Dự án tỷ đô First Solar có nhà đầu tư mới
EU công bố kế hoạch số hóa ngành công nghiệp
Hoạt động cho vay của ADB tăng cao kỷ lục
Bức tranh thương mại Nhật Bản u ám do đồng yen tăng giá
ECB tiếp tục giữ nguyên lãi suất cơ bản thấp kỷ lục
Tin kinh tế đọc nhanh tối 21-04-2016
- Cập nhật : 21/04/2016
IMF, WB và Liên Hiệp Quốc bắt tay chống trốn thuế
Giám đốc IMF Christine Lagarde phát biểu tại cuộc họp báo trong kỳ họp mùa xuân của IMF và WB ở Washington (Mỹ). Ảnh: AFP.
Động thái trên vừa được thực hiện sau vụ “Tài liệu Panama”, một tập tài liệu rò rỉ từ văn phòng luật ở Panama cho thấy các chính trị gia hàng đầu quốc tế nằm trong số hàng ngàn chủ sở hữu của các doanh nghiệp vỏ bọc nằm ở thiên đường thuế.
“Nỗ lực này đến vào đúng thời điểm có nhiều động lực lớn xoay quanh vấn đề thuế quốc tế. Tăng cường hệ thống thuế, chính sách lẫn quản lý, đang là ưu tiên phát triển quan trọng”, bốn tổ chức trên tuyên bố.
Nhiệm vụ đầu tiên của nỗ lực này là cung cấp một “bộ công cụ” cho các nước đang phát triển, giúp họ chống lại các tập đoàn sử dụng các chiến thuật như chuyển lợi nhuận, chuyển giá giữa các nước để giảm hóa đơn đóng thuế.
Theo UN, hàng tỉ USD đã không chảy về kho bạc của chính phủ các quốc gia đang phát triển mỗi năm vì những gì được gọi là “kế hoạch thuế hung hăng” của các doanh nghiệp đa quốc gia. Trường hợp gần đây nhất ở châu Âu đã cho thấy cái cách mà các công ty lớn chuyển thu nhập và tài sản của họ đến các nước có mức áp thuế thấp nhất.
Hồi năm 2013, OECD, tổ chức góp mặt các nền kinh tế hàng đầu thế giới, từng đưa ra một chương trình để bắt đầu kiềm chế hoạt động trốn thuế, buộc các doanh nghiệp minh bạch hơn về tình hình tài chính ở từng nước họ hoạt động. Nền tảng mới được thiết lập đưa các quốc gia đang phát triển vào chung nỗ lực chống trốn thuế trên.
Tòa án La Haye lật ngược quyết định vụ Nga phải trả 50 tỷ USD vụ Yukos
Trung Quốc xác lập chuẩn giá vàng bằng nhân dân tệ cạnh tranh với London
Ngày 20/4, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ ở mức 6,4579 nhân dân tệ đổi 1 USD, tương ứng mức tăng 0,19% so với phiên trước.
Đây là phiên thứ ba liên tiếp Trung Quốc nâng giá đồng nội tệ, tăng 0,51% so với ngày 15/4.
Ngày 19/4, Trung Quốc thiết lập một chuẩn giá vàng bằng đồng nhân dân tệ trên Sàn giao dịch Vàng Thượng Hải.
Đây là nỗ lực gia tăng ảnh hưởng của nước này trên thị trường vàng toàn cầu, đồng thời cạnh tranh với chuẩn giá vàng London.
Chuẩn giá vàng được xác lập ở mức 256,92 nhân dân tệ (tương đương 39,71 USD)/gram (vàng 9999), tức là cao hơn so với giá vàng thế giới hiện nay.
Chuẩn giá vàng của Trung Quốc được thiết lập hai lần mỗi ngày, từ hợp đồng giao dịch của 18 ngân hàng trong nước và nước ngoài.
Tập đoàn Trung Quốc muốn thâu tóm hãng sở hữu KFC, Pizza Hut
Tập đoàn China Investment (CIC) được hậu thuẫn bởi chính quyền Trung Quốc đang bày tỏ sự quan tâm với việc mua cổ phần đa số của Yum! Brands ở Trung Quốc. Theo Bloomberg, Yum! China vận hành hơn 7.100 cửa hàng KFC và Pizza Hut ở nước này.
Nhóm nhà đầu tư, bao gồm hãng KKR & Co. và Baring Private Equity Asia đang tiến hành thẩm định thương vụ. Thỏa thuận thâu tóm Yum! China được định giá khoảng 7 đến 8 tỉ USD, một nguồn tin thân cận với vụ việc cho biết.
Thương vụ trên sẽ đem lại cho hãng Yum! có trụ sở tại Louisville, Kentucky (Mỹ) số tiền có thể được dùng để mua lại cổ tức và cổ phần trong tương lai, CIC ngược lại sẽ lần đầu tiên có quyền kiểm soát chuỗi ăn nhanh hàng đầu đất nước.
“Loại tài sản như thế này hiếm khi được bán và Trung Quốc đã và đang tìm cơ hội tậu tài sản tốt trên thế giới. Người tiêu dùng đang là điểm sáng ở Trung Quốc ngay lúc này”, Ben Cavender, nhà phân tích của hãng China Market Research, nói.
Quỹ nhà nước Singapore có Temasek Holdings và hãng đầu tư Trung Quốc Primavera Capital đang tích cực chạy đua giành cổ phần của Yum! China. Công ty Hopu Investment Management có trụ sở ở Bắc Kinh cũng đang cân nhắc đến khoản đầu tư tiềm năng vào tập đoàn quản lý trên 7.100 nhà hàng này.
Yum! China đã và đang thể hiện vai trò thống trị của họ trong cảnh ảm đạm của nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới. Công ty có kế hoạch tăng thêm 600 chi nhánh trong năm nay, nâng con số nhà hàng lên hơn 7.100 trên khắp Trung Quốc.
Hòa Phát lấn sân làm tôn mạ của