8 dòng ôtô được giảm thuế nhập khẩu từ 1/1/2016
Gần 1.000 công tơ điện làm giả bị phát hiện
Thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt Nam để xuất sang EU
Sản xuất trong nước phải thắng trên sân nhà
Viễn thông 2015: doanh thu 340.000 tỉ đồng, lời 56.000 tỉ
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-01-2016
- Cập nhật : 01/01/2016
Philippines sẽ tham gia ngân hàng AIIB của Trung Quốc
Philippines, quốc gia đang kiện Trung Quốc về tuyên bố chủ quyền trái phép trên biển Đông, vừa tuyên bố sẽ tham gia Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB).
Đoàn đại biểu tham dự lễ ký kết các điều khoản thỏa thuận của AIIB tại Bắc Kinh ngày 29-6 - Ảnh: Reuters
Theo Reuters, trong tuyên bố cho biết sẽ tham gia ngân hàng do Trung Quốc khởi xướng, chính quyền Philippines mô tả AIIB là một “tổ chức hứa hẹn” góp phần thúc đẩy nền kinh tế của Philippines.
AIIB dự kiến chính thức hoạt động từ đầu năm 2016.
Thư ký truyền thông Herminio Coloma của tổng thống Philippines cho biết: “Tổng thống Benigno Aquino đã phê chuẩn đề xuất của Bộ tài chính về việc gia nhập AIIB”.
Mặc dù phía Washington phản đối, nhiều quốc gia đồng minh lớn của Mỹ như Úc, Anh, Đức, Italy và Hàn Quốc đã gia nhập AIIB, đối thủ tiềm năng của Ngân hàng thế giới (WB) và Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lu Kang cho biết ông sẽ phải xác minh lại việc có đúng Philippines thực sự muốn tham gia AIIB không, nếu thật thì đó là một việc tốt.
Theo ước tính của ADB, Philippines - nền kinh tế lớn thứ năm ở Đông Nam Á sẽ cần khoảng 127 tỉ USD trong giai đoạn 2010 - 2020 để đáp ứng các nhu cầu xây dựng hạ tầng trong nước.
Khi được hỏi liệu những tranh chấp trên Biển Đông có ảnh hưởng tới việc trở thành thành viên hay khả năng được vay tiền từ AIIB của Philippines không, ông Lu Kang nói: “Các hoạt động của AIIB sẽ tuân thủ hiến chương do các thành viên AIIB đồng thuận trên cơ sở tham vấn”.
Giá dầu giảm 1 USD/thùng, PVN mất 5.400 tỉ đồng
Đây là thông tin được ông Nguyễn Quốc Khánh, Quyền Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc PVN, tại hội nghị tổng kết năm 2015 của Bộ Công Thương diễn ra ngày 31-12.
Theo ông Khánh, trong năm 2015, mặc dù giá dầu giảm xuống mức chỉ còn 54,5 USD/thùng, so với dự toán là 100 USD/thùng, song PVN vẫn hoàn thành vượt mức và về đích trước tất cả chỉ tiêu kế hoạch được giao, đặc biệt là chỉ tiêu tài chính đều đạt tốt trong bối cảnh khó khăn. Tổng doanh thu toàn tập đoàn đạt 560.000 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước 115.000 tỉ đồng.
Ông Khánh cho biết năm 2016, các tổ chức tư vấn thế giới dự báo giá dầu dao động 30-60 USD/thùng; qua tham khảo các dự báo này, PVN nhận định năm 2016 là năm tiếp tục khó khăn do giá dầu dự báo thấp hơn kế hoạch. PVN tính toán nếu giá dầu giảm 1 USD/thùng thì doanh thu giảm 5.400 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước giảm 1.500 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 560 tỉ đồng.
Để ứng phó với giá dầu xuống thấp, PVN đã lên kịch bản để bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bảo đảm an toàn vốn. Theo đó, PVN sẽ kiểm soát giá thành từng mỏ để xây dựng các giải pháp khả thi; dự kiến giá thành khai thác dầu tại các mỏ trong nước trung bình năm 2016 là 27,4 USD/thùng, trong đó mỏ có giá thành cao nhất là mỏ Sông Đốc (58 USD), mỏ giá thành thấp nhất là mỏ Cửu Long (12,7 USD/thùng). Với giá thành này, nếu xuất bán thì Nhà nước có nguồn thu ngân sách 18-20 USD/thùng.
Lãnh đạo PVN cũng nhấn mạnh nếu xuất bán với giá 45 USD/thùng thì khai thác dầu tại các mỏ sẽ có hiệu quả. Tuy nhiên, nếu giá xuất bán dưới 45 USD/thùng, một số mỏ của tập đoàn sẽ gặp khó khăn, nếu dừng khai thác, Nhà nước sẽ không có nguồn thu, PVN lỗ phần chi phí bảo dưỡng mỏ.
