tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 02-01-2016

  • Cập nhật : 02/01/2016

IMF thận trọng với kinh tế thế giới 2016

Chủ tịch IMF - bà Christine Lagarde cho rằng việc Mỹ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% cùng việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang khiến kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn.

Trên tờ Handelsblatt của Đức, bà Christine Lagarde dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2016 có thể gây thất vọng, đồng thời triển vọng kinh tế trung hạn cũng đang xấu đi. Bà Lagarde cho rằng Mỹ tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% trong tháng này, cùng việc Trung Quốc tăng trưởng chậm lại đang khiến kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn.Thêm vào đó, tăng trưởng thương mại toàn cầu đã giảm đi đáng kể và sự sụt giảm của giá nguyên vật liệu thô đang đặt ra nhiều vấn đề cho những nền kinh tế phụ thuộc vào chúng. Trong khi đó, ngành tài chính tại nhiều quốc gia vẫn đang suy yếu và rủi ro tại các thị trường mới nổi đang tăng lên.

chu tich quy tien te quoc te - ba christine lagarde. anh: reuters

Chủ tịch Quỹ Tiền tệ Quốc tế - bà Christine Lagarde. Ảnh: Reuters

"Tất cả những điều này đồng nghĩa tăng trưởng kinh tế thế giới có thể sẽ không đồng đều và gây thất vọng trong năm 2016", bà cho biết và nhấn mạnh triển vọng kinh tế trung hạn đang yếu đi do năng suất sản xuất thấp, dân số già đi và ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu.

Hồi tháng 10, IMF dự báo kinh tế thế giới có thể tăng trưởng 3,6% trong năm 2016. Tuy nhiên, con số này cũng thấp hơn so với mức ước tính 3,8% mà tổ chức này đưa ra trong tháng 7, Reuters cho biết.

Bà cũng nhận định rằng sự bình thường hóa chính sách tiền tệ của Mỹ cùng với sự dịch chuyển của Trung Quốc trong tiêu dùng là những thay đổi "cần thiết và có lợi cho sức khỏe nền kinh tế". Nhưng những chính sách này cần được thực hiện một cách hiệu quả và trơn tru nhất có thể.

Trong tháng này, Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25% lần đầu tiên trong gần một thập kỷ và tuyên bố động thái này sẽ đưa Mỹ tiến vào chu kỳ thắt chặt tiền tệ một cách "từ từ". 

Đây là tín hiệu Mỹ đã gần như hoàn toàn thoát khỏi "thời kỳ đen tối" của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhưng nó cũng sẽ khiến chi phí đi vay trở nên đắt đỏ hơn đối với một số quốc gia, trong đó có những nước mới nổi và đang phát triển.

Bà Lagarde cảnh báo rằng Mỹ tăng lãi suất và đồng đôla mạnh lên có thể khiến nhiều công ty vỡ nợ, từ đó ảnh hưởng đến các ngân hàng và tiểu bang tại nước này. Nhưng bà cho rằng những rủi ro liên quan tới những thay đổi này có thể khắc phục được dựa trên cầu cao, tài chính ổn định và cải cách cấu trúc. 

"Hầu hết nền kinh tế phát triển, trừ Mỹ và có thể là Anh, sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng tiền tệ. Nhưng tất cả những nước này nên cân nhắc hậu quả của các quyết định đó", bà cho biết.  

Những nền kinh tế mới nổi cũng cần phải theo dõi chặt chẽ rủi ro ngoại hối mà những công ty lớn phải đối mặt. Các quốc gia xuất khẩu nguyên liệu thô cũng nên sử dụng chính sách tài khóa để thích ứng với tình hình giá thấp. Những quốc gia khác nên tập trung tái cơ cấu ngân sách theo hướng khuyến khích tăng trưởng, thông qua cải cách thuế và giá năng lượng hay thay đổi các ưu tiên trong chi tiêu, bà cho biết.


Ngân hàng lãi rất ít từ kiều hối

Trong hoạt động ngân hàng, lợi nhuận từ kiều hối chỉ khoảng 0,77%, song các ngân hàng xác định kiều hối chuyển về là phục vụ chính sách, thu hút nguồn ngoại tệ.

Kiều hối đổ về trong nước được dự báo tiếp tục tăng mạnh trong năm nay, đạt trên dưới 13 tỷ USD. Dự báo được cho là “khiêm tốn” nhất đến từ Ngân hàng Thế giới (WB) cũng cho biết Việt Nam sẽ nhận khoảng 12,25 tỷ USD trong năm nay, là nước có kiều hối chuyển về nhiều thứ 11 thế giới.

Theo ông Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc ngân hàng HDBank, kiều hối chuyển về nhiều là nhờ chính sách của Chính phủ khuyến khích dòng tiền chuyển về nước, bên cạnh việc các ngân hàng có nhiều chương trình ưu đãi, tạo điều kiện cho kiều bào gửi tiền về.

Tuy nhiên, trong hoạt động ngân hàng, theo ông Trung, lợi nhuận từ kiều hối không cao, chỉ khoảng 0,77%, song các ngân hàng xác định kiều hối chuyển về là phục vụ chính sách, thu hút nguồn ngoại tệ cho Việt Nam. Thay vì như các nguồn vốn đầu tư FII vào rồi những có lúc lại chuyển ra, kiều hối vào sẽ ở lại, tạo ra dòng tiền ngoại tệ cho Việt Nam.


Có gì mới trong chính sách tỷ giá sắp tới?

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đang nghiên cứu một cơ chế điều hành tỷ giá mới, thông qua việc xác định tỷ giá trung tâm, làm tham chiếu cho các thành viên trên thị trường giao dịch.

Tỷ giá trung tâm được hiểu là tỷ giá chính thức cuối ngày hôm trước vào giờ chốt giao dịch cộng với một biên độ sẽ được lấy làm tỷ giá giao dịch của ngày hôm sau.

Việc xác định tỷ giá trung tâm được cho là sẽ dựa trên 3 yếu tố: sự biến động của một rổ các đồng tiền của các nước đối tác kinh tế chủ chốt của Việt Nam, tỷ giá bình quân liên ngân hàng của ngày liền trước, và các cân đối vĩ mô. Do đó, cơ chế mới được kỳ vọng sẽ phản ánh thị trường sát thực hơn, hợp lý hơn; đồng thời hạn chế yếu tố tâm lý trên thị trường. Ngoài ra, cơ chế mới sẽ tăng cường công khai minh bạch hơn, qua đó để hạn chế các yếu tố đầu cơ.

Cũng theo NHNN, tỷ giá trong năm 2016 sẽ duy trì ổn định chứ không cố định, vì khi áp dụng cơ chế tỷ giá mới thì tỷ giá sẽ thay đổi thường xuyên, thậm chí hằng ngày, hôm nay NHNN có thể công bố tỉ giá này và ngày mai công bố tỉ giá khác.

Điểm đáng chú ý đầu tiên trong thông điệp của NHNN là việc nhấn mạnh đến sự khác biệt giữa ổn định và cố định. Trên thực tế, tỷ giá VND trong mấy năm qua tuy có biến động ít so với tỷ giá của nhiều đồng tiền khác trên thế giới nhưng chưa bao giờ được cố định/ấn định ở mức bất biến, mà mỗi năm ít nhất cũng bị phá giá từ 1% đến hơn 5%. Bởi vậy, khó mà có thể nói rằng tỷ giá VND trong thời gian qua là cố định và nay sẽ được (hoặc cần phải) chuyển sang duy trì ổn định như trong thông điệp của NHNN.

Về thông điệp duy trì ổn định tỷ giá, do tỷ giá chưa bao giờ được duy trì cố định nên khi NHNN nói rằng muốn duy trì ổn định tỷ giá thì cần phải hiểu rằng tỷ giá sẽ chỉ được biến động ở mức nhỏ xung quanh một mức tham chiếu nào đó.

