tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 24-02-2016

  • Cập nhật : 24/02/2016

Đừng quá lo ngại áp lực tỷ giá, lãi suất

dung qua lo ngai ap luc ty gia, lai suat

Đừng quá lo ngại áp lực tỷ giá, lãi suất


Nhiều ngân hàng tăng lãi suất huy động làm tăng mối lo lãi suất sẽ tăng, song theo TS. Lê Thành Trung, việc đánh giá một động thái lãi suất trên thị trường chỉ dựa vào một trạng thái trên thị trường thì chưa thể phản ánh được tổng thể.

Tháng 12 năm ngoái, NHNN đã hạ lãi suất tiền gửi USD của cá nhân xuống còn 0%, ngang bằng mức gửi của tổ chức kinh tế. Trong khi đó, với lãi suất tiền đồng, một số ngân hàng ở thời điểm trước và sau Tết nguyên đán đã rục rịch nâng lãi suất huy động cả kỳ hạn ngắn lẫn dài.

Lãi suất cho vay USD không giảm dù ngân hàng không mất chi phí để huy động vốn, trong khi lãi suất huy động VND lại tăng khiến cho thị trường lo ngại mặt bằng lãi suất sẽ bị đẩy lên.

Nhận xét về diễn biến này, theo TS. Lê Thành Trung, Phó Tổng giám đốc ngân hàng HDBank, kịch bản lãi suất tiền đồng tăng trở lại có thể xảy ra, song khó có thể biến động mạnh. NHNN sẽ có những tính toán để ổn định thị trường, phù hợp với tình hình kinh tế.

Thực tế cho thấy, không chỉ Việt Nam mà ở các nước phát triển trên thế giới, lãi suất được ổn định ở mức thấp, thậm chí trong thời gian rất dài hàng thập kỷ, để kích thích tăng trưởng kinh tế.

Các NHTM đang có động thái nhích dần lãi suất huy động nhưng theo ông Trung, đó cũng chỉ mới là động thái của các NHTM, chứ không phải động thái của thị trường. Bởi lãi suất chỉ là một biến thiên của thị trường và thời gian gần đây không phải NHTM nào cũng tăng lãi suất mà chỉ tăng ở một số ít ngân hàng. Vì thực tế cho thấy, ở một số NH đang thừa tiền, nhưng mà ở một số ngân hàng cũng thiếu tiền.

Lãnh đạo HDBank đồng thời cho rằng, việc đánh giá một động thái lãi suất trên thị trường chỉ dựa vào một trạng thái trên thị trường thì chưa thể phản ánh được tổng thể. Nói về lãi suất thì ngay cả lãi suất VND cũng phải tính toán từ nhiều khí cạnh chứ không hẳn chỉ dựa vào biến động tỷ giá hay lãi suất USD.

Bên cạnh những lo ngại về lãi suất, tiền đồng sau khi đã mất giá hơn 5% trong năm 2015, thời gian qua cũng xuất hiện những quan ngại rằng các biến động khó lường của thị trường thế giới cũng sẽ làm cho tiền đồng sẽ mất giá thêm. Thậm chí, ở kịch bản xấu nhất, trong báo cáo về triển vọng năm 2016 mới đây, công ty chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, nếu không thuận lợi thì tiền đồng sẽ mất giá tới 8% trong năm nay.

Về những áp lực lên tỷ giá từ bên ngoài, các ý kiến đưa ra từ cuối năm ngoái tới nay hầu hết đều tập trung vào việc đồng Nhân dân tệ (NDT) liên tục phá giá và Fed tăng lãi suất. Tuy nhiên theo ông Trung, nếu xét kỹ thì chúng ta có thể thấy rằng, không chỉ có 2 yếu tố trên tạo áp lực lên tỷ giá mà quan trọng nhất vẫn là cơ chế kinh tế thị trường và phải dựa trên quan hệ cung – cầu. Điều này cũng đã được NHNN tính toán để điều hành tỷ giá, chứ không chỉ tác động bởi sức ép từ các yếu tố trên thị trường quốc tế.

Xét sâu về cung cầu ngoại tệ, theo các chuyên gia, chúng ta không hề thiếu ngoại cung vì nguồn kiều hối, FDI và FII vẫn vào nhiều. Đó là chưa nói trong năm nay khi hội nhập cùng AEC, sau đó là tham gia TPP, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội trong việc thu hút các nguồn vốn này, nhất là ở lĩnh vực dệt may.

