tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 04-01-2016

  • Cập nhật : 04/01/2016

Ukraine cấm nhập khẩu thực phẩm Nga

Chính quyền Ukraine ngày 2-1 thông báo danh sách các thực phẩm Nga bị cấm nhập khẩu vào nước này. Lệnh cấm có hiệu lực kể từ ngày 10-1.

“Lệnh cấm nhập khẩu lương thực, thực phẩm có xuất xứ từ Nga vào lãnh thổ Ukraine sẽ kéo dài đến ngày 5-8” – nội dung sắc lệnh cấm nhập khẩu có đoạn viết. Sau ngày 5-8, lệnh cấm sẽ mất hiệu lực hoặc sau khi Nga dỡ bỏ lệnh cấm các lương thực, thực phẩm có nguồn gốc từ Ukraine nhập khẩu vào Nga.

moi quan he giua nga va ukraine van cang thang. anh: ap

Mối quan hệ giữa Nga và Ukraine vẫn căng thẳng. Ảnh: AP

Trong danh sách cấm trên có 43 mặt hàng gồm nhiều loại thực phẩm như: Bánh mì, bánh quy, sô cô la, cà phê, thịt bò, cá, thuốc lá, bia, rượu... cùng một số hàng hóa khác mà trước đó Tổng thống Ukraine Pyotr Poroshenko ký ban hành đạo luật hoạt động kinh tế đối ngoại, cho phép chính phủ áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế chống lại Nga. 

Luật này được Quốc hội Ukraina thông qua ngày 24-12 nhằm trả đũa đạo luật của Nga tạm ngừng Hiệp định về thương mại tự do với Ukraine đã ban hành trước đó. Nga cũng đã cấm nhập khẩu các mặt hàng nông nghiệp, thực phẩm từ Ukraine vào nước mình.

Cũng ngày 2-1, Ukraine thông báo tăng thuế nhập khẩu đối với hàng hóa Nga. Nước này sẽ đánh thuế tất cả các hàng hóa Nga, quy chế ưu đãi thuế nhập khẩu, đảm bảo tự do thương mại trước đây sẽ không còn. Việc tăng thuế này sẽ có hiệu lực trong 1 năm và diễn biến tiếp theo tùy tình hình.


Cơ cấu các khoản nợ của các công ty thành viên Vinalines

Chính phủ thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính về giải pháp tái cơ cấu các khoản nợ của các công ty thành viên thuộc Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Ngân hàng phát triển Việt Nam

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 12-2015. Theo Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất với đề xuất của Bộ Tài chính về giải pháp tái cơ cấu các khoản nợ của các công ty thành viên của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, bảo đảm tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành; các doanh nghiệp sau khi được cơ cấu nợ phải có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chính phủ giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và các cơ quan liên quan dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giải pháp tái cơ cấu các khoản nợ của các công ty thành viên của Vinalines. Trên cơ sở đó, hướng dẫn Ngân hàng phát triển Việt Nam thực hiện giải pháp tái cơ cấu các khoản nợ.

Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinalines và các công ty thành viên xây dựng phương án tổng thể về chiến lược, kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh và tính khả thi của phương án tái cơ cấu nợ tại Ngân hàng phát triển Việt Nam, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.


Sức mua chậm trong hai ngày 
đầu năm

Ghi nhận tại các siêu thị, trung tâm thương mại ở TP.HCM trong hai ngày 1 và 2-1-2016 cho thấy không khí nhộn nhịp, đông đúc hơn ngày thường.

Tuy nhiên lượng người đi mua sắm không lớn do nhiều người đi chơi xa.

Tại siêu thị Aeon Mall Tân Phú, đến giờ trưa quầy thức ăn sẵn bắt đầu đông đúc dòng người xếp hàng lựa mua đồ ăn. Xung quanh khu vực này người dân cũng tập trung đông để ăn uống, trong khi phía bên trong khu vực siêu thị lượng người đi mua sắm chỉ ở mức trung bình.

Tại các khu vực tự doanh, rất nhiều nhóm hàng thực hiện giảm giá mạnh lên tới 50%, lượng khách đến cũng đông vượt trội so với ngày bình thường, tuy nhiên lượng người mua thật sự không nhiều.

