tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 25-02-2016

  • Cập nhật : 25/02/2016

Vàng được dự báo có thể 'cứu' nhà đầu tư trong năm 2016

Giá vàng có thể vọt lên 1.400 USD một ounce nếu tâm lý phòng trừ rủi ro tăng cao, Barnabas Gan - nhà kinh tế học tại ngân hàng OCBC nhận xét.

Vàng là loại hàng hóa có diễn biến tốt nhất từ đầu năm, do nhà đầu tư lo ngại kinh tế toàn cầu đi xuống, giá dầu lao dốc khiến các thị trường rối loạn và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hoãn nâng lãi suất. Khi nhà đầu tư đổ tiền vào các quỹ liên quan đến vàng và các hãng sản xuất vàng, những nhà kinh tế như Gan đã phải thay đổi nhận định về triển vọng 2016."Vàng ngày càng thể hiện rõ vai trò là công cụ trú ẩn, khi chứng khoán đi xuống và tâm lý phòng trừ rủi ro tăng. Nếu tâm lý này tiếp tục thống trị trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chịu nhiều sức ép, giá có thể lên 1.400 USD", ông dự báo.

gia vang da tang 16% trong nam nay. anh: bloomberg

Giá vàng đã tăng 16% trong năm nay. Ảnh: Bloomberg

Ngày 11/2, giá từng lên 1.263 USD - cao nhất một năm qua. Đến 11h sáng nay, mỗi ounce xoay quanh 1.228 USD. Từ đầu năm, giá vàng đã tăng 16%, sau 3 năm liên tục đi xuống. Trong khi đó, chứng khoán toàn cầu mất 7,3% và giá dầu giảm 15%. Lần cuối cùng vàng chạm mốc 1.400 USD là năm 2013.

"Khi chứng khoán đi xuống, giá dầu ở mức quá thấp và rủi ro ngày càng tăng, vàng không khác gì một siêu anh hùng, giúp nhà đầu tư có nơi trú ẩn", Gan cho biết.

OCBC là hãng dự báo kim loại quý hàng đầu thế giới quý cuối năm ngoái, theo xếp hạng của Bloomberg. Gan cho biết dự báo của ông về kim loại quý cuối năm nay còn tùy thuộc vào bao nhiêu lần Fed nâng lãi suất. Nếu nâng 3 lần, giá sẽ về 1.000 USD. Còn nếu chỉ nâng một lần, giá sẽ là 1.150 USD. Nhà đầu tư đang đặt cược khả năng Fed nâng lãi suất vào tháng 3 là 10%, giảm mạnh so với 51% hồi đầu năm.

"Dĩ nhiên, dự báo này dựa trên triển vọng toàn cầu tương đối sáng sủa", Gan cho biết. Đó là tăng trưởng tại Mỹ ổn định, Trung Quốc không hạ cánh cứng và không để xảy ra làn sóng vỡ nợ.

"Tuy kinh tế toàn cầu ảm đạm, tình hình tại Mỹ vẫn có hy vọng, đặc biệt là về vấn đề lao động. Trong khi đó, lạm phát có khả năng nhích lên nửa cuối năm, khi tác động nhất thời từ giá dầu thấp và chi phí nhập khẩu bắt đầu phai nhạt", ông đánh giá.


Càng lớn càng khó - nghịch lý của các hãng dầu

Từ hàng chục năm qua, tăng quy mô luôn là ưu tiên hàng đầu của các hãng năng lượng. Nhưng ngày nay, tất cả đều xoay quanh sự linh hoạt và chi phí thấp.

Hồi tháng 2, đại gia dầu khí Royal Dutch Shell hoàn tất mua lại BG Group (Anh). Hãng năng lượng Mỹ - Exxon Mobil cũng tăng trưởng ổn định thời gian qua. Những việc này đã tạo ra một khái niệm mới trong ngành công nghiệp - đó là các hãng dầu siêu lớn. Lãnh đạo các công ty nhỏ hơn thậm chí còn đùa rằng Chevron, Total, BP, ConocoPhillips và ENI chỉ là các doanh nghiệp vốn hóa trung bình nếu so với 2 đại gia trên.