Do vậy, PVN đã đề ra một số giải pháp như rà soát lại tổng thể chi phí từng mỏ, tiết kiệm tối đa chi phí vận hành, chi phí quản lý phân bố; cân đối sản lượng và giá thành từng mỏ để điều chỉnh sản lượng từng mỏ trên nguyên tắc tối thiểu đảm bảo thu ngân sách và bảo toàn vốn PVN.
Tăng cường quản trị rủi ro các phương thức quản lý tiên tiến để nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh; củng cố và tăng cường dự báo thị trường để luôn chủ động cân đối sản lượng khai thác từng mỏ so với giá thành từng thời điểm. Duy trì thị trường dịch vụ dầu khí, đảm bảo công ăn việc làm của người lao động với mức thù lao phù hợp với tình hình thực tế; tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nhằm tăng hiệu quả hoạt động, đảm bảo quyền lợi cho các cổ đông; đẩy mạnh tiếp thị để mở rộng và phát triển thêm thị trường dịch vụ ngoài dầu khí; tiết giảm các loại chi phí 10%-20%.
Không có chuyện bán thương hiệu bia Larue cho TQ
Ông Phan Văn Kha, Giám đốc Sở Công Thương TP Đà Nẵng, khẳng định thực tế không có chuyện thương hiệu bia Larue (thương hiệu bia được tiêu thụ mạnh nhất ở Đà Nẵng) bán cho Trung Quốc. Việc vừa qua có tin đồn thương hiệu bia Larue đã được bán cho Trung Quốc khiến người dân Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung “không thích” nên thị trường tiêu thụ loại bia này có giảm xuống.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ chỉ đạo các ban ngành cần phải minh bạch thông tin về việc quản lý con người và các công trình đầu tư do người Trung Quốc làm chủ. “Tôi chỉ đạo từ nay Văn phòng UBND TP và Sở TT&TT phải chủ động cung cấp thông tin cho báo chí để cho người dân biết sự việc, tránh hoang mang” - ông Thơ nói. Cũng theo ông Thơ, TP Đà Nẵng sẽ quản lý chặt tất cả công trình, nguồn lao động đang hoạt động trong các dự án của người Trung Quốc. Tinh thần là tạo điều kiện tốt nhất cho nhà đầu tư làm ăn trên nguyên tắc đảm bảo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Rau quả xuất ngoại tăng ngoạn mục
Đây là mức tăng trưởng kỷ lục của rau quả Việt Nam trong khi các nông sản khác như gạo, cà phê, điều, cao su lẫn thủy sản đều sụt giảm.
Đạt được mức tăng trưởng ngoạn mục trên, theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) là nhờ trong năm nhiều loại trái cây như nhãn, vải, xoài đã tiếp cận được với nhiều thị trường xuất khẩu khó tính như Mỹ, Úc, EU, Nhật Bản… Tuy vậy, sản phẩm được tiêu thụ vẫn phần lớn do cộng đồng người Việt Nam tại nước ngoài và bán được nhiều chủ yếu là do các đối tác nước ngoài chủ động nhập khẩu, đóng gói theo quy trình và công nghệ tiên tiến.
Với việc có thêm thị trường xuất khẩu mới sẽ giảm bớt sự phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc nhiều rủi ro.
Nghi thép Trung Quốc lấy xuất xứ Việt xuất sang EU
Bộ Công thương vừa thông tin đến Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI),Tổng cục Hải quan nêu dấu hiệu thép Trung Quốc lấy xuất xứ từ VN xuất sang EU để được hưởng ưu đãi.
Theo thông tin của Tuổi Trẻ, Bộ Công thương vừa có văn bản gửi đến Phòng Thương mại và công nghiệp VN (VCCI) và Tổng cục Hải quan nêu dấu hiệu thép Trung Quốc lấy xuất xứ từ VN xuất sang EU để tránh thuế chống bán phá giá.
Cụ thể, Bộ Công thương nêu qua làm việc, đã nhận thấy Công ty TNHH thương mại dịch vụ Khiết Tâm (TP.HCM) và Công ty TNHH Quốc Việt (Long An) có dấu hiệu vi phạm về xuất xứ hàng hóa VN khi xuất sang EU các mặt hàng sắt thép thực chất có xuất xứ Trung Quốc, Đài Loan.
Để bảo vệ uy tín hàng xuất khẩu của VN, Bộ Công thương yêu cầu VCCI và Tổng cục Hải quan làm rõ trách nhiệm việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ VN cho các sản phẩm thuộc loại hình tạm nhập tái xuất, đồng thời có biện pháp xử lý các công ty và cá nhân liên quan.