tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-02-2016

  • Cập nhật : 25/02/2016

Doanh nghiệp Nhật: Môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi

Trong báo cáo công bố sáng 23-2 của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO), các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi do tăng tính rủi ro.

ong atsusuke kawada, truong dai dien van phong jetro ha noi, phat bieu tai buoi hop bao

Ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội, phát biểu tại buổi họp báo

Khảo sát về thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) Nhật Bản tại Việt Nam do Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tiến hành cuối năm 2015 và công bố sáng ngày 23-2 tại Hà Nội cho thấy đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam tăng tính rủi ro.

Theo đó, trong 5 hạng mục hàng đầu chung của toàn khu vực về "rủi ro trong môi trường đầu tư" của toàn khu vực thì Việt Nam đã tăng 4 điểm ở hạng mục so với năm 2014, cho thấy môi trường đầu tư đang xấu đi. Trên 60% số DN chỉ ra vấn đề "rủi ro về hệ thống pháp luật chưa hoàn thiện, vận hành thiếu minh bạch" khiến Việt Nam rơi vào vị trí thứ 3 về độ rủi ro trong 15 quốc gia được tiến hành khảo sát tại châu Á và châu Đại Dương.

Bên cạnh đó, hơn một nửa số DN nhận định vấn đề rủi ro là "chi phí nhân công tăng cao", "thủ tục hành chính phức tạp", "chính sách, thủ tục thuế phức tạp", chính quyền địa phương vận dụng chính sách không rõ ràng.

"Như vậy, các DN Nhật Bản đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi, hầu như chưa có cải thiện nào cả. Dù chúng tôi biết Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư song trên thực tế, các DN Nhật Bản chưa cảm nhận được điều này" - ông Atsusuke Kawada, Trưởng đại diện văn phòng JETRO Hà Nội, phát biểu tại buổi họp báo.

Liên quan đến các khó khăn trong hoạt động kinh doanh, Việt Nam vẫn thuộc tỷ lệ cao khi có gần 80% DN đưa ra vấn đề về "lương cho nhân viên sở tại tăng", và 65% DN trả lời "khó khăn trong thu mua nguyên vật liệu, linh kiện tại nước sở tại".

Các DN Nhật đánh giá tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam đạt 32,1%, giảm 1,1% điểm so với năm trước. Tỷ lệ này thấp hơn Trung Quốc (65%), Thái Lan (56%), Indonesia (41%), Malaysia (36%). Trong đó tỷ lệ ở khu vực miền Nam (47,3%) cao hơn ở miền Bắc (32,0%). Xét cụ thể hơn về tỷ lệ nội địa hóa của Việt Nam sẽ thấy tỷ lệ cung ứng từ các DN nội địa là 41,2%, giảm 2,3% điểm so với năm 2014. So với các quốc gia khác, tỷ lệ cung ứng từ DN nước ngoài khác (không phải DN Việt Nam, Nhật Bản) còn cao.

Báo cáo nêu rõ để nâng cao năng lực cạnh tranh về chi phí, Việt Nam cần tăng cường thu mua từ các DN trong nước.

Đánh giá về lợi thế môi trường đầu tư Việt Nam, các DN Nhật cho rằng đó là chi phí nhân công rẻ (đứng thứ 3 trong số 15 quốc gia), tình hình chính trị, xã hội ổn định, quy mô thị trường, khả năng tăng trưởng.

Số DN Nhật làm ăn ở Việt Nam có lãi trong năm 2015 cũng giảm so với năm trước (58,8% DN trả lời "có lãi", giảm 3,5% so với năm 2014), trong khi số DN lỗ chiếm 26,2%, tăng 1,3% điểm so với năm 2014. Nếu tính theo loại hình DN thì trong ngành công nghiệp chế tạo, các DN chế xuất trả lời "có lãi" chỉ dừng lại ở khoảng 56%, nằm dưới mức trung bình so với tổng thể.

Tuy nhiên, 63,9% DN Nhật Bản đầu tư tại Việt Nam có kế hoạch mở rộng kinh doanh trong năm 2016 và tiếp tục coi đây là địa điểm đầu tư quan trọng với mục đích chính là tăng doanh thu (85% DN). Con số này cao hơn Trung Quốc (38,1%) và nhiều quốc gia khác. Trong ngành công nghiệp phi chế tạo, khoảng 65% DN cho rằng lý do chính là "khả năng tăng trưởng và tiềm năng cao".

Một lý do khác nữa là các DN Nhật cũng kỳ vọng vào việc hội nhập kinh tếcủa Việt Nam. Trong đó, kỳ vọng lớn nhất qua việc Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời là đơn giản hóa các thủ tục hải quan, dỡ bỏ thuế nhập khẩu, chính sách thuế, thống nhất trong việc vận dụng, giải thích quy tắc nguồn gốc xuất xứ. Kỳ vọng đối với Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) về thuận lợi hóa trong thương mại và thuế quan, tiếp cận thị trường hàng hóa, quy tắc nguồn gốc xuất xứ.

Chương trình khảo sát này của JETRO đã được tiến hành từ năm 1987, đến nay đã qua 29 lần khảo sát, tiến hành khảo sát 9.590 DN Nhật Bản đầu tư vào 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Tại Việt Nam, có 557 DN trả lời hợp lệ, tỷ lệ trả lời hợp lệ là 54,2%.


Vinamilk trúng hợp đồng xuất khẩu hàng chục triệu USD tại Dubai

Hợp đồng xuất khẩu sữa bột trẻ em sang Trung Đông trị giá 12,5 triệu USD vừa được Vinamilk ký với đối tác tại hội chợ Gulfood 2016.

Hội chợ Gulfood 2016 diễn ra tại Trung tâm thương mại thế giới Dubai từ ngày 21-25/2 với sự góp mặt của hàng nghìn doanh nghiệp thực phẩm lớn đến từ nhiều quốc gia, trong đó Vinamilk.

ong vo trung hieu - giam doc kinh doanh quoc te vinamilk gioi thieu cho doi tac cac san pham moi.

Ông Võ Trung Hiếu - Giám đốc kinh doanh quốc tế Vinamilk giới thiệu cho đối tác các sản phẩm mới.

Ngay ngày đầu của sự kiện, Vinamilk đã ký kết thành công hợp đồng xuất khẩu sản phẩm sữa bột cho trẻ em trị giá 12,5 triệu USD.

Tại Gulfood, năm nay, Vinamilk đem đến các dòng sản phẩm trọng tâm như sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa đặc nhằm quảng bá mạnh hơn nữa hình ảnh của Vinamilk tại thị trường Trung Đông và châu Phi.Đại diện Vinamilk cho biết, Trung Đông là cửa ngõ để các doanh nghiệp gặp gỡ khách hàng từ các quốc gia xung quanh. Đây cũng là cơ hội để công ty tiếp tục hỗ trợ các nhà phân phối nhằm quảng bá sản phẩm và tìm kiếm thêm những đối tác tiềm năng. Mục tiêu của Vinamilk là tăng trưởng 10% mỗi năm tại thị trường Trung Đông thông qua việc phối hợp với các nhà phân phối tại Iraq, Syria, Yemen.

cac doi tac va khach hang tim hieu ve cac san pham sua bot va bot dinh duong danh rieng cho thi truong trung dong cua vinamilk.

Các đối tác và khách hàng tìm hiểu về các sản phẩm sữa bột và bột dinh dưỡng dành riêng cho thị trường Trung Đông của Vinamilk.

Từ năm 2000, Vinamilk bắt đầu thâm nhập một số quốc gia tại khu vực này và nhiều năm liền tham gia hội chợ Gulfood.Với kinh nghiệm hơn 15 năm và phát triển tại thị trường Trung Đông, Vinamilk đã và đang mở rộng danh mục sản phẩm với các dòng mới như sữa đặc, bột dinh dưỡng nhằm đáp ứng các nhu cầu đặc trưng của người tiêu dùng tại đây. Điều này giúp công ty có tốc độ tăng trưởng doanh số cao tại Trung Đông trong 5 năm qua với mức 38%.

khu vuc gian hang cac doanh nghiep viet nam tai hoi cho gulfood 2016.

Khu vực gian hàng các doanh nghiệp Việt Nam tại hội chợ Gulfood 2016.

Với 13 nhà máy sản xuất trên cả nước, sản phẩm của Vinamilk hiện diện tại 42 nước trên thế giới như Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Nga, Canada, Mỹ, Australia... Công ty đang tiếp tục tìm kiếm và mở rộng thị trường sang châu Âu, châu Phi, Nam Mỹ.

Năm 2015, doanh thu của Vinamilk đạt hơn 40.222 tỷ đồng, tăng 15%, nộp ngân sách nhà nước 3.922 tỷ đồng. Trong năm, Vinamilk sản xuất và đưa ra thị trường gần 6 tỷ sản phẩm sữa các loại phục vụ cho người tiêu dùng cả nước.


Bán lẻ trong nước nỗ lực vượt qua thách thức

Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt, ngành bán lẻ Việt Nam sẽ ra sao và nhà bán lẻ nội sẽ “sống” như thế nào?

Chúng tôi đã có buổi trò chuyện với ông Diệp Dũng, Chủ tịch HĐQT Liên hiệp HTX Thương mại TP HCM - Saigon Co.op, về nội dung này.

Năm 2014-2015, thị trường đón nhận nhiều thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) lớn trong lĩnh vực bán lẻ: Tập đoàn TCC (Thái Lan) mua Metro Cash& Carry Việt Nam, Vingroup mua Vinatex, Maximark, Aeon (Nhật Bản) mua một phần Citimart và mới đây nhất là thông tin Tập đoàn Casino (Pháp) công bố bán hệ thống Big C Việt Nam. Ông nhận định thế nào về thị trường bán lẻ Việt Nam sau những vụ M&A này?

 

ong diep dung

Ông Diệp Dũng

 

 

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang chuyển mình hội nhập mạnh mẽ hơn bao giờ hết và cần có những nhân tố mới mang tính quy mô, tính liên kết nhiều hơn. Từ năm 2016, nhiều hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia có hiệu lực, Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết và việc hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN sẽ tạo môi trường kinh doanh mở rộng với nhiều thách thức lẫn cơ hội.

Các doanh nghiệp (DN) bán lẻ buộc phải hoặc cùng liên kết tạo mạng lưới chung hoặc phải tự tạo lập mạng lưới quy mô lớn độc lập để tránh “cá lớn nuốt cá bé” và tạo thế cạnh tranh. Xu hướng M&A là tất yếu và là bước chuẩn bị cần thiết để DN bán lẻ hội nhập sâu rộng. Vấn đề tôi quan tâm nhất là mặc dù M&A là tất yếu để DN bán lẻ tồn tại và phát triển nhưng Saigon Co.op hầu như không được chủ động cuộc chơi này.

khach hang mua sam tai co.opmart lagi (binh thuan) anh: thanh nhan

Khách hàng mua sắm tại Co.opmart Lagi (Bình Thuận) Ảnh: THANH NHÂN

 

Saigon Co.op là đơn vị kinh tế HTX, chúng tôi nghiêm túc tuân thủ các quy định của mô hình HTX. Tuy nhiên, với những quy định hiện hành, chúng tôi khó huy động vốn để đầu tư mở rộng hệ thống, phát triển điểm bán nhanh và mạnh như nhà đầu tư nước ngoài. Cũng vì những hạn chế về luật và thủ tục quản lý nhà nước, Saigon Co.op không thể chủ động tham gia M&A để tăng năng lực cạnh tranh.