Và cũng cần nhấn mạnh rằng mức tham chiếu này phải là cố định thì mới có thể có được môt tỷ giá ổn định. Bởi nếu ngay cả mức tham chiếu này cũng trồi sụt thì kết cục là tỷ giá cũng sẽ trồi sụt, ở mức lớn hơn, và do đó không thể nào gọi đó là tỷ giá ổn định được.

Trên thực tế thì NHNN trong suốt mấy năm qua cũng đã cố gắng thực hiện cơ chế này, thông qua việc xác định tỷ giá bình quân liên ngân hàng và biên độ dao động quanh tỷ giá này, ban đầu là tương đối nhỏ (1%) rồi sau phải nới rộng ra (đến 3%). Nói cách khác, bản chất hay mục tiêu của cơ chế tỷ giá mới sẽ không có nhiều điểm mới, ít nhất là trong năm 2016.

Về kỳ vọng rằng cơ chế tỷ giá mới sẽ phản ánh thị trường sát thực hơn và minh bạch hơn, điều này chỉ đúng khi việc tính toán và công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng cuối ngày giao dịch hôm trước là trung thực, khách quan, dựa nhiều hơn vào các yếu tố căn bản, trong đó có tỷ giá thực trên thị trường liên ngân hàng. Bằng không, việc “hôm nay NHNN có thể công bố tỉ giá này và ngày mai công bố tỉ giá khác” có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn là gây ra mối hồ nghi và quan ngại về tính thị trường của tỷ giá trong dư luận.

Cũng nên lưu ý rằng NHNN cho đến nay vẫn áp dụng cơ chế điều hành tỷ giá dựa trên tỷ giá bình quân liên ngân mà NHNN công bố hàng ngày cộng với biên độ giao dịch được phép. Bởi vậy, về bản chất, cơ chế tỷ giá mới mà NHNN cho biết là đang xây dựng (dựa trên tỷ giá trung tâm) sẽ không phải là một sự đổi mới, mang tính bước ngoặt hay tính cách mạng. Đó chỉ là sự mở rộng cơ chế tỷ giá cũ, chuyển từ tỷ giá liên ngân hàng sang tỷ giá trung tâm có một phần dựa trên tỷ giá liên ngân hàng.

Đó là chưa kể đến thực tế rằng mặc dù được gọi là tỷ giá bình quân liên ngân hàng và lẽ ra phải biến động mỗi ngày, nhưng tỷ giá này do NHNN công bố thường bất biến trong một thời gian tính bằng nhiều tháng. Nay chuyển sang tỷ giá trung tâm thì mặc dù tỷ giá trung tâm này được tính toán một phần dựa vào sự biến động của một rổ tiền tệ nhưng cũng khó bảo đảm rằng tỷ giá trung tâm này không bị “trói” ở mức ấn định nào đó nếu nó đi chệch quỹ đạo định hướng của NHNN hoặc đối mặt với áp lực điều chỉnh quá mức kỳ vọng của NHNN.

Cuối cùng, một điểm được cho là mới trong cơ chế tỷ giá mới là chuyển sang chế độ tỷ giá “trườn bò” cho phép tỷ giá biến động với tần suất lớn hơn (hàng ngày) nhưng ở mức độ nhỏ hơn, không tạo ra những cú sốc lớn, thay vì chế độ “neo” tỷ giá để rồi mỗi lần phải điều chỉnh thì sẽ phải điều chỉnh ở mức lớn như trước đây. Nhưng cơ chế “trườn bò” này chỉ mang lại tác dụng như kỳ vọng nếu việc xác định tỷ giá trung tâm là khách quan, trung thực, minh bạch và hợp lý như nói ở trên. Nếu không, cơ chế “trườn bò” này cũng không khác gì cơ chế “neo” tỷ giá trước đây.


