tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-02-2016

  • Cập nhật : 24/02/2016

Với TPP: DN Việt cần sẵn sàng đón cơ hội hợp tác

voi tpp: dn viet can san sang don co hoi hop tac

Với TPP: DN Việt cần sẵn sàng đón cơ hội hợp tác


Theo đánh giá chung của các tham tán thương mại, tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đưa Việt Nam đứng trước cơ hội rất lớn về thu hút đầu tư và đẩy mạnh xuất khẩu.

Tham dự hội nghị tham tán thương mại năm 2016 khu vực phía Nam do Bộ Công Thương tổ chức ngày 22/2 tại TPHCM, các tham tán thương mại đã có những nhận định về cơ hội của Việt Nam khi tham gia TPP.

Ông Nguyễn Trung Dũng, Tham tán Công sứ thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản cho biết Nhật Bản là một trong những nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Trong năm 2015, hai nước đã có những thỏa thuận quan trọng về hợp tác phát triển công nghiệp với những lĩnh vực, mặt hàng mà Việt Nam ưu tiên, như: Cơ khí, thực phẩm chế biến, hàng nông lâm thủy hải sản, ô tô, phụ tùng điện tử... Chính phủ Nhật Bản đã chấp thuận và lên kế hoạch, phối hợp với chúng ta thực hiện chiến lược công nghiệp hóa.

Về lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp hai nước đã có đề án trung và dài hạn phát triển nông nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp tác với Nhật Bản. Theo đó, đề án đã phân công thực hiện tại một số cơ sở thuộc các tỉnh, thành phố phía Nam của Việt Nam, trong đó có TPHCM, Cần Thơ, TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), Bình Định.

Để thực hiện các đề án nêu trên, thời gian gần đây, nhất là trong năm 2015, rất nhiều đoàn DN đến từ các tỉnh và hiệp hội của Nhật Bản đã sang Việt Nam khảo sát, xúc tiến đầu tư, hợp tác với các DN Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực về công nghiệp hỗ trợ và nông nghiệp công nghệ cao.

Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của TPP, vì vậy đây là thời cơ rất tốt cho các DN Việt Nam. Việc liên kết giữa các địa phương, hiệp hội ngành nghề Nhật Bản với địa phương, hiệp hội ngành hàng của Việt Nam sẽ là cách xúc tiến thương mại hữu hiệu nhất, giúp DN hai nước tận dụng được tốt nhất các lợi thế do TPP mang lại.

Ông Đào Trần Nhân, Tham tán Công sứ thương mại tại Hoa Kỳ thì cho rằng, các hiệp định thương mại đã được ký kết, nhất là TPP, sẽ tạo ra cơ hội mới cho xuất khẩu, cho các ngành công nghiệp và thương mại của Việt Nam, giúp Việt Nam gia tăng xuất khẩu và giảm nhập siêu.

Ngay từ năm đầu TPP có hiệu lực, hầu như toàn bộ các dòng thuế may mặc và giày dép vào Hoa Kỳ sẽ lập tức giảm xuống còn 0%, ngoại trừ một số rất ít mặt hàng sẽ giảm thuế theo lộ trình.

Ông Nhân nhấn mạnh, theo tính toán của Hiệp hội Giày dép Hoa Kỳ, thị phần mặt hàng giày dép của Việt Nam ở mức 12% hiện nay (chỉ đứng sau Trung Quốc) sẽ tăng lên 22% vào năm 2019.

Theo ông Nhân, hiện nay có làn sóng đầu tư của các nước vào Việt Nam để tranh thủ lợi ích do TPP mang lại, trong đó có các DN thuộc ngành dệt, nhuộm, may mặc, giày dép... Vì thế, DN trong nước cần chuẩn bị sẵn sàng để đón cơ hội hợp tác kinh doanh với DN nước ngoài.