Tuy nhiên, khi giá dầu mỏ và khí đốt lao dốc, Exxon và Shell lại buộc phải thu mình. Giá dầu hiện chỉ nhỉnh hơn 30 USD, khiến cả hai phải giảm chi tiêu, trong đó có các dự án rất lớn, đắt đỏ với rủi ro cao. Shell đã từ bỏ dự án cát dầu Carmon Creek công suất 80.000 thùng mỗi ngày tại Alberta (Canada) năm ngoái, khi chỉ vừa mới bắt đầu. Còn Exxon sẽ giảm chi 25% năm nay, so với năm 2015."Quy mô rất quan trọng vào cuối thập niên 90 và những năm 2000. Trong quá khứ, các công ty đều thiếu vốn. Do đó, quy mô lớn là một lợi thế. 15 năm qua, họ đều phấn đấu để lớn hơn nữa. Nhưng ngày nay, tất cả đều xoay quanh sự linh hoạt và chi phí thấp", Michele Della Vigna - nhà phân tích dầu tại Goldman Sachs nhận xét.

shell da mua lai bg de tang quy mo. anh: bloomberg

Shell đã mua lại BG để tăng quy mô. Ảnh: Bloomberg

Vấn đề của các hãng dầu siêu lớn hiện tại là họ quá lớn, đến nỗi số dự án cần ngừng lại cũng phải nhiều hơn, và lớn hơn thì mới tác động được đến sản xuất. Quy mô của Exxon và Shell đã chạm đến điểm mà chính họ đang gây rắc rối cho mình, Tom Ellacott - Phó chủ tịch hãng tư vấn dầu mỏ Wood Mackenzie nhận xét.

Khi giá dầu còn ở 100 USD một thùng, các hãng này chuyển hướng khai thác sang các mỏ dầu sơ khai ở những vùng khó, sâu và thời tiết khắc nghiệt nhất thế giới. Họ đầu tư hàng tỷ USD cho các dự án kéo dài đến cả thập kỷ ở Kazakhstan, Angola hay Bắc Cực.

Nhưng với thời kỳ giá thấp, phần lớn các dự án này sẽ không thể mang lại lợi nhuận 15-20% như họ kỳ vọng. Đầu tháng này, Shell đã thông báo với các nhà đầu tư rằng sẽ chi ít hơn 6,5% so với năm ngoái. Exxon cũng giảm đầu tư vào việc thuê giàn khoan, đường ống dẫn khí và nhiều dự án khác xuống thấp nhất 10 năm.  

Dù vậy, lãnh đạo 2 hãng vẫn cho rằng quy mô lớn là lợi thế. "Quy mô và sự đa dạng dòng tiền, cùng năng lực tài chính, đã giúp chúng tôi tự tin đầu tư", CEO Exxon - Rex Tillerson cho biết hồi đầu tháng. Người đồng cấp của ông tại Shell cũng đồng tình với quan điểm này. "Hôm nay, chúng ta sẽ thấy sự xuất hiện của hãng dầu tốt nhất ngành", CEO Shell - Ben Van Beurden nhận xét về việc thâu tóm BG.

Các số liệu cũng cho thấy Exxon và Shell đang bỏ xa nhiều công ty. Dòng tiền của Exxon và Shell năm ngoái là trên 30 tỷ USD. Chevron đứng thứ 3 với hơn 20 tỷ USD, còn Total và BP bị bỏ khá xa phía sau.

Tương tự, Exxon sản xuất hơn 4 triệu thùng một ngày. Shell cũng đang thu hẹp khoảng cách với đối thủ Mỹ, với 3,7 triệu thùng. Trong khi đó, các đối thủ còn lại chỉ khoảng 2,5 triệu thùng hoặc ít hơn.

Thêm vào đó, cả hai công ty đều có hoạt động lọc hóa dầu. Việc này cũng giúp họ có lợi thế khi giá dầu thô giảm. Exxon và Shell là hai hãng lọc dầu lớn nhất thế giới. Năm 2015, lợi nhuận từ hoạt động lọc dầu và các sản phẩm hóa dầu đã giúp bù đắp phần nào lợi nhuận yếu từ sản xuất dầu.

Thách thức với cả 2 hãng này là làm thế nào tiếp tục tăng trưởng nếu giá dầu còn thấp. Cả hai công ty đến nay đều có vẻ vẫn muốn tăng quy mô. Shell đã mua BG. Và theo nhiều nhà phân tích trong ngành, câu trả lời của Exxon trong vài năm tới cũng tương tự - mua một đối thủ khác, có thể là trong mảng sản xuất dầu đá phiến, với các dự án nhỏ hơn và có thể hoàn thiện nhanh hơn.

Còn với Daniel Yergin - nhà lịch sử học về dầu mỏ, kiêm Phó chủ tịch hãng tư vấn IHS, sự bành trướng của Exxon và Shell có lẽ sẽ đánh dấu cho chương tiếp theo của ngành dầu - Kỷ nguyên của những hãng siêu lớn.


Doanh nghiệp Nhật muốn đầu tư vào Việt Nam hơn Trung Quốc

Gần 64% doanh nghiệp (DN) Nhật tại Việt Nam có xu hướng mở rộng hoạt động kinh doanh, đây là tỉ lệ cao so với các quốc gia khác. Đồng thời Việt Nam tiếp tục được coi là địa điểm đầu tư quan trọng.