Thu hồi Giấy phép hoạt động Ngân hàng liên doanh Việt Thái

Ngày 30/12/2015, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam(NHNN) đã ban hành quyết định 2653 về việc thu hồi Giấy phép hoạt động Ngân hàng liên doanh Việt Thái theo đề nghị của ngân hàng này.

Theo đó, Thống đốc NHNN quyết định thu hồi Giấy phép hoạt động Ngân hàng liên doanh số 19/NH-GP ngày 20/4/1995 đã cấp cho Ngân hàng liên doanh Việt Thái.

Ngân hàng liên doanh Việt Thái có trách nhiệm thực hiện việc niêm yết Quyết định thu hồi Giấy phép, thực hiện thanh lý tài sản và các nghĩa vụ khác theo quy định về trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép và thanh lý tài sản của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; trình tự, thủ tục thu hồi Giấy phép văn phòng đại diện của tổ chức tín dụng, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật có liên quan; đồng thời thực hiện việc thanh lý tài sản thông qua chuyển giao toàn bộ tài sản, công nợ cho Ngân hàng The Siam Commercial Bank Public Company Limited - chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh.

Trước đó, Thống đốc NHNN đã có Quyết định về việc thay đổi thời hạn hoạt động ghi tại Giấy phép của Ngân hàng liên doanh Việt Thái, đồng ý về nguyên tắc cho phép chuyển đổi Ngân hàng liên doanh Việt Thái thành chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam của Ngân hàng thương mại Siam trên cơ sở cho phép thành lập mới chi nhánh của Ngân hàng thương mại Siam tại Việt Nam; chi nhánh này mua lại, tiếp quản toàn bộ tài sản, công nợ của Ngân hàng liên doanh Việt Thái và đóng cửa Ngân hàng liên doanh Việt Thái.

Để được thành lập chi nhánh tại Việt Nam, Ngân hàng thương mại Siam cần khẩn trương, chủ động hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Thông tư số 40/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của NHNN.

Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam trình NHNN phương án thoái vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam tại Ngân hàng liên doanh Việt Thái đã được các thành viên góp vốn thống nhất thông qua.

Đồng thời, yêu cầu Ngân hàng liên doanh Việt Thái chấm dứt ngay các hoạt động làm phát sinh quyền và nghĩa vụ mới đối với các tổ chức, cá nhân; chủ động thống nhất với các thành viên góp vốn trong liên doanh, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện trình NHNN: Hồ sơ thu hồi Giấy phép; Phương án thanh lý tài sản; Phương án thoái vốn của các đối tác góp vốn trong liên doanh.


Những 'ông lớn' ngân hàng thế giới đang dần rút khỏi Trung Quốc

Deutsche Bank không phải là ngân hàng phương Tây đầu tiên rút khỏi lĩnh vực ngân hàng ở Trung Quốc nơi các nhà cầm quyền hạn chế quyền sở hữu nước ngoài ở mức 20%, và việc này mang lại nhiều điều phức tạp.

“Bây giờ là lúc chúng tôi cần bán khoản đầu tư này”, đồng giám đốc điều hành của Deutsche Bank, John Cryan đã tuyên bố như vậy vào thứ Hai vừa rồi sau khi xác nhận bán toàn bộ 19,99% cổ phần ở Hua Xia Bank cho công ty bảo hiểm của Trung Quốc là PICC Property and Casualty. Động thái này được Cryan mô tả là một bước đi chiến lược nhằm tăng tỉ suất vốn để cân đối bản kết toán.

Goldman Sachs đã bán cổ phần của mình ở Ngân hàng Công nghiệp và Thương mại Trung Quốc vào năm 2013. Merrill Lynch thuộc Bank of America cũng thoái vốn ở Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc sau một loạt các vụ thương thảo. BBVA, ngân hàng lớn thứ 2 ở Tây Ban Nha, đã cắt giảm lượng cổ phần của mình ở China Citic Bank từ 15% năm 2013 xuống còn 4.7% vào năm nay, và phần này cũng được dành để bán nếu tìm được đối tác. Các ngân hàng khác cũng đang có kế hoạch bán cổ phần của mình ở các ngân hàng Trung Quốc, chẳng hạn như Standard Chartered với cổ phần trong Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc.

Cũng như Deutsche Bank, họ bán cổ phần của mình để làm tăng tỉ suất vốn và cân đối tài sản.

Vào cuối tháng 10, với truyền thống của các CEO mới là phải công bố những chuyện không hay và Cryan, người mới được bổ nhiệm vào tháng 6, đã công bố khoản lỗ lớn (6 tỷ euro trong quý 3), gồm 1 tỷ euro chi trả cho các vụ kiện tụng (giờ đây là 4,8 tỷ euro), chi trả cổ tức, và cho nghỉ việc 20.000 nhân viên và các nhà thầu. Ngân hàng này cũng rút khỏ 10 nước hầu hết ở Mỹ Latinh và châu Âu. Ngoài ra họ còn đóng cửa Deutsche Postbank, một ngân hàng bán lẻ với khoảng 20.000 nhân viên.

Khoản lỗ này cũng bao gồm khoản cổ phần đã bút toán trị giá 649 triệu euro trong Hua Xia Bank, do suy thoái kinh tế và sự hỗn loạn ở thị trường Trung Quốc, và có lẽ bởi họ đã phát hiện ra điều gì đó ở Hua Xia Bank.

Trung Quốc đã trở thành một thỏi nam châm chứa đầy các khoản vay không hiệu quả đáng ra phải được coi là các khoản lỗ từ lâu. Không một ai biết được con số thực sự. Chúng rõ ràng là một bí mật quốc gia. Vì thế khi sự dối trá này được phơi bài các nhà băng sẽ nhanh chóng sụp đổ.

Vì thế Deutsche Bank, có vẻ biết được chút ít về việc các ngân hàng che giấu những điều thị phi dưới các bản báo cáo tài chính ra sao, đã quyết định rút chân ra khi còn có thể. Và đó là thời điểm thích hợp để bán, mặc dù thời điểm tốt nhất là trước khi thị trường sụp đổ vào mùa hè năm nay, nhưng cũng là một thời điểm tốt.

Theo thống kê của New York Times, Deutsche Bank đầu tư tổng số 1,3 tỷ euro từ 2006 đến 2011. Giá bán cuối cùng sẽ phụ thuộc vào giao dịch cổ phiếu của Hua Xia. Nhưng ở trung điểm của giao động được công bố, tức 3,46 tỷ euro, cộng với 400 triệu euro từ cổ tức trước đó, Deutsche Bank sẽ có tổng doanh thu gần gấp 3 khoản vốn bỏ ra.

Khi CEO của các ngân hàng lớn trên toàn cầu, một nhóm những người có bộ óc hết sức sắc sảo, đều nghĩ rằng đã “đến lúc” phải rút khỏi Trung Quốc, nghĩa là còn có nhiều điều phía sau những gì mà người ta thấy là tính thời điểm. Đây là những khoản đầu tư chiến lược dài hạn đặt vào nền kinh tế thần kỳ của thế giới, và các CEO này biết được một điều gì đó. Họ đã nhìn thấy được vài điều phía sau cánh gà. Có thể họ không có dữ liệu chính xác về độ lớn của các khoản vay không hiệu quả ở Trung Quốc, nhưng họ cũng phần nào cảm nhận được. Và điều đó thúc đẩy họ rời bỏ Trung Quốc khi còn có thể.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-2016

    Ukraine cấm nhập khẩu thực phẩm Nga
    Cơ cấu các khoản nợ của các công ty thành viên Vinalines 
    Sức mua chậm trong hai ngày đầu năm
    Cần Thơ có 8 điểm bán nông sản sạch phục vụ tết
    Sản lượng dầu thô Nga tăng kỷ lục dù giá giảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 03-01-2016

    Thanh tra Chính phủ phát hiện nhiều sai phạm về đất đai tại Bình Phước
    Logistics Vinalink bị truy thu và phạt hơn 5 tỷ đồng tiền thuế
    Chi 1 tỷ USD từ nhập khẩu ô tô Trung Quốc, ô tô nội "chịu trận"
    Ngăn chặn xuất khống hàng hóa để gian lận hoàn thuế
    Bộ Tài chính có nhiệm vụ huy động 409.000 tỷ đồng cho ngân sách năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 03-01-2016

    Biến động nhân dân tệ năm 2016 không đáng lo
    PV Gas đạt mốc kỷ lục tiêu thụ khí năm 2015
    Doanh thu phí bảo hiểm tăng cao nhất kể từ năm 2011
    Xây dựng đường song hành cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây
    Hà Nội: 2 hầm chui lớn nhất sắp thông xe

  • Tin kinh tế đọc nhanh 03-01-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh 03-01-2016

    Khoảng 1.000 người nước ngoài đã mua nhà tại TP.HCM
    Tiền tệ thị trường mới nổi sẽ tiếp tục giảm trong năm 2016
    VCCI khẳng định doanh nghiệp gian lận
    Thụy Sĩ thỏa thuận cung cấp thông tin ngân hàng chống rửa tiền 
    Đề xuất thêm 5 sân golf ở Phú Quốc vào quy hoạch

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 02-01-2016

    8 dòng ôtô được giảm thuế nhập khẩu từ 1/1/2016
    Gần 1.000 công tơ điện làm giả bị phát hiện
    Thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang EU
    Sản xuất trong nước phải thắng trên sân nhà
    Viễn thông 2015: doanh thu 340.000 tỉ đồng, lời 56.000 tỉ

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 02-01-2016

    Tân Cảng Sài Gòn đạt sản lượng container 71,4 triệu tấn năm 2015
    Vốn điều lệ của VEC sẽ tăng hơn 70 lần trong 3 năm tới
    Duyệt đầu tư gần 4.000 cầu cho miền núi tại 50 tỉnh thành
    Thủ tướng giao chỉ tiêu kinh tế - xã hội 2016 cho 8 bộ
    Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng và “Túi tiền Quốc gia”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 02-01-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh 02-01-2016

    Doanh nghiệp mới ‘chào đời’ sẽ bị xếp hạng ‘bét’ về thuế
    Ông chủ Inter Milan lỗ hơn 6 triệu USD trong phi vụ Ninh Vân Bay
    Hoàn thành việc đầu tư xây dựng 135 dự án nhà ở xã hội
    Cao su Quảng Nam tính mua 99% cổ phần Thủy sản Viễn Đông
    Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan: Doanh nghiệp phải tự cứu

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-01-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 01-01-2016

    Chứng khoán Việt Nam thuộc top 5 tăng trưởng mạnh nhất Châu Á năm 2015
    TPHCM: Bất động sản 2016 chờ đón những siêu dự án
    "Đánh" gần 2500 doanh nghiệp có nghi án chuyển giá, thu về 500 tỷ đồng
    Ông Nguyễn Đức Chi được bổ nhiệm làm chủ tịch SCIC
    Còn tới 15.600 tỷ đồng cần thoái vốn ở các lĩnh vực nhạy cảm

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-01-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 01-01-2016

    Ba doanh nghiệp viễn thông “đua” nhau báo lãi khủng
    Thao túng giá, bị phạt hơn 700 triệu đồng
    Lock&Lock Việt Nam sẽ đầu tư thêm nhà máy vào năm 2016
    Saigontourist đạt doanh thu 3.450 tỉ đồng
    9 mặt hàng giảm thuế nhập khẩu từ đầu năm 2016

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-01-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-01-2016

    Philippines sẽ tham gia ngân hàng AIIB của Trung Quốc
    Giá dầu giảm 1 USD/thùng, PVN mất 5.400 tỉ đồng
    Không có chuyện bán thương hiệu bia Larue cho TQ
    Rau quả xuất ngoại tăng ngoạn mục
    Nghi thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt xuất sang EU