Còn về phía cầu, chủ yếu chỉ có nguồn là thanh toán hàng nhập khẩu, thanh toán các loại phí liên quan đến ngoại tệ như phí du học, chữa bệnh… trả nợ nước ngoài. Nhưng đối với trả nợ nước ngoài thì hiện Chính phủ Việt Nam đã phát hành trái phiếu thu hút ngoại tệ.

Tựu chung lại, những áp lực đối với biến động tỷ giá, ít nhất là trong ngắn hạn, theo các chuyên gia và cả lãnh đạo NHNN, là không có áp lực nào ở thời điểm này. Còn về dài hạn hơn một chút, việc điều hành tỷ giá là vấn đề tổng hợp nhiều công cụ điều hành liên quan, căn cứ tình hình quốc tế và trong nước, và những biến động đột biến cũng khó xảy ra.


Sắp có “quà riêng” tái cơ cấu ngân hàng

mot co che ho tro duoc cho la can thiet sap hien thuc, sau bon nam trien khai qua trinh tai co cau cac ngan hang viet nam.

Một cơ chế hỗ trợ được cho là cần thiết sắp hiện thực, sau bốn năm triển khai quá trình tái cơ cấu các ngân hàng Việt Nam.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước đang soạn thảo một chính sách, trong đó tạo sự hỗ trợ cho các ngân hàng tham gia tái cơ cấu. Nhưng cơ chế này lại chỉ dành riêng cho các ngân hàng thương mại nhà nước.

Với dự thảo trên, dự kiến tới đây, các ngân hàng thương mại nhà nước hoặc cổ phần nhưng Nhà nước nắm tỷ lệ sở hữu chi phối sẽ được áp cơ chế sử dụng vốn rộng hơn trong cho vay.

Theo quy định hiện hành ở Thông tư 36, chỉ ngân hàng thương mại nhà nước mới được áp tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi (LDR) ở mức cao nhất với 90%; các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh và 100% vốn nước ngoài thấp hơn với 80%.

Theo chính sách đang soạn thảo, tới đây dự kiến đối tượng được áp giới hạn 90%, được một trong những điều kiện để cho vay ra nhiều hơn, sẽ mở rộng.

Cùng với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Agribank), từ năm 2015, khối ngân hàng thương mại nhà nước có thêm các “ngân hàng 0 đồng” mà Ngân hàng Nhà nước đã mua lại, bao gồm Ngân hàng Đại Dương, Ngân hàng Xây Dựng và Ngân hàng Dầu khí Toàn Cầu.

Trường hợp Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (VietinBank) và Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã là ngân hàng thương mại cổ phần, nhưng Nhà nước vẫn sở hữu trên 50% vốn điều lệ.

Theo Ngân hàng Nhà nước, đây là những ngân hàng thương mại có vai trò dẫn đầu và tạo lập thị trường, tiên phong trong việc thực hiện các định hướng chính sách của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường tiền tệ.

Cùng đó, ba “ông lớn” trên được Ngân hàng Nhà nước giao nhiệm vụ tham gia hỗ trợ quá trình tái cơ cấu của một số ngân hàng yếu kém, tham gia sáp nhập, hợp nhất một số ngân hàng, góp phần lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng.

Với những lý do trên, Ngân hàng Nhà nước cho rằng: “Việc xem xét nâng tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng tiền gửi của các ngân hàng này từ 80% lên 90% là cần thiết nhằm hỗ trợ các ngân hàng này hoàn thành nhiệm vụ được giao”.

Về cơ chế, dự kiến điều chỉnh trên sẽ là “món quà” dành riêng cho các ngân hàng thương mại nhà nước và ngân hàng thương mại Nhà nước nắm tỷ lệ sở hữu chi phối.

Còn trên thực tế, điều chỉnh dự kiến đó không có nhiều ý nghĩa.

Bởi lẽ, dữ liệu thống kê của Ngân hàng Nhà nước suốt thời gian qua cho thấy, khối ngân hàng “được quà” nói trên luôn có tỷ lệ LDR ở mức cao vượt trội; cập nhật gần nhất đến tháng 11/2015 ở mức 98,38%, trong khi giới hạn dự kiến trên chỉ 90%.

Trong khi đó, sau khi Thông tư 36 có hiệu lực, khối ngân hàng thương mại cổ phần gần như tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm túc, về số liệu báo cáo, khi duy trì LDR luôn thấp hơn giới hạn quy định 80%.