Ông Yasuzumi Hirotaka, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) tại TP.HCM, cho biết như trên tại buổi họp báo ngày 23-2 công bố kết quả về Thực trạng hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN Nhật đầu tư tại Việt Nam năm 2015.

Trong khi đó, ở các nước lân cận như Trung Quốc, số DN Nhật muốn mở rộng hoạt động kinh doanh chỉ có 38%, Malaysia (45%), Thái Lan (49%). Lý do chính khiến các DN Nhật muốn mở rộng kinh doanh tại Việt Nam do doanh thu tăng, có thể sản xuất sản phẩm với giá trị gia tăng cao, quy mô và khả năng thị trường của Việt Nam… 


Trung Quốc mua hãng sữa lớn nhất Australia

Bộ trưởng Ngân khố Australia - Scott Morrison cho biết Van Dieman’s Land (VDL) đã được bán cho doanh nhân Trung Quốc - Lu Xianfeng và công ty tại Australia của ông này - Moon Lake với giá 202 triệu USD.

VDL thành lập năm 1825, nằm trên đảo Tasmania và là một trong những công ty lâu đời nhất Australia. "Thương vụ này sẽ làm tăng số việc làm và đầu tư trong một ngành công nghiệp quan trọng tại Tasmania. Những quy định chúng tôi vừa áp dụng sẽ đảm bảo họ trả đủ thuế", ông Morrison cho biết.Bán công ty cho doanh nghiệp nước ngoài là vấn đề nhạy cảm với Australia. Do các chính trị gia nước này luôn phản đối mạnh những thương vụ được cho là đe dọa an ninh lương thực và nước uống, trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu tăng. Thương vụ với Trung Quốc lại càng bị phản đối, do rất nhiều công ty tại đây là doanh nghiệp nhà nước. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực nông nghiệp của Australia.

lu xianfeng tai woolnorth (australia). anh: the australian

Lu Xianfeng tại Woolnorth (Australia). Ảnh: The Australian

Van Dieman’s Land trước đây thuộc sở hữu của chính quyền quận New Plymouth (New Zealand). Mỗi năm, công ty này sản xuất 7,7 triệu kg sữa khô đã tách bơ (milk solid) từ 18.000 gia súc.

Lu hoạt động kinh doanh khá nhiều tại Australia. Ông là nhà sáng lập Ningbo Xianfeng New Material, niêm yết trên sàn chứng khoán Thâm Quyến (Trung Quốc).

Morrison cho biết đây sẽ là thương vụ đầu tiên chịu các quy định mới của nước này. Theo đó, các bên phải tuân thủ luật thuế Australia và quy định cung cấp thông tin liên quan.

Công ty sẽ phải tham khảo ý kiến của Văn phòng Thuế Australia nếu tham gia vào một giao dịch với cá nhân nước ngoài, liên quan đến các hoạt động giảm thuế phức tạp, như chuyển giá.

"Nếu vi phạm các điều khoản này, họ có thể bị khởi tố, nộp phạt hoặc phải bán bớt tài sản", Morrison cho biết. Ông cũng khẳng định Australia luôn ủng hộ và chào đón các khoản đầu tư nước ngoài không gây hại đến lợi ích quốc gia.


Chỉ số giá tiêu dùng tăng trở lại trong tháng Tết

Sau khi không thay đổi trong tháng đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tăng 0,42% trong tháng 2.

Tính từ đầu năm, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,42%. Đây là mức tăng thấp nhất trong 2 tháng của chỉ số này 10 năm trở lại đây nếu không tính hai tháng đầu năm 2015.

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 8 nhóm tăng giá. Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng mạnh nhất do tháng Tết nên giá một số mặt hàng phục vụ nghỉ lễ lên cao. Tổng cục Thống kê cho biết giá thịt lợn, thịt bò, hải sản tươi sống tăng từ 0,2 đến 0,4%. Đặc biệt tháng này, giá rau xanh tăng cao ở các tỉnh phía Bắc do nguồn cung hạn chế sau đợt rét đậm, rét hại.

Giá dịch vụ giao thông công cộng cũng tăng 3,45% do một số đơn vị kê khai tăng giá chiều đông khách (trước Tết chiều từ Nam ra Bắc, từ thành phố về nông thôn và sau Tết là chiều ngược lại) từ 20 đến 60% so với ngày thường.

Những nhóm hàng có chỉ số giá tăng tiếp theo gồm đồ uống và thuốc lá; may mặc, mũ nón, giầy dép; văn hóa, giải trí và du lịch; thiết bị và đồ dùng gia đình... 

Ngược lại, 3 nhóm hàng giảm giá tháng này gồm nhà ở và vật liệu xây dựng, giao thông, bưu chính viễn thông.

Giá vàng trong nước tháng này tăng theo giá vàng thế giới do thị trường chứng khoán thế giới đang trên đà đi xuống và những quan ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm. Giá đôla Mỹ giảm nhẹ do nguồn cung tại các ngân hàng khá tốt được bù đắp từ giải ngân đầu tư và kiều hối gửi về cuối năm.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-02-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 26-02-2016

    Exxon, Shell đối phó ra sao với giá dầu giảm?
    TP.HCM đề nghị vay 7,4 tỷ USD vốn ODA của Nhật Bản
    Lo 'chảy máu' nhân sự khi tham gia AEC
    Chỉ 1/4 số doanh nghiệp có khả năng xuất khẩu
    Chứng khoán Trung Quốc lại giảm hơn 6%

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-02-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 26-02-2016

    Chủ tịch WB: Hàn Quốc quê tôi cũng như Việt Nam, từng bị cho là không có cơ hội phát triển
    Sharp đồng ý bán cho Foxconn
    Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vùng Kyushu, Nhật Bản
    Chỉ cần điều chỉnh đường băng, giảm trên 37.000 tỉ đồng
    Kotra: Việt Nam là thị trường xuất khẩu chiến lược của Hàn Quốc

  • Tin kinh tế đọc nhanh  trưa 26-02-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 26-02-2016

    DN Nhật ở Việt Nam kỳ vọng các tác động của hội nhập
    Thu tiền để xây dựng thương hiệu bò sữa Củ Chi
    Tiêu thụ nhà, đất có thể giảm
    Sang tay cổ phiếu Vinamilk, quỹ ngoại thu về 2.300 tỷ đồng
    Đan Mạch mở siêu thị bán đồ thừa

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-02-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 26-02-2016

    Tổng Giám đốc thế chấp thép gỉ chiếm đoạt gần 200 tỷ
    81% doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất muốn giảm thuế
    Hết dám lướt sóng vàng
    Hàng vạn nhân viên ngành dầu khí Việt Nam sẽ rất lo lắng khi thấy những số liệu này
    Doanh nghiệp xuất khẩu thiệt trăm đường vì thiếu thông tin

  • Tin kinh tế đọc nhanh 26-02-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 26-02-2016

    Sun Group xin đầu tư toàn bộ sân bay Lào Cai
    Vinalines đề xuất bán ụ nổi 83M với giá... bèo
    Nữ “đại gia phố núi” biệt tích cùng số nợ vài chục tỉ
    Trung Quốc ngán tỉ phú Trump?
    Tạp chí Trung Quốc: Bắc Kinh có nhiều tỷ phú nhất thế giới

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-02-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 25-02-2016

    Doanh nghiệp Nhật: Môi trường đầu tư Việt Nam đang xấu đi
    Vinamilk trúng hợp đồng xuất khẩu hàng chục triệu USD tại Dubai
    Bán lẻ trong nước nỗ lực vượt qua thách thức
    Ô tô nhập khẩu nguyên chiếc giảm quá nửa
    Miễn thuế TNCN cho chuyên gia nước ngoài

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 25-02-2016

    Johnson & Johnson bồi thường 72 triệu USD vì phấn rôm gây ung thư
    Hãng Mars thu hồi chocolate tại Việt Nam và nhiều nước
    Giá lương thực tăng 0,66% nhờ tăng xuất khẩu gạo
    Phí “gầm bàn” khiến các nhà đầu tư Nhật Bản ái ngại 
    Hơn 75% công ty có nhu cầu tuyển dụng sau tết

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-02-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 25-02-2016

    Tuyển dụng con ông cháu cha ở Trung Quốc, HSBC bị điều tra 
    Bà Nguyễn Thị Như Loan cầm cố tài sản, vay hơn 1.600 tỷ đồng
    Hòa Phát đạt doanh thu tỷ đô
    Người Trung Quốc thích mua hàng xa xỉ trên mạng
    Việc nhẹ lương cao không ai làm ở New Zealand

  • Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 25-02-2016

    Trung Quốc "đau đầu" vì tình trạng dư cung của ngành công nghiệp nặng
    Đề xuất cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện
    Thực hiện nghiêm túc các cam kết hội nhập trong lĩnh vực tài chính
    Giá trị xuất khẩu của 4 nhóm hàng chủ lực sụt giảm mạnh
    Các nhà xuất khẩu thực phẩm Australia “để mắt” tới Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-02-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 24-02-2016

    Với TPP: DN Việt cần sẵn sàng đón cơ hội hợp tác
    Giá dầu chờ đợi cuộc họp tháng 3 của FED
    Cổ phiếu này giảm hơn 50% sau khi bị FBI điều tra và trở thành mục tiêu bán khống
    35.000 tấn lốp cũ tồn ở cảng biển sẽ được bán cho các công ty
    Mất tiền tỷ khi giảm giá cước, doanh nghiệp chịu "nhục" chây ỳ?