Điển hình là thương vụ M&A của Big C Thái Lan, tổng thời gian từ lúc công ty mẹ công bố thông tin đến khi hệ thống này được bán chưa đến 1 tháng và đơn vị mua lại Big C Thái Lan chỉ cần khoảng 10 ngày để quyết định mua. Trong khi đó, chưa nói đến vốn, thủ tục đầu tư ra ngoài của một đơn vị kinh tế HTX như Saigon Co.op không cho phép chúng tôi quyết định và hành động nhanh như vậy được.

Vướng mắc như vậy, ông có cho rằng cạnh tranh đang tạo áp lực quá sức đối với các nhà bán lẻ nội địa?

- Các nhà bán lẻ nước ngoài vừa có tiềm lực về tài chính, nguồn hàng vừa có kinh nghiệm quản lý. Cuộc cạnh tranh này thật sự rất khó khăn đối với DN bán lẻ Việt Nam. Bản thân Saigon Co.op đánh giá rằng đây là một trong những thách thức lớn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tạo áp lực lớn đến vai trò định hướng tiêu dùng, ưu tiên hàng Việt của HTX trong thời gian tới. Saigon Co.op ý thức rất rõ những khó khăn của mình, từ đó càng quyết tâm hoàn thành tốt vai trò dẫn dắt thị trường bán lẻ trong nước. Càng khó khăn, chúng tôi càng phải nỗ lực nhiều hơn để đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường, phục vụ khách hàng tốt hơn và đặc biệt là không vì lợi nhuận mà đi ngược lại với niềm tin của khách hàng.

Những lợi thế đó có giúp Saigon Co.op chủ động hơn trong cuộc cạnh tranh sắp tới?

- Chúng tôi đã có 15 năm cọ xát, vừa cạnh tranh vừa học hỏi ngay chính các đối thủ của mình. Suốt thời gian đó, chúng tôi luôn phát huy tinh thần phục vụ tận tâm, thái độ chuyên nghiệp và thấu hiểu sâu sắc về nhu cầu, thói quen mua sắm, từ đó đáp ứng tốt nhất nhu cầu của người tiêu dùng trong nước.

Ngoài ra, mạng lưới rộng khắp cả nước và một lượng lớn khách hàng trung thành; mối liên kết chặt chẽ với những đơn vị cung cấp hàng hóa uy tín là những thế mạnh của Saigon Co.op. Đặc biệt, đội ngũ trẻ được đào tạo bài bản trong và ngoài nước với tâm huyết phục vụ lợi ích cộng đồng cũng là điểm cộng lớn giúp Saigon Co.op vững tin hội nhập với tâm thế chủ động.


Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm quá nửa

o to nhap khau nguyen chiec giam qua nua

Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm quá nửa

Trong tháng 1, lượng xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc vào thị trường Việt Nam đã giảm xuống hơn một nửa và về số lượng và trị giá. Cùng với đó, lượng tiêu thụ ở thị trường trong nước cũng giảm xuống đáng kể so với tháng trước.

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải Quan, lượng nhập khẩu ô tô nguyên chiếc (CBU) các loại vào Việt Nam trong tháng 1/2016 chỉ dừng ở mức 5.855 chiếc, giảm gần 60% so với tháng 12/2015 và giảm 38,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Không chỉ giảm mạnh về số lượng, trị giá các dòng xe nhập khẩu trong tháng 1 cũng giảm đáng kể khi kivừa qua đạt 149,2 triệu USD, giảm 62,4% so với tháng 12/2015 và hơn 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ngoài nhập khẩu nguyên chiếc, tình hình nhập khẩu linh kiện và phụ tùng ô tô trong tháng đầu tiên của năm nay cũng giảm. Cụ thể, kim ngạch nhập khẩu linh kiện và phụ tùng về thị trường trong nước chỉ đạt 228 triệu USD, giảm 25,7% so với tháng 12/2015. Tuy nhiên, tăng nhẹ (8,6%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét về nguồn gốc xuất xứ, trong tháng đầu tiên của năm 2016, thị trường nhập khẩu ô tô vào Việt Nam chủ yếu vẫn là từ Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật và Trung Quốc. Đáng chú ý, lượng xe nhập từ thị trường Trung Quốc đã giảm xuống trong tháng 1.