Giá dầu chờ đợi cuộc họp tháng 3 của FED

gia dau cho doi cuoc hop thang 3 cua fed

Giá dầu chờ đợi cuộc họp tháng 3 của FED


Mặc dù Hoa Kỳ không phải là quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhưng vai trò của FED rất quan trọng đối với diễn biến của giá dầu. Một phần nguyên nhân khiến giá dầu sụp đổ là do đồng USD tăng giá hơn 20%.

Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (FED) đã khởi động chu kỳ tăng lãi suất điều hòa vốn vào tháng 12-2015 bằng động thái tăng 25%, theo kèm là công bố cho biết sẽ tăng lãi suất cơ bản ít nhất 4 lần trong năm 2016 với nỗ lực tạo sự bình thường hóa về chính sách tiền tệ.

Tuy nhiên, kể từ động thái tăng lãi suất cơ bản đầu tiên của FED, tình hình kinh tế toàn cầu đã suy yếu đáng kể. Hiện đang cho thấy khả năng 30% cơ hội FED tăng lãi suất cơ bản tại cuộc họp tháng 3 và khoảng 50% tại cuộc họp tháng 6.

Thỏa thuận giữa Nga và Saudi Arabia

Nhiều chuyên gia đưa ra cảnh báo giá dầu thế giới có thể tụt dốc tới mức cực thấp, khoảng 10USD/thùng, trước khi các nước xuất khẩu dầu mỏ tỉnh ngộ. Tuy nhiên, ngày 11-2-2016, giá dầu bật tăng hơn 10% từ mức đáy 26USD/thùng sau thỏa thuận giữa Nga và Saudi Arabia về việc đóng băng sản lượng dầu. Thỏa thuận của Nga và Saudi Arabia là cực kỳ quan trọng để cứu đà giảm của giá dầu hơn 70% trong vòng 18 tháng qua. Nga và Saudi Arabia chiếm đến 24% tổng lượng sản xuất dầu toàn cầu nên thỏa thuận giữa 2 quốc gia này sẽ mang lại tác động tích cực.

Nhưng đó không phải là tất cả. Theo ước tính của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA), mức dư thừa nguồn cung trong năm 2015 từ 200.000 thùng/ngày đến 2 triệu thùng/ngày. Năm 2016, việc dư thừa cung vẫn diễn ra, ước khoảng 650.000 thùng/ngày và bất cứ quốc gia nào tăng sản lượng cũng có thể tác động mạnh lên giá dầu. Hiện tại, còn nhiều quốc gia chưa tham gia thỏa thuận nên thỏa thuận trên giữa Nga và Saudi Arabia vẫn chưa thể cắt giảm khả năng dư thừa nguồn cung.

Thí dụ như Iran, quốc gia chưa đồng ý với thỏa thuận này, đang có ý định gia tăng sản lượng sản xuất từ 500.000 đến 1 triệu thùng dầu mỗi ngày. Hiện tại, mối quan hệ giữa Iran và Saudi Arabia vẫn khá căng thẳng sau mâu thuẫn hồi đầu năm, nên khả năng Iran đồng ý với thỏa thuận trên là khá thấp. Nếu như một mình Iran tăng sản lượng cũng đủ gây ra sự dư thừa nguồn cung dầu mà không cần đến thỏa thuận giữa Saudi Arabia và Nga.

Hơn nữa, thỏa thuận giữa Nga và Saudi Arabia chỉ mới dừng ở đóng băng sản lượng, nghĩa là không làm xấu đi tình hình. Phát biểu trên kênh CNBC vào ngày 18-2, Bộ trưởng Thương mại Saudi Arabia, ông Adel Al-jubers đã nói rằng nước này chưa chuẩn bị để cắt giảm sản lượng ở bối cảnh hiện tại.

Vai trò của FED

Mặc dù Hoa Kỳ không phải là quốc gia xuất khẩu dầu lớn nhưng vai trò của FED rất quan trọng đối với diễn biến của giá dầu. Sự thực là giá dầu sụp đổ hơn 70% kể từ tháng 6-2014 do tác động đồng thời từ việc Hoa Kỳ và Saudi Arabia tăng nguồn cung dầu ra thế giới, nhưng cũng là do đồng USD tăng giá hơn 20%.

Business Insider trích dẫn một quan sát từ nhà phân tích Mark Dow, nguyên nhân thực sự dẫn đến sự sụp đổ của giá dầu trong 2 năm gần đây chính do các món nợ. Dow nhận thấy các công ty trong ngành dầu khí, kể cả các công ty nhà nước thuộc các quốc gia trong Tổ chức Xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), và gần đây là những công ty sản xuất dầu đá phiến ở Hoa Kỳ, đã sử dụng đòn bẩy nợ quá cao bởi cơn nghiện đồng USD giá rẻ từ chính sách nới lỏng tiền tệ của FED từ năm 2008. Khi giá dầu đột ngột giảm và đồng USD tăng giá bởi FED thắt chặt tiền tệ, các công ty trong ngành dầu khí buộc phải bán tháo bằng bất cứ giá nào để có tiền trả nợ. Chính đây là lý do tại sao thị trường luôn tràn ngập dầu trong 2 năm vừa qua.

Theo một nghiên cứu của Jaime Caruana của BIS (Ngân hàng Thanh toán quốc tế), các khoản nợ đang lưu hành của công ty dầu và khí đốt trên toàn cầu tăng từ 455 tỷ USD vào năm 2006 lên mức 1.400 tỷ USD vào năm 2014. Trong thời gian này, các khoản vay tổng hợp (syndicated loans) của lĩnh vực dầu khí tăng từ 600 tỷ USD lên 1.600 tỷ USD.

Theo biểu đồ trên, các khoản nợ đang lưu hành của Hoa Kỳ và các thị trường mới nổi. Kể từ khi cuộc khủng hoảng dầu mỏ diễn ra vào năm 2014, lợi suất trái phiếu và CDS trong ngành năng lượng đã tăng vọt và hiện đang ở gần mức khủng hoảng 2008, và cao hơn nhiều so với các lĩnh vực khác.

Có thể nói rằng chính sách tiền tệ của FED sẽ đóng vai trò như van xả trong ngành dầu khí. Việc FED thắt chặt tiền tệ khiến cho đồng USD tăng giá 20% trong 2 năm vừa qua đang dẫn đến tình trạng kiệt quệ tài chính trong lĩnh vực năng lượng và dẫn đến tình trạng dư thừa nguồn cung dầu. Do đó, nếu như các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ muốn thực hiện cắt giảm nguồn cung dầu, cần phải chờ đợi xem FED có những động thái làm giảm giá đồng USD hay không?

Vào tháng 12-2015, FED thực hiện tăng lãi suất liên bang lần đầu tiên sau 10 năm lên 0,25%/năm. Ngay lập tức, một cơn bão tài chính đã xuất hiện cuốn phăng hơn 14.000 tỷ USD trên thị trường chứng khoán toàn cầu. Tình trạng hoảng loạn đẩy giá vàng tăng vọt hơn 10% trong khi giá dầu trượt dốc về mức đáy 26USD/thùng. Vì vậy, thị trường đang chờ đợi một động thái của FED trong việc trì hoãn lịch trình tăng lãi suất trong phiên họp tháng 3 tới (diễn ra vào ngày 15 và 16).

Diễn biến của thị trường lãi suất tương lai cho thấy, thị trường đang kỳ vọng FED không tăng lãi suất cho đến tận năm 2018. CME Fedwatch, công cụ để đo lường khả năng FED tăng lãi suất, thậm chí đã nằm ở mức âm vào tuần trước (ngày 11-2), khi xác xuất -6% cho khả năng FED tăng lãi suất vào tháng 3 và -7% cho khả năng tăng lãi suất vào tháng 6 và -14% cho khả năng tăng lãi suất vào tháng 9. Trong những ngày gần đây, sau khi Nhật Bản thực hiện chính sách lãi suất âm, FED cũng đã thảo luận về khả năng thực hiện chính sách lãi suất âm. Trong phiên điều trần trước quốc hội vào đầu tháng 2, Chủ tịch Janet Yellennói rằng FED đang nghiên cứu ý tưởng về việc thực hiện lãi suất âm cho phần tiền gửi thặng dư của ngân hàng tại FED.

Việt Nam hưởng lợi khi giá dầu tăng trở lại

Nếu như FED đáp ứng kỳ vọng của thị trường trong việc hoãn tăng lãi suất trong tháng 3 tới, giá dầu có khả năng sẽ phục hồi mạnh. Trên biểu đồ kỹ thuật (theo tuần), giá dầu và chỉ báo RSI đang có khả năng hình thành phân kỳ dương tăng giá.

Theo đánh giá của Fitch, Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề ở châu Á khi giá dầu giảm hơn 75% với thâm hụt ngân sách tăng, đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực dầu khí và cán cân vãng lai sụt giảm. Trên thị trường chứng khoán, việc giá dầu sụt giảm mạnh đã khiến cổ phiếu ngành dầu khí, có tỷ trọng vốn hóa cao trong VN Index, sụt giảm mạnh. Trong đó, đáng chú ý là mã cổ phiếu GAS, PVD... Sự bán tháo của cổ phiếu ngành dầu khí ảnh hưởng xấu đến toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam nói chung. Vì vậy, việc giá dầu phục hồi trở lại sẽ giúp bức tranh của thị trường chứng khoán và nền kinh tế Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay.


Cổ phiếu này giảm hơn 50% sau khi bị FBI điều tra và trở thành mục tiêu bán khống

co phieu nay giam hon 50% sau khi bi fbi dieu tra va tro thanh muc tieu ban khong

Cổ phiếu này giảm hơn 50% sau khi bị FBI điều tra và trở thành mục tiêu bán khống


Quỹ tín thác UDF là mục tiêu bán khống mới nhất của Kyle Bass - người lập luận UDF đang đi theo mô hình Ponzi để lừa đảo nhà đầu tư.

Cuối tuần trước, trên nhiều báo xuất hiện thông tin Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) đã đột kích vào văn phòng của văn phòng của quỹ tín thác bất động sản United Development Funding IV (UDF) tại Texas. Thông tin này khiến cổ phiếu của qũy này phải ngừng giao dịch sau khi giảm 54% và đến nay vẫn chưa giao dịch trở lại.

Theo NBC Dallas-Fort Worth, các đặc nhiệm của FBI đã mang một vài chiếc hộp ra khỏi tòa nhà của United Development Funding IV.

UDF là mục tiêu bán khống mới nhất của Kyle Bass, người sáng lập quỹ phòng hộ Hayman Capital Management (Dallas – Mỹ). Hồi đầu tháng, Kyle Bass tung ra một trang web (https://udfexposed.com/) cáo buộc UDF lừa đảo tài chính kiểu Ponzi và tuyên bố bán khống cổ phiếu UDF.

Theo Bass, UDF là một quỹ đầu tư tín thác bất động sản (real estate investment trust - REIT) cho các công ty bất động sản vay tiền để phát triển dự án và nhận lãi từ vốn vay. UDF I đã cho vay bất động sản và phát triển bất động sản trong nhiều năm cho đến khi khủng hoảng tài chính diễn ra. Do đó quỹ này vỡ nợ và đã dùng United Mortgage Trust để bơm thanh khoản. Rồi sau đó, UDF III, UDF IV ra đời. Theo ông Kyle Bass, UDF đã huy động được 1 tỷ USD bằng 4 thực thể khác nhau.

UDF hợp tác công ty môi giới RCS Capital (RCAP) để quyên tiền từ các nhà đầu tư lẻ cho UDF IV. RCS Capital được trả phí hoa hồng. UDF IV tạo ra thanh khoản cho UDF I và UDF III. Bây giờ, UDF V lại được sử dụng để tạo thanh khoản cho UDF IV.

Quay trở lại tháng 12 năm ngoái, một người bán khống sử dụng bút danh "Investor For Truth" (tạm dịch là “Đầu tư vì sự thật”) đã đăng tải một bản báo cáo trên trang web đầu tư Harvest Exchange. Cổ phiếu của UDF sau đó giảm mạnh. Thời điểm đó, trang blog ValueWalk cho rằng, người bán khống này chính là Kyle Bass. Tuy nhiên chưa có ai kiểm chứng được cho đến tận tháng này.

Theo lập luận của Kyle Bass, trong 6 năm qua, lãi suất thấp chính là nguyên nhân khiến các quỹ REIT không giao dịch (nontraded REIT) nở rộ. Đa phần các REIT sẽ phân phối tới 90% lợi nhuận cho cổ đông. Chính các nhà đầu tư không chuyên, vì muốn kiếm lợi nhuận khi lãi suất đang thấp nên đã nghe theo lời khuyên của tư vấn tài chính mà đầu tư quỹ đầu tư tín thác bất động sản này. Những người tư vấn này đương nhiên được ăn hoa hồng từ các quỹ.

Ngay sau đó, UDF đáp trả và cho rằng thông tin của Kyle Bass là sai và dẫn đến hiểu lầm. UDF tập trung vào việc bảo các nhà đầu tư bằng các danh mục đầu tư và cũng sẽ bảo vệ quỹ trước những cáo buộc vô căn cứ. Công ty này tiết lộ, vẫn đang hợp tác với SEC để điều tra từ tháng 4/2014.


35.000 tấn lốp cũ tồn ở cảng biển sẽ được bán cho các công ty

35.000 tan lop cu ton o cang bien se duoc ban cho cac cong ty

35.000 tấn lốp cũ tồn ở cảng biển sẽ được bán cho các công ty


Khoảng 35.000 tấn lốp cũ tồn tại cảng Hải Phòng sẽ được xử lý theo cơ chế bán trực tiếp cho các công ty.

Đây là nội dung trong văn bản vừa được Bộ Tài chính gửi Cục Hải quan thành phố Hải Phòng để xử lý hàng hóa là lốp, lốp ôtô đã qua sử dụng tồn tại tại khu vực cảng biển thành phố này.

Số lượng hàng hóa trên theo báo cáo của ngành hải quan, tới ngày 5/11/2015, là khoảng 1.606 container lốp đã qua sử dụng không xác định được chủ sở hữu với khối lượng tạm tính khoảng 35.000 tấn. Ngoài ra, cũng tồn tại khu vực cảng Hải Phòng là 615 container, tương đương 13.400 tấn hàng hóa đã xác định được chủ sở hữu.

Với lượng hàng không xác định chủ sở hữu, Công ty cổ phần đầu tư xuất nhập khẩu Bông sen vàng hợp tác với Công ty cổ phần năng lượng tái tạo DVA (Bà Rịa-Vũng Tàu) sẽ được thu mua phần lớn với khối lượng tối đa là 20.000 tấn.

Công ty cổ phần xử lý phế liệu rắn Việt Nam (Tây Ninh) cũng sẽ được thu mua khối lượng tối đa là 10.000 tấn. Ngoài ra, các đơn vị khác sẽ thu mua phần còn lại là: Công ty cổ phần môi trường Việt Úc-VINAUSEN (Thành phố Hồ Chí Minh) và Công ty cổ phần Việt Xuân Mới, Tổng cục An ninh hợp tác với Công ty cổ phần sản xuất và thương mại Giải pháp xanh Bình Phước.