Trước đó, một thương hiệu thời trang lớn cũng thông báo khuyến mãi lớn nhất năm, giảm giá 50% giày dép, quần áo... khiến lượng khách hàng đổ về các cửa hàng mua sắm. Tuy nhiên, nhiều khách hàng cho rằng những mặt hàng giảm giá thường là các mẫu cũ của năm trước.


Cần Thơ có 8 điểm bán nông sản sạch phục vụ tết

Ông Đào Anh Dũng, phó chủ tịch UBND TP Cần Thơ cho biết TP tổ chức tám điểm bán nông sản sạch, bắt đầu hoạt động vào ngày 24-1-2016.

Tám điểm bán nông sản sạch là tại các chợ Tân An, Xuân Khánh, An Bình, Trung tâm thương mại Cái Khế, shop 42 (quận Ninh Kiều) và chợ An Thới (quận Bình Thủy). 

Các điểm bán nông sản sạch gồm ba nhóm chính: sản phẩm trồng trọt (củ cải mầm, rau muống, rau dền, cải xanh, mồng tơi, hẹ, hành lá, dưa các loại); sản phẩm chăn nuôi (thịt heo, thịt trâu bò, thịt gà, trứng gia cầm); sản phẩm thủy sản (cá, tôm, ếch) và các sản phẩm chế biến (tàu hủ ky, khô cá tra, chả cá thát lát...).

Cũng theo ông Dũng, tiểu thương ở tám điểm bán nông sản sạch này sẽ được hỗ trợ 22,8 triệu đồng/điểm để xây dựng sạp mới, làm bảng hiệu, băngrôn, tờ rơi để không bị nhầm lẫn với các nông sản khác.

“Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm đảm bảo nguồn cung và chất lượng nông sản cho các điểm bán, sau tết sẽ đánh giá kết quả. Nếu khả thi sẽ nhân rộng nhiều điểm bán nữa” - ông Dũng nói.


Sản lượng dầu thô Nga tăng kỷ lục dù giá giảm

san luong dau tho nga tang ky luc du gia giam - anh: afp

Sản lượng dầu thô Nga tăng kỷ lục dù giá giảm - Ảnh: AFP


Theo AFP, dữ liệu từ Bộ năng lượng Nga cho hay nước này sản xuất kỷ lục 534 triệu tấn dầu thô trong năm qua ngay cả khi nền kinh tế đang lao đao vì giá cả thấp gây ra bởi dư cung dầu thô toàn cầu. Sản xuất dầu khí của Nga tăng 1,4% so với năm trước với sản lượng đạt 10,73 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong cả khoảng thời gian hậu Xô Viết, theo hãng tin Interfax.
Giá dầu lao dốc cùng các lệnh trừng phạt từ phương Tây đã khiến nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ của Nga đi xuống thời gian gần đây. Đồng rúp Nga mất khoảng một nửa giá trị trong năm 2014 nhưng đã hồi phục nhẹ khi giá năng lượng ổn định trong năm ngoái.
Tuy vậy, giá dầu mới đây lại sụt giảm. Giá dầu thô Brent giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 11 năm qua hồi tháng trước, phủ bóng đen lên triển vọng phục hồi của kinh tế Nga.
“Tất cả các nước, trong đó các thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đã tập trung vào việc tăng sản lượng, bơm càng nhiều càng tốt để không mất đi thị trường của mình mà bỏ quên rằng họ cũng đang kéo giá cả đi xuống. Có vẻ như Nga cũng đang đi theo con đường đó”, cố vấn năng lượng Mikhail Krutikhin nói.
Ngân hàng trung ương Nga dự báo rằng nếu dầu vẫn ở mức giá hiện tại, GDP của nước này có thể giảm 2% trong năm 2016. Tại cuộc họp báo thường niên hồi đầu tháng trước, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho hay nước này đã chuẩn bị sẵn sàng cho bất cứ tình huống kinh tế nào, bất chấp sự bất ổn của giá dầu.
Ngân sách năm 2016 của Nga được tính toán dựa trên cơ sở giá dầu là 50 USD/thùng. Đây là con số mà ông Putin cho là một đánh giá “lạc quan” cho tình hình hiện tại, khi dầu đang dao động khoảng 37 USD/thùng.

(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục