tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 28-06-2016

  • Cập nhật : 28/06/2016

Thủ lĩnh Brexit: Anh vẫn sẽ được tiếp cận thị trường chung của EU

(nguon: afp)

(Nguồn: AFP)

Theo Reuters, trong một bài viết trên tờ "Daily Telegraph," thủ lĩnh chiến dịch vận động Anh rời Liên minh châu Âu (EU) - hay còn gọi là Brexit, ông Boris Johnson khẳng định Anh sẽ tiếp tục được tiếp cận thị trường chung của EU mặc dù đã quyết định rời khỏi liên minh này.

Ông Johnson, nhân vật được ủng hộ vào vị trí Thủ tướng tiếp theo của Anh, cho rằng London nay có thể thiết lập một mối quan hệ mới với EU trên cơ sở thương mại tự do và quan hệ đối tác, thay vì một thể chế liên bang.

Ngoài ra Anh vẫn có thể thực hiện các thỏa thuận thương mại tự do với các nền kinh tế phát triển bên ngoài EU. 

Ông Johnson viết: "Sẽ tiếp tục có thương mại tự do và sự tiếp cận với thị trường chung (EU)."

Cũng theo ông Johnson, Anh "không phải quá vội vã" trong việc tách khỏi EU.

Cùng ngày, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Susan Rice cho rằng trước mắt có rất ít các mối lo ngại về an ninh sau Brexit, tuy nhiên Washington sẽ tiếp tục nỗ lực để duy trì sự hợp tác Mỹ-Anh trong lĩnh vực chống khủng bố cũng như một số vấn đề an ninh khác. 


Trung Quốc lo ngại về các sản phẩm thép xuất khẩu bị áp thuế cao

Bộ Thương mại Trung Quốc (MOC) đang có mối lo ngại sâu sắc về vấn đề bảo hộ thương mại đối với lĩnh vực sản xuất thép của nước này. Trước bối cảnh nhiều nước trên thế giới đang quay lưng với sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thép Trung Quốc đang gặp khó tại một số thị trường như Mỹ và châu Âu khi bị các cơ quan chức năng tại các thị trường này quyết liệt áp thuế chống bán phá giá.

Trung Quốc đã thổi bùng căng thẳng thương mại toàn cầu khi đẩy mạnh xuất khẩu thép tăng vọt lên các mức kỷ lục khi công suất thép dư thừa ở nước này ước tính hơn 300 triệu tấn/năm, tức gấp ba sản lượng thép hàng năm của Nhật Bản. Và ước tính trong năm 2015, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng thép (803,8 triệu tấn), xuất khẩu 111,6 triệu tấn thép.

Trước tình hình đó, một số nước trong khu vực đang áp thuế tự vệ đối với thép Trung Quốc để bảo vệ ngành công nghiệp thép trong nước. Như tại Mỹ, cơ quan thương mại của Hoa Kỳ vừa cho biết ngành thép của nước này đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi hoạt động nhập khẩu các sản phẩm thép cán nguội từ Trung Quốc và Nhật Bản. Theo đó, Bộ Thương mại Mỹ sẽ áp thuế chống bán phá giá và thuế trợ cấp đối với các sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc ở mức 265,79% và 256,44%.

Vào tháng 3/2016, ủy ban châu Âu đã công bố đẩy mạnh các trường hợp phòng vệ thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc và kêu gọi các nước thành viên EU ngăn chặn bằng cách có thể áp thuế cao hơn các sản phẩm bán phá giá của Trung Quốc. Tại Bỉ, hàng ngàn công nhân EU đã xuống đường biểu tình để phản đối lại thép Trung Quốc.

Không nằm ngoài xu thế chung, các nước như Việt Nam, Indonesia và Thái Lan cungx đang tìm cách đương đầu với thép nhập khẩu ồ ạt từ Trung Quốc bằng cách đổi mới công nghệ sản xuất hoặc áp thuế tự vệ, nhằm bảo vệ ngành thép trong nước.

Phản ứng lại các biện pháp phòng vệ của các nước trên thế giới, Trung Quốc cho rằng việc cung vượt cầu là vấn đề chung toàn cầu do đà suy thoái kinh tế. Bắc Kinh nói sẵn sàng hợp tác tìm kiếm một giải pháp cho vấn đề dư thừa thép và thông báo đã cắt giảm 500.000 việc làm trong các nhà máy thép của họ.