Về lý do lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc giảm sâu trong tháng 1/2016, nhiều nhà nhập khẩu xe cho biết, thị trường ô tô đã ít nhiều bị tác động do ảnh hưởng từ việc Thuế tiêu thụ đặc biệt được thay đổi theo cách tính mới khi Nghị định 108/2015/NĐ-CP. Khi Nghị định mới chính thức có hiệu lực từ 1/1/2016 thì các loại ô tô nhập khẩu nguyên chiếc không còn được tính trên giá CIF + thuế nhập khẩu như trước đây mà phải tính trên giá bán buôn của nhà nhập khẩu. Theo Nghị định mới, hầu hết giá bán lẻ của các mẫu xe nhập khẩu đều bị ảnh hưởng, trong đó, giá bán của các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc bị tác động nhiều nhất.

Để “né” thuế và tránh tình trạng điều chỉnh giá gây ảnh hưởng đến tâm lý người mua, đặc biệt ở thời điểm cận Tết, nhiều nhà nhập khẩu đã tranh thủ nhập khẩu trước để dự trữ một lượng xe tại đại lý (sau khi đã bán sỉ) để phục vụ bán lẻ đến khách hàng trong tháng 1 và để không phải chịu cách tính thuế nặng hơn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến lượng nhập khẩu xe nguyên chiếc giảm xuống khá mạnh trong tháng vừa qua.

Tuy nhiên, dù các doanh nghiệp bán hàng đã tìm nhiều cách “né” thuế nhưng việc điều chỉnh giá là điều không thể bàn cãi. Đặc biệt là đối với các dòng xe sang nhập khẩu nguyên chiếc vốn đã có giá nhập khẩu khá cao.

Ngoài ra, thuế tăng và việc điều chỉnh giá do thuế cũng gây ảnh hưởng đến tâm lý đối với nhiều người dùng Việt dù tháng 1 là thời điểm cận Tết. Theo báo cáo bán hàng từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô tại Việt Nam (VAMA), trong tháng 1/2016, doanh số bán hàng của toàn thị trường đạt 23.165 xe. Với doanh số này, sức mua của thị trường Việt đã giảm xuống khá mạnh, giảm tới 21% so với tháng 12/2015. Trong đó, lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc giảm sâu khi chỉ tiêu thụ được 5.786 xe trong tháng 1, giảm tới 45% so với tháng trước đó.


Miễn thuế TNCN cho chuyên gia nước ngoài

Thủ tướng Chính phủ quyết định miễn thuế thu nhập cá nhân đối với chuyên gia nước ngoài thực hiện chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.

Quyết định trên áp dụng đối với chuyên gia nước ngoài được tuyển chọn để trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài, trên cơ sở thống nhất giữa tổ chức phi chính phủ nước ngoài và cơ quan chủ quản dự án của Việt Nam quy định tại văn kiện chương trình, dự án đã được phê duyệt theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

Chuyên gia nước ngoài được miễn thuế thu nhập cá nhân phải có quốc tịch nước ngoài; có hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc với cơ quan chủ quản dự án hoặc với chủ khoản viện trợ phi chính phủ nước ngoài của Việt Nam trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và điều khoản giao việc (TOR) cho chuyên gia nước ngoài đính kèm hợp đồng.

Riêng hợp đồng ký giữa chuyên gia nước ngoài với tổ chức phi chính phủ nước ngoài phải bổ sung xác nhận của chủ khoản viện trợ phi chính phủ của Việt Nam về việc chuyên gia nước ngoài trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài theo văn kiện chương trình, dự án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Quyết định quy định rõ thu nhập miễn thuế của chuyên gia nước ngoài quy định trên là thu nhập trực tiếp thực hiện các hoạt động của chương trình, dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài.

Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/2016.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh 27-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh 27-02-2016

    Xuất khẩu của ASEAN lần đầu giảm sau 6 năm
    VietinBank thêm giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt qua QR PAY
    Foxconn bất ngờ ngừng thương vụ mua bán, cổ phiếu Sharp giảm mạnh
    MasterCard xác nhận mật khẩu thẻ bằng ảnh chụp
    Vốn Nhật vào nhiều 

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-02-2016

    Exxon, Shell đối phó ra sao với giá dầu giảm?
    TP.HCM đề nghị vay 7,4 tỷ USD vốn ODA của Nhật Bản
    Lo 'chảy máu' nhân sự khi tham gia AEC
    Chỉ 1/4 số doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu
    Chứng khoán Trung Quốc lại giảm hơn 6%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-02-2016

    Chủ tịch WB: Hàn Quốc quê tôi cũng như Việt Nam, từng bị cho là không có cơ hội phát triển
    Sharp đồng ý bán cho Foxconn
    Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vùng Kyushu, Nhật Bản
    Chỉ cần điều chỉnh đường băng, giảm trên 37.000 tỉ đồng
    Kotra: Việt Nam là thị trường xuất khẩu chiến lược của Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 26-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-02-2016

    DN Nhật ở Việt Nam kỳ vọng các tác động của hội nhập
    Thu tiền để xây dựng thương hiệu bò sữa Củ Chi
    Tiêu thụ nhà, đất có thể giảm
    Sang tay cổ phiếu Vinamilk, quỹ ngoại thu về 2.300 tỷ đồng
    Đan Mạch mở siêu thị bán đồ thừa

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-02-2016

    Tổng Giám đốc thế chấp thép gỉ chiếm đoạt gần 200 tỷ
    81% doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất muốn giảm thuế
    Hết dám lướt sóng vàng
    Hàng vạn nhân viên ngành dầu khí Việt Nam sẽ rất lo lắng khi thấy những số liệu này
    Doanh nghiệp xuất khẩu thiệt trăm đường vì thiếu thông tin

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-02-2016

    Sun Group xin đầu tư toàn bộ sân bay Lào Cai
    Vinalines đề xuất bán ụ nổi 83M với giá... bèo
    Nữ “đại gia phố núi” biệt tích cùng số nợ vài chục tỉ
    Trung Quốc ngán tỉ phú Trump?
    Tạp chí Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều tỷ phú nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-02-2016

    Vàng được dự báo có thể 'cứu' nhà đầu tư trong năm 2016
    Càng lớn càng khó - nghịch lý của các hãng dầu
    Doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam hơn Trung Quốc
    Trung Quốc mua hãng sữa lớn nhất Australia
    Chỉ số giá tiêu dùng tăng trở lại trong tháng Tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-2016

    Johnson & Johnson bồi thường 72 triệu USD vì phấn rôm gây ung thư
    Hãng Mars thu hồi chocolate tại Việt Nam và nhiều nước
    Giá lương thực tăng 0,66% nhờ tăng xuất khẩu gạo
    Phí “gầm bàn” khiến các nhà đầu tư Nhật Bản ái ngại 
    Hơn 75% công ty có nhu cầu tuyển dụng sau tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-02-2016

    Tuyển dụng con ông cháu cha ở Trung Quốc, HSBC bị điều tra 
    Bà Nguyễn Thị Như Loan cầm cố tài sản, vay hơn 1.600 tỷ đồng
    Hòa Phát đạt doanh thu tỷ đô
    Người Trung Quốc thích mua hàng xa xỉ trên mạng
    Việc nhẹ lương cao không ai làm ở New Zealand

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-2016

    Trung Quốc "đau đầu" vì tình trạng dư cung của ngành công nghiệp nặng
    Đề xuất cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện
    Thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính
    Giá trị xuất khẩu của 4 nhóm hàng chủ lực sụt giảm mạnh
    Các nhà xuất khẩu thực phẩm Australia “để mắt” tới Việt Nam