Qua đó, lãnh đạo ngành tài chính đề nghị các đơn vị trên tích cực, khẩn trương thực hiện thu mua, xử lý để giải phóng hàng tồn nhanh nhất. Trường hợp nhận thấy công ty nào không đủ năng lực tài chính hoặc khả năng xử lý nhanh, đại diện Bộ Tài chính đề nghị cơ quan chức năng địa phương kịp thời báo cáo qua Tổng cục Hải quan để xử lý.

Với hàng hóa là lốp đã qua sử dụng nhưng xác định được chủ sở hữu, lãnh đạo Bộ Tài chính yêu cầu Cục Hải quan thành phố Hải phòng thông báo tới doanh nghiệp. Tới ngày 30/4, nếu chủ sở hữu hàng không xử lý được các container tồn đọng thì cơ quan chức năng sẽ xác lập quyền sở hữu Nhà nước và báo cáo Bộ Tài chính.

Trước đó, tình trạng container "bỏ quên" tại các cảng biển cả nước đã được ngành tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Trong số này, nặng nề nhất là tại khu vực cảng Hải Phòng với số lượng container quá thời hạn làm thủ tục lên tới hàng nghìn, chủ yếu là cao su, lốp ôtô đã qua sử dụng.

Báo cáo của Bộ Tài chính cho thấy, tại cảng Hải Phòng, tên người nhận hàng thể hiện trên chứng từ vận tải chủ yếu là các doanh nghiệp kinh doanh tạm nhập tái xuất trong khoảng thời gian từ năm 2009 tới năm 2014 trong đó cao điểm là khoảng cuối năm 2011 tới giữa năm 2012.

Nguyên nhân chính của tình trạng trên theo đại diện Bộ Tài chính là do người đứng tên mua từ chối nhận hàng do không ký hợp đồng mua bán hoặc hàng hóa không đúng chủng loại như cam kết.

Ngoài ra, thực tế cũng có tình trạng người gửi hàng không ghi rõ địa chỉ người nhận hoặc không thanh toán tiền vận chuyển cho chủ hàng. Một lý do khác xuất phát từ việc người được chỉ định làm dịch vụ trung gian cho các công ty nước ngoài nhưng sau đó không được giao giấy tờ nhận hàng nên từ chối việc tiếp nhận hàng hóa./.


Mất tiền tỷ khi giảm giá cước, doanh nghiệp chịu "nhục" chây ỳ?

mat tien ty khi giam gia cuoc, doanh nghiep chiu "nhuc" chay y?

Mất tiền tỷ khi giảm giá cước, doanh nghiệp chịu "nhục" chây ỳ?


Đến thời điểm này mới chỉ có 1/4 tuyến có định trên toàn quốc thực hiện việc giảm giá cước vận tải (978/4.000 tuyến); 1/3 hãng taxi giảm giá cước (363/1.000 hãng)...

Tại cuộc họp về tình hình giảm giá cước vận tải bằng xe ô tô do Bộ Giao thông Vận tải tổ chức ngày 22/2, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, theo báo cáo tình hình giảm giá cước vận tải bằng xe ô tô đến thời điểm này mới chỉ có 1/4 tuyến có định trên toàn quốc thực hiện việc giảm giá cước vận tải (978/4.000 tuyến); 1/3 hãng taxi giảm giá cước (363/1.000 hãng)...

Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường khẳng định, số lượng các doanh nghiệp giảm giá và mức giảm giá cước vận tải của các doanh nghiệp kinh doanh vận tải bằng xe ô tô trong thời gian qua chưa tương xứng với mức giảm giá của giá nhiên liệu xăng dầu.

Doanh nghiệp đòi công bằng

Song nhìn nhận ở góc độ khác, ông Nguyễn Văn Thanh, Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, thì cho rằng cần phải công bằng đối với các doanh nghiệp. Vì hiện nay có nhiều doanh nghiệp làm ăn bài bản, luôn chủ động điều chỉnh giá cước kịp thời theo diễn biến thị trường nhưng lại bị cào bằng với các doanh nghiệp khác.