Đồng nhân dân tệ đang sụt giá kỷ lục do cú sốc Brexit

kiem tien menh gia 100 nhan dan te tai chi nhanh ngan hang o hoai bac, tinh an huy, trung quoc. (nguon: epa/ttxvn)

Kiểm tiền mệnh giá 100 nhân dân tệ tại chi nhánh ngân hàng ở Hoài Bắc, tỉnh An Huy, Trung Quốc. (Nguồn: EPA/TTXVN)

Reuters đưa tin ngày 27/6, các giao dịch viên cho biết tỷ giá giữa đồng nhân dân tệ của Trung Quốc so với đồng USD đã sụt giá xuống mức thấp nhất kể từ tháng 12/2010, trong bối cảnh tình trạng bất ổn bao trùm thị trường thế giới sau khi người dân Anh bỏ phiếu rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, hồi tuần trước.

Ban đầu, tỷ giá tham chiếu bình quân của đồng nhân dân tệ ở mức 6,6402 nhân dân tệ/1 USD, giảm 0,2 % so với tỷ giá sau phiên đóng cửa hôm 24/6.

Sau đó, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã điều chỉnh ở mức là 6,6375 nhân dân tệ/1 USD, mức tỷ giá chính thức thấp nhất kể từ tháng 12/2010. 


Gạo Việt Nam chiếm thị phần lớn tại Trung Quốc

Tiếp sau thị trường Trung Quốc, các thị trường nhập khẩu lớn gạo của Việt Nam là Indonesia, Ghana, Đài Loan.

Theo báo cáo của Bộ NN-PTNT, lượng gạo xuất khẩu tháng 6/2016 ước đạt 359 nghìn tấn với giá trị đạt 163 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm nay ước đạt 2,69 triệu tấn và 1,21 triệu USD (giảm 9,8% về khối lượng và 5,9% về giá trị so với cùng kỳ 2015).

Giá gạo xuất khẩu bình quân 5 tháng đầu năm đạt 449 USD/tấn, tăng 3,28% so với cùng kỳ 2015. Trung Quốc vẫn tiếp tục đứng vị trí thứ nhất về thị trường nhập khẩu gạo của Việt Nam tại thời điểm này với 35,5% thị phần. Cụ thể, 5 tháng đầu năm, xuất khẩu gạo sang thị trường này đạt 803 ngàn tấn và 371,98 triệu USD (giảm 12,76% về khối lượng và giảm 1,8% về giá trị so với cùng kỳ 2015).

Tiếp sau thị trường Trung Quốc, các thị trường nhập khẩu lớn gạo của Việt Nam là Indonesia, Ghana, Đài Loan. Các thị trường giảm mạnh lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam gồm Philippines, Malaysia, Singapore và Hồng Kông.


Sữa Nhật nhập khẩu đạt tiêu chuẩn Việt Nam

Sữa Meiji của Nhật Bản được nhiều bà mẹ Việt Nam ưa chuộng. Tuy nhiên mới đây, việc chính nhà sản xuất loại sữa này khuyến cáo người tiêu dùng Việt Nam không nên sử dụng sữa Meiji vì những lo ngại sữa không đúng tiêu chuẩn Việt Nam đã khiến người tiêu dùng không khỏi lo lắng.

Vẫn đảm bảo chất lượng

Cụ thể, nhà sản xuất khuyến cáo sữa Meiji nội địa Nhật Bản (sản phẩm hướng đến thị trường Nhật và đang được lưu thông tại nước này) với các tiêu chuẩn dinh dưỡng như biotin, chokine, mangan, iod trong sữa bột công thức Meiji nhãn hiệu Hohoemi (số 0 - cho trẻ dưới 12 tháng) và thành phần biotin, kẽm, i-ốt trong sữa Meiji nhãn hiệu Step (số 9 - cho trẻ từ 1 - 3 tuổi) đáp ứng các quy định của Nhật nhưng lại không hợp chuẩn của Việt Nam. "Điều này là do sự khác biệt trong tiêu chuẩn về thành phần dinh dưỡng và nhu cầu các chất khác nhau giữa người Nhật và người Việt", hãng Meiji giải thích.

Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng không cần thiết phải lo lắng về điều này. Đại diện Bộ Y tế khẳng định, người tiêu dùng có thể yên tâm với các sản phẩm được nhập khẩu rõ ràng. “Tất cả sản phẩm sữa lưu hành trên thị trường phải đạt tiêu chuẩn Việt Nam. Có thể hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp hơn sữa khác ở Việt Nam nhưng đã được cấp phép nhập khẩu thì chất lượng vẫn đảm bảo đúng quy định”, ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế nhấn mạnh.