Dù không nhiều ý nghĩa khi so với thực tế hiện nay, nhưng ở khía cạnh môi trường và cơ chế kinh doanh, sự phân biệt đối xử giữa các thành phần tham gia thị trường ở đây là đáng chú ý.


Khơi nguồn tài chính cho công nghiệp hỗ trợ

khoi nguon tai chinh cho cong nghiep ho tro

Khơi nguồn tài chính cho công nghiệp hỗ trợ


Để có một hệ thống công nghiệp hỗ trợ phải có những quyết sách về vốn tín dụng, theo đó phải có cơ chế cho tài chính đầu tư dài hạn vào lĩnh vực này.

Gần đây các nhà kinh tế bắt đầu nhắc đến đổi mới mô hình tăng trưởngvà người ta cũng nhận thấy sự cạn kiệt tiềm năng tăng trưởng. Nhiều quan điểm ủng hộ việc thay đổi bắt đầu bằng chủ động nguyên phụ liệu và tạo lập một nền công nghiệp hỗ trợ để nâng cao hiệu quả nền kinh tế. Để có một hệ thống công nghiệp hỗ trợ phải có những quyết sách về vốn tín dụng, theo đó phải có cơ chế cho tài chính đầu tư dài hạn vào lĩnh vực này.

Thực tế mấy năm qua cơ chế tín dụng cho công nghiệp hỗ trợ đã đi đầu trong việc hỗ trợ các công ty nhỏ nhưng hiệu quả chưa cao nên nhu cầu vay vốn đầu tư chưa nhiều. Trong khi đó, mô hình quỹ đầu tư ở một số địa phương đã nhen nhóm lập ra nhưng chưa khuyến khích được DN vay vốn vì thủ tục bảo lãnh tiếp cận tín dụng.

Một lãnh đạo NH cho rằng, các công ty sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho công nghiệp hiện nay chủ yếu sử dụng vốn tự có với tiềm lực rất mỏng và một phần nhỏ vay của NH. Theo đó, cần có sự hỗ trợ trực tiếp của Chính phủ thông qua các quỹ, như Hàn Quốc, Nhật Bản… đã làm.

Đồng thời, cần tạo lập các quỹ phát triển đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn như mô hình của ngành NH hiện nay, tạo trần lãi suất cho vay công nghiệp hỗ trợ thấp hơn từ 2-3%/năm so với lãi suất thị trường. Khi đã có chính sách tín dụng ưu tiên, sẽ thu hút các nhà đầu tư trong nước tập trung vào phát triển ngành công nghiệp này. Công cụ trần lãi suất sẽ là chốt chặn giảm những cú sốc thị trường trong thời kỳ ngành công nghiệp hỗ trợ còn non trẻ.

Cùng với đó, là việc thực hiện cơ chế đặc thù đối với những NHTM có dư nợ cho vay công nghiệp hỗ trợ cao để khuyến khích tập trung vốn đầu tư dài hạn cho lĩnh vực này.

Khi cơ chế chính sách đã hoàn thiện, bản thân các NHTM cũng nhìn ra những lợi ích của việc phát triển sản phẩm dịch vụ tài chính vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ. Ngành công nghiệp phụ trợ phát triển sẽ kéo theo rất nhiều lợi ích cho các NHTM như mở rộng dịch vụ thanh toán, chi trả lương, hay các gói sản phẩm thanh toán… đối với các công ty nhỏ và vừa.

Thực tế hiện nay, hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ chủ yếu là các công ty nhỏ tiềm lực tài chính và năng lực sản xuất yếu nên rất ít sử dụng dịch vụ thanh toán qua NH. Thế nhưng trong thời đại internet hiện nay, các dịch vụ NH điện tử sẽ làm giảm tối đa chi phí cho các công ty nhỏ mà vẫn tăng được doanh số bán sản phẩm tài chính. Thậm chí NHTM còn là tổ chức đi mở thị trường cho DN bằng nhiều cách để cùng hợp tác phát triển, qua đó nâng cao tỷ lệ thu nhập từ dịch vụ thay vì lệ thuộc vào tín dụng.

Bên cạnh đó, thị trường cho thuê tài chính cũng sẽ hỗ trợ cho ngành công nghiệp phụ trợ, bằng các dịch vụ cho thuê máy móc thiết bị.


Theo chân Volkswagen, Mercedes bị tố gian lận khí thải tại Mỹ

Một chủ xe Mercedes ở Mỹ đã đệ đơn lên tòa án bang New Jersey cáo buộc hãng Mercedes có sử dụng thiết bị gian lận khí thải.