Do đó, các cơ quan báo chí khi phản ánh cần chỉ rõ những doanh nghiệp nào “chây ỳ”, “móc túi” khách hàng để người dân và cơ quan quản lý nhà nước biết chứ không nên nói chung chung dẫn đến làm ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác. Theo chính đại diện của Hiệp hội Vận tải, doanh nghiệp vận tải phục vụ là đơn vị phục vụ người dân đi lại, nên "phải thấy nhục" nếu không giảm giá cước và không thể để bị nói là "chây ỳ".

"Sở dĩ việc điều chỉnh giá cước vận tải khi giá nhiên liệu tăng giảm còn mất nhiều thời gian là do thủ tục phê duyệt việc kê khai giá cước đối với doanh nghiệp của cơ quan quản lý nhà nước còn rườm ra, nhiêu khê. Do đó, cần tự để cho các doanh nghiệp tự điều chỉnh đồng hồ tính cước (đối với hãng taxi) và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc điều chỉnh này" - Chủ tịch Hiệp hội Vận tải khuyến nghị.

Đồng thời vị này cũng đề xuất: Cần phải tính toán đến từng tuyến, ví dụ như tuyến cố định mà trên tuyến đó có nhiều trạm thu phí thì không thể yêu cầu các doanh nghiệp này điều chỉnh giá cước đồng loạt như các tuyến khác... Quy định thời gian cụ thể cũng như mức độ tăng giảm giá nhiên liệu".

Còn theo Chủ tịch Hiệp hội taxi Thành phố Hồ Chí Minh Tạ Long Hỷ, “các hãng taxi của Thành phố Hồ Chí Minh đã giảm giá cước thấp nhất là 300 đồng, và chiều tối nay sẽ tiếp tục giảm. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không muốn tăng giảm vì phải chịu chi phí cả tỷ đồng.

Theo tính toán của doanh nghiệp khi giá nhiên liệu tăng giảm 10-12% có thể tính đến việc điều chỉnh được tăng giảm giá cước vận tải từ 2,8-3%. Do vậy, ông Tạ Long Hỷ kiến nghị các cơ quan chức năng nên xây dựng mức dao động này để đề nghị doanh nghiệp vận tải tăng, giảm giá cước vận tải.

Giải quyết khâu thủ tục rườm rà

Bà Nguyễn Thị Thúy Nga, Phó Cục trưởng Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) khẳng định, giá cước vận tải vận hành theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên do giá vận tải ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhân dân nên Nhà nước vẫn có những quyết định mang tính gián tiếp để quản lý giá cước này đảm bảo hài hòa giữa lợi ích của doanh nghiệp và người dân.

“Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận công tác quản lý giá cước vận tải thời gian qua vẫn còn nhiều bất cập, vì vậy mà tại dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 152 (Thông tư liên tịch Bộ Tài chính – Bộ Giao thông Vận tải về quản lý giá cước vận tải) sẽ có những điều chỉnh để quản lý tốt hơn vấn đề này và đề nghị các doanh nghiệp vận tải tích cực đóng góp ý kiến vào dự thảo Thông tư này để liên Bộ Tài chính – Giao thông Vận tải ban hành trong thời gian tới”.- bà Nguyễn Thị Thúy Nga cho biết.

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường, đề nghị các đơn vị kinh doanh vận tải cần có trách nhiệm trong việc giảm giá cước. Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cần sớm sửa đổi ban hành quy định về thủ tục kê khai tăng giảm giá cước; Bộ Giao thông Vận tải, để sớm hoàn thiện văn bản pháp lý khắc phục những thiếu sót, bất hợp lý về quản lý giá cước vận tải hiện nay.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-02-2016

    Sun Group xin đầu tư toàn bộ sân bay Lào Cai
    Vinalines đề xuất bán ụ nổi 83M với giá... bèo
    Nữ “đại gia phố núi” biệt tích cùng số nợ vài chục tỉ
    Trung Quốc ngán tỉ phú Trump?
    Tạp chí Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều tỷ phú nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-02-2016

    Doanh nghiệp Nhật: Môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi
    Vinamilk trúng hợp đồng xuất khẩu hàng chục triệu USD tại Dubai
    Bán lẻ trong nước nỗ lực vượt qua thách thức
    Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm quá nửa
    Miễn thuế TNCN cho chuyên gia nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-02-2016

    Vàng được dự báo có thể 'cứu' nhà đầu tư trong năm 2016
    Càng lớn càng khó - nghịch lý của các hãng dầu
    Doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam hơn Trung Quốc
    Trung Quốc mua hãng sữa lớn nhất Australia
    Chỉ số giá tiêu dùng tăng trở lại trong tháng Tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-2016

    Johnson & Johnson bồi thường 72 triệu USD vì phấn rôm gây ung thư
    Hãng Mars thu hồi chocolate tại Việt Nam và nhiều nước
    Giá lương thực tăng 0,66% nhờ tăng xuất khẩu gạo
    Phí “gầm bàn” khiến các nhà đầu tư Nhật Bản ái ngại 
    Hơn 75% công ty có nhu cầu tuyển dụng sau tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-02-2016

    Tuyển dụng con ông cháu cha ở Trung Quốc, HSBC bị điều tra 
    Bà Nguyễn Thị Như Loan cầm cố tài sản, vay hơn 1.600 tỷ đồng
    Hòa Phát đạt doanh thu tỷ đô
    Người Trung Quốc thích mua hàng xa xỉ trên mạng
    Việc nhẹ lương cao không ai làm ở New Zealand

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-2016

    Trung Quốc "đau đầu" vì tình trạng dư cung của ngành công nghiệp nặng
    Đề xuất cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện
    Thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính
    Giá trị xuất khẩu của 4 nhóm hàng chủ lực sụt giảm mạnh
    Các nhà xuất khẩu thực phẩm Australia “để mắt” tới Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-02-2016

    Đừng quá lo ngại áp lực tỷ giá, lãi suất
    Sắp có “quà riêng” tái cơ cấu ngân hàng
    Khơi nguồn tài chính cho công nghiệp hỗ trợ
    Theo chân Volkswagen, Mercedes bị tố gian lận khí thải tại Mỹ
    Tổng thống Mỹ lạc quan về triển vọng Quốc hội thông qua TPP

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 24-02-2016

    Doanh nghiệp Việt đang tạo ra yếu thế trên thị trường bán lẻ
    Tập đoàn năng lượng Nhật Bản sẽ mua 10% cổ phần Petrolimex
    Đề xuất “giải pháp đột phá” về tài chính cho Petro Vietnam
    Luật cho Startup Việt Nam có thể được xây dựng dựa trên luật chứng khoán?
    Doanh nghiệp khoáng sản có thêm một năm buồn

  • Tin kinh tế đọc nhanh 24-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 24-02-2016

    Chuyên gia Yun Hang Jin: Cú sốc tỷ giá có khả năng lặp lại trong năm nay
    Đây có thể là lý do cổ phiếu chứng khoán tăng mạnh
    TP HCM dùng 7,37 tỷ USD vốn vay ODA để xây dựng 8 dự án
    Vingroup phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu
    Gemadept chính thức được cấp phép trồng cây cao su tại Campuchia

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 23-02-2016

    Cảnh báo "bội thực" căn hộ cao cấp tại TP.HCM
    Đức khảo sát đầu tư phát triển giao thông đô thị tại Cần Thơ
    Dự án cảng hàng không quốc tế Long Thành nguy cơ "phá sản"
    TPHCM: Kiến nghị chọn chủ đầu tư Khu phúc hợp 4.000 tỷ đồng tại Thủ Thiêm
    Năm 2016, phân khúc đất nền có khả năng tạo "sóng"