 

Đại diện một siêu thị phân phối sữa Meiji tại Hà Nội cũng cho biết, đúng là sản phẩm sữa này hướng tới thị trường nội địa Nhật nhưng nhu cầu của các bà mẹ Việt Nam là rất lớn. “Chúng tôi cam kết bán hàng chính hãng. Nếu sản phẩm đó được cơ quan chức năng Việt Nam khuyến cáo không phù hợp với trẻ Việt Nam thì chúng tôi sẽ không bán nữa, tuy nhiên đến thời điểm này chưa thấy bất cứ khuyến cáo nào cả”, vị này cho biết.

Theo ông Vũ Vinh Phú, Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội, người tiêu dùng nên chọn mua sữa của các nhà nhập khẩu uy tín bởi thông tin trên sản phẩm rõ ràng hơn, đã được các cơ quan chức năng của Việt Nam chứng nhận và nếu có bất kỳ vấn đề gì về chất lượng, người mua có thể khiếu nại, đòi quyền lợi.

Hiện nay, trên thị trường Việt Nam, sữa Nhật nói chung và sữa Meiji nói riêng có xuất xứ từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm cả nhập khẩu chính ngạch, hàng xách tay... Chị Nguyễn Thu Hương (Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội) cho con dùng sữa Meiji từ khi con được 6 tháng và đến giờ bé được 18 tháng, chị vẫn tin tưởng dùng loại sữa này. “Tôi thường nhờ người thân bên Nhật mua sữa rồi gửi về Việt Nam. Trong trường hợp không về kịp, tôi thường ra các cửa hàng xách tay để mua”, chị Hương cho biết.

Lý do chị Hương cũng như nhiều bà mẹ khác tin tưởng mua sữa tại các cửa hàng xách tay bởi họ cho rằng đó là hàng “xịn”, không bị hàng giả, hàng kém chất lượng. Hàng xách tay được các cửa hàng quảng cáo là được mua tại các siêu thị Nhật rồi qua mối tiếp viên xách về nên rất đảm bảo.

Tuy nhiên, hàng xách tay chưa chắc là hàng “xịn”. Chị Trần Thị Bích Thảo, hiện đang sinh sống tại Tokyo, Nhật Bản chia sẻ: “Tôi không hiểu tại sao sữa Nhật xách tay nói chung và sữa Meiji nói riêng ở Việt Nam lại nhiều đến như vậy. Bởi thực tế, các siêu thị tại Nhật chỉ giới hạn một lượng sữa nhất định đối với mỗi người mua hàng. Vì thế, mỗi lần người nhà nhờ mua sữa, tôi phải đi mấy siêu thị để thu gom. Không hiểu các cửa hàng xách tay lấy mối nào mà có thể mua được số lượng lớn sữa trong thời gian ngắn như vậy”, chị Thảo băn khoăn.

Nhiều chuyên gia cảnh báo, đối với hàng xách tay sẽ không có nhãn phụ tiếng Việt, bao bì sữa ngoại đương nhiên toàn ngoại ngữ. Với những loại sữa Anh, sữa Mỹ sử dụng tiếng Anh trên nhãn còn dễ dịch, đối với những hàng sữa nội địa của Nga, Nhật, Pháp... các bà mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ không hiểu thông tin sản phẩm. Việc không đọc được thông tin sữa cũng khiến nhiều bà mẹ gặp khó khăn trong việc pha sữa vì không phải sữa nào cũng theo công thức 1 gạt/30ml. Thậm chí còn có thể bỏ sót những thông tin quan trọng về một thành phần có trong sữa có thể gây dị ứng với con. Ngoài ra, khi mua sữa ngoại xách tay cũng rất khó để được các công ty sữa chăm sóc khách hàng chu đáo.

Việc nhà sản xuất sữa Meiji khuyến cáo chung chung “hàng nội địa Nhật Bản bán ở thị trường Việt Nam” và đề nghị cơ quan chức năng không thông quan với mặt hàng này là thiếu cơ sở và dấy lên mối nghi ngờ liệu hãng sữa này có ý đồ đánh bật các công ty nhập khẩu khác để độc quyền nhập khẩu vào thị trường Việt Nam.

Tuy nhiên, trước đề nghị của Công ty Meiji, Tổng cục Hải quan cho biết, chưa nhận được các thông tin liên quan đến doanh nghiệp phản ánh về việc có các sản phẩm sữa Meiji nội địa Nhật Bản được đưa vào thị trường Việt Nam bất hợp pháp. Tổng cục Hải quan cũng cho biết, việc bảo hộ đối với nhãn hàng sữa Meiji tại Việt Nam là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp và người tiêu dùng, đề nghị công ty thực hiện thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với thương hiệu này tại Việt Nam.