Thậm chí, chủ nhân chiếc Merdeces nói trên còn thuê một công ty luật để bảo vệ quyền lợi của mình cũng như những khách hàng gặp tình trạng như ông. Theo công ty luật Hagens Berman, đại diện cho chủ xe Mercedes cho biết cáo buộc họ đưa ra dựa vào một phần bài báo đăng trên tạp chí Der Spiegel của Đức. Trong bài báo, Mercedes đã thừa nhận việc ngắt hệ thống kiểm soát khí xả để bảo vệ động cơ trong một số trường hợp.

Để củng cố chính kiến, công ty luật này cũng đưa ra báo cáo của một trung tâm thử nghiệm độc lập (thuộc Bộ Môi trường Hà Lan) cho thấy kết quả thử nghiệm trong thực tế và trong phòng thí nghiệm của Mercedes khác xa nhau. Chiếc xe của người đứng ra đệ đơn kiện Mercedes là chiếc C220 Bluetec.

Theo người phát ngôn của trung tâm thử nghiệm độc lập, kết quả thử nghiệm trong thực tế thường cao hơn so với trong phòng thí nghiệm, nhưng không quá đáng kể. Trong kết quả của những xe bán tại châu Âu, lượng khí thải đa số cao hơn so với giới hạn cho phép, và những mẫu xe động cơ dầu của Mercedes (BlueTec) đều nằm trong số đó.

s-class the he moi su dung dong co bluetec cung bi lien quan den cao buoc tai my.

S-class thế hệ mới sử dụng động cơ BlueTec cũng bị liên quan đến cáo buộc tại Mỹ.

Thời báo Bloomberg trích dẫn thông tin trong đơn kiện “Mercedes chưa từng thông báo với người tiêu dùng rằng các mẫu xe sử dụng động cơ diesel BlueTec có thể chỉ sạch khi hoạt động trong điều kiện ấm, còn khi nhiệt độ giảm thì sẽ bẩn”. “Mercedes chưa từng công khai việc nhiệt độ dưới 10 độ C thì hệ thống kiểm soát khí xả sẽ ngắt để tăng hiệu suất động cơ”, đơn kiện từ công ty luật Hagens Berman cho biết.

Joerg Howe, phát ngôn viên của Daimler AG (chủ sở hữu Mercedes) tuyên bố rằng cáo buộc trên là ‘vô căn cứ’ và cho biết Daimler AG sẽ tìm cách để bảo vệ chính mình. “ Tất cả những chiếc xe của chúng tôi đều tuân thủ khung pháp lý”, Joerg cho biết

 

Công ty luật Hagens Berman, đại diện cho vị khách sở hữu chiếc Mercedes BlueTec cho rằng, ngay cả khi Mercedes có thể làm cho xe của họ đáp ứng được quy định về khí thải thì cũng vẫn là hành động lừa dối khách hàng, khi mà xe có hàm lượng phát thải cao hơn trong quảng cáo. Mục đích của đơn kiện là buộc Mercedes phải triệu hồi các xe sử dụng thiết bị gian lận để thay thế miễn phí cho khách hàng và có bồi thường thỏa đáng.

Những mẫu xe của Mercedes bị liên quan đến cáo buộc trên gồm ML320, ML350, E-class, S-class và GLE-class thế hệ mới.


Tổng thống Mỹ lạc quan về triển vọng Quốc hội thông qua TPP

tong thong my barack obama. (nguon: afp)

Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: AFP)


Giới phân tích nhận định, việc thúc đẩy thông qua TPP sẽ là một thành tựu mang tính di sản trong năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.

Ngày 22/2, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã bày tỏ "lạc quan một cách thận trọng" rằng Quốc hội nước này sẽ ủng hộ Hiệp định Đối tác xuyên Đại Tây Dương (TPP) mà chính quyền của ông đã ký với các nước châu Á.

Phát biểu với các thống đốc bang tại Nhà Trắng, Tổng thống Obamacho biết ông sẽ phải dựa vào các cử tri ủng hộ TPP thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa bởi vì các lãnh tụ công đoàn đã phản đối thỏa thuận thương mại này.

Ông Obama lưu ý rằng thủ lĩnh phe đa số tại Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát Mitch McConnell và Chủ tịch Hạ viện, Thượng nghị sỹ Cộng hòa Paul Ryan đã ủng hộ mạnh mẽ thỏa thuận này.

Giới phân tích nhận định, việc thúc đẩy thông qua TPP sẽ là một thành tựu mang tính di sản trong năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục