 5/2016, Indonesia xuất khẩu 471.530 tấn dầu cọ và nhân dầu cọ sang Ấn Độ, 270.190 tấn sang EU, và 119.320 tấn sang Trung Quốc.
Sự suy giảm xuất khẩu là kết quả của việc “thực hiện bắt buộc nhiên liệu sinh học và nhu cầu nội địa gia tăng đặc biệt trong ngành công nghiệp thực phẩm”, GAPKI cho biết.
Sau đây là bảng xuất khẩu dầu cọ Indonesia năm 2016/15:
Tháng | Số lượng XK (triệu tấn) | % thay đổi so với tháng trước |
T5/2016 | 1,76 | -16 |
T4/2016 | 2,09 | 20 |
T3/2016 | 1,74 | -24 |
T2/2016 | 2,29 | 9 |
T1/2016 | 2,1 | -16 |
2015 | ||
T12 | 2,51 | 5 |
T11 | 2,39 | -9 |
T10 | 2,61 | 12 |
T9 | 2,34 | 11 |
T8 | 2,1 | 0.4 |
T7 | 2,09 | -8 |
T6 | 2,27 | 2 |
T5 | 2,22 | -1 |
T4 | 2,25 | 11 |
T3 | 2,03 | 14 |
T2 | 1,79 | -2 |
T1 | 1,81 | -8 |
2015 | 26,41 | |
2014 | 21,76 | |
2013 | 21,21 | |
2012 | 11,54 |
Nguồn: VITIC/Reuters
Trung Nguyên vẫn giữ vị trí số 1
Đây là cuộc khảo sát được FT nghiên cứu trên 1.000 người tiêu dùng tại 5 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á (ngoại trừ Singapore). Đây là minh chứng cho điều mà Chủ Tịch Tập đoàn Trung Nguyên Đặng Lê Nguyên Vũ đã khẳng định vào năm 2013: “Trào lưu vọng ngoại rồi sẽ đi qua, người tiêu dùng sẽ quay lại với những gì cốt lõi nhất. Việt Nam là một nước có văn hóa cà phê riêng, nên để thâm nhập và thành công ở thị trường này không phải là điều dễ dàng”.
Kết quả của cuộc khảo sát cũng cho thấy Đông Nam Á là thị trường cà phê đầy tiềm năng, đặc biệt là Indonesia và Việt Nam.
Với chuỗi không gian Trung Nguyên Legend, Trung Nguyên luôn nhận được sự yêu mến của khách hàng bởi những ly cà phê tuyệt ngon bên "Tủ sách đổi đời". Ngoài ra, không gian này còn thể hiện phong cách, ý tưởng thiết kế hài hòa với thiên nhiên từ sắc màu chủ đạo đen-trắng-vàng ánh kim, đến vật liệu xây dựng, trang trí thô mộc bằng tre-nứa-giấy-gỗ-vải cùng hương thơm từ ly cà phê tuyệt ngon và âm nhạc cổ điển tinh tế.
Năm nay, Trung Nguyên sẽ tiếp tục giới thiệu những không gian mới tại Việt Nam và nhiều nước thế giới. Qua đó góp phần tôn vinh thương hiệu Việt trên thị trường khu vực và quốc tế, đồng thời đem đến cho khách hàng nguồn năng lượng tích cực từ ly cà phê năng lượng và những cuốn sách đổi đời để cùng hành động đạt đến thành công và hạnh phúc đích thực, phụng sự hết mình cho đất nước.
Để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội khi hội nhập
Tham gia các hiệp định thương mại tự do mở ra nhiều cơ hội cũng như thách thức, tuy nhiên, để tận dụng lợi thế khi hội nhập, cần có cơ chế hỗ trợ bài bản hơn và các doanh nghiệp phải thay đổi để thích nghi với các thị trường cao cấp.
Đây là một nội dung tại Diễn đàn "Doanh nghiệp Việt: Kết nối và Hội nhập trong kỷ nguyên FTA thế hệ mới" do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế và Ủy ban Đối ngoại Quốc hội tổ chức ngày 23/6 tại Hà Nội.
Theo ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, tính đến thời điểm này, Việt Nam đã tham gia và hoàn tất đàm phám 12 hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương. Khi hội nhập, kinh tế Việt Nam sẽ có cơ hội tăng trưởng. Người tiêu dùng tiếp cận hàng hóa tốt và rẻ hơn, nhưng các doanh nghiệp sẽ phải sẵn sàng đối mặt với khó khăn, thách thức. Một trong những điểm yếu của doanh nghiệp Việt Nam là vấn đề xây dựng thương hiệu, đẳng cấp cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Nhấn mạnh vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội dẫn chứng: Sản xuất gạo của Việt Nam có tiềm năng nhưng giá thấp, còn sản lượng cà phê đứng thứ 4, thứ 5 thế giới nhưng chưa có tên tuổi nhiều. Do thương hiệu chưa mạnh nên người nông dân vẫn phải chịu cảnh “được mùa rớt giá, được giá mất mùa”.
Đánh giá về sự thích ứng của các doanh nghiệp Việt, ông Nguyễn Sơn, Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về kinh tế cho rằng việc các doanh nghiệp quan tâm đến thương hiệu chính là sự chuyển biến quan trọng về nhận thức. Doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức hơn về việc bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình khi hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng các doanh nghiệp cần thấy rõ rằng, chi phí cho đăng ký thương hiệu là chi phí lâu dài, không đem lại hiệu quả trước mắt mà sẽ mang lại lợi ích lâu dài.
Về hỗ trợ vốn, ông Nguyễn Sơn cho biết, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các bộ, ngành đã đưa ra khung hỗ trợ xây dựng theo hướng tín chấp nhưng cần có một số ý kiến góp ý bổ sung.
Về việc hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), hiện đã có quỹ nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng được vay mà phải đáp ứng một số quy chế xây dựng trên cơ sở đóng góp ý kiến của các bên, tránh việc doanh nghiệp lạm dụng dựa vào vốn hỗ trợ.
Dưới góc độ một tổ chức tín dụng lớn, bà Nguyễn Thị Phượng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank) cho rằng: Các doanh nghiệp rất cần lưu ý, trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng, các sản phẩm hàng hóa, nông sản Việt Nam chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt, các thị trường tiềm năng cao cấp luôn yêu cầu tiêu chí xanh, sạch, an toàn được đặt lên hàng đầu.
Nhấn mạnh vai trò của xúc tiến thương mại và dữ liệu thông tin doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Giám đốc Công ty cổ phần Dự án công nghệ Nhật Hải (OIC) cho rằng cần sớm có một quy trình liên kết doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực để có sự tra cứu dễ dàng hơn. Ví dụ, cần có một cổng thông tin gồm danh sách các ngành nghề trong xã hội, qua đó khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm đầy đủ những DN trong lĩnh vực quan tâm cùng với những thông tin cụ thể của doanh nghiệp.