 


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-06-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 29-06-2016

    Khối tài sản 'khủng' của chủ đầu tư tháp tài chính 108 tầng tại Hà Nội
    Brexit đẩy xa ngày Séc dùng đồng euro
    Nguồn lợi quảng cáo trên Instagram
    Thế giới mất 3.000 tỷ USD vì Anh
    Con tôm mang về cho Việt Nam 1 tỉ USD

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-06-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 29-06-2016

    Sản lượng dầu Nigeria tăng lên 1,9 triệu thùng
    Sản lượng sữa và sản phẩm tại EU tăng
    Xuất khẩu dầu cọ của Indonesia trong tháng 5/2016 giảm 16%
    Trung Nguyên vẫn giữ vị trí số 1
    Để doanh nghiệp Việt Nam tận dụng cơ hội khi hội nhập

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-06-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 29-06-2016

    Xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam đạt hơn 147 tỷ USD
    IMF: Thị trường tài chính vẫn nằm trong tầm kiểm soát sau Brexit
    Trung Quốc: lợi nhuận sản xuất công nghiệp tháng 5 tăng 3,7%
    Anh bắt đầu nếm đòn đau
    Sản lượng cát dầu Canada tăng 42% vào năm 2025

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-06-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 29-06-2016

    Tổng cục trưởng GSO: Về dài hạn Brexit sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam
    Ngân hàng nhà nước tiếp tục giảm giá tiền đồng
    Nhiều ngân hàng rục rịch dời một phần khỏi Anh
    Chuyên gia nhận định:Vàng sẽ tăng nhưng có giới hạn
    Hàn-Trung-Nhật bắt đầu vòng đàm phán thứ 10 về thỏa thuận FTA

  • Tin kinh tế đọc nhanh 29-06-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 29-06-2016

    Hàn Quốc và Nhật Bản rót gần 90 tỷ USD vốn FDI vào Việt Nam
    Xuất khẩu gạo giảm 5,9%
    Tăng trưởng GDP có dấu hiệu chững lại
    Anh bị hạ xếp hạng tín nhiệm
    Tín dụng cả nước 6 tháng tăng 6,2%

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-06-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 28-06-2016

    Vốn FDI vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, đạt trên 11 tỷ USD
    NHNN có thể phải tính toán lại mức tỷ giá trung tâm để đảm bảo cạnh tranh hàng xuất khẩu
    90% doanh nghiệp lạc quan về kinh doanh nửa cuối 2016
    Kiều hối chuyển hướng chảy mạnh vào sản xuất kinh doanh
    Hàn Quốc dẫn đầu các quốc gia rót vốn FDI vào Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-06-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 28-06-2016

    Thị trường bán lẻ Sài Gòn chờ đợi phép thử mới
    Thủ tướng Trung Quốc khẳng định nền kinh tế sẽ không hạ cánh cứng
    Bộ trưởng Tài chính Anh: Kinh tế Anh đủ mạnh để đứng vững
    Niềm tin người tiêu dùng “chìm” trong tháng 6

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-06-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 28-06-2016

    Anh rời EU ảnh hưởng đến bán lẻ trực tuyến Bắc Mỹ
    Hậu Brexit, chứng khoán Việt vẫn đà rớt điểm 
    Cần tính lại các chính sách thuế, phí đối với than
    Thị trường bất động sản TP.HCM: Hé lộ những bất ổn
    Xuất khẩu trái cây vào Mỹ, Nhật... tăng trên 80%

  • Tin kinh tế đọc nhanh 28-06-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 28-06-2016

    Sau Brexit, kinh tế Anh sẽ rơi vào suy thoái năm 2017
    Nhà cái Anh kiếm trăm triệu USD nhờ Brexit
    Bao giờ nước mắm Phú Quốc thôi dán mác 'made in Thailand'
    Brexit ảnh hưởng ra sao tới kinh tế châu Á
    Xuất khẩu tôm sang Trung Quốc tăng mạnh

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-06-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 27-06-2016

    Bất động sản giải trí Đà Nẵng hút giới đầu tư
    Đổi ngoại tệ thành VND ngay tại ATM của VietinBank
    Goldman Sachs: Anh có rơi vào suy thoái vì Brexit
    Hàn Quốc cần cải cách cơ cấu dựa vào hỗ trợ bởi chính sách tài chính và tiền tệ
    Kế hoạch điện gió ngoài khơi của Trung Quốc chậm trễ, mục tiêu 2020 bị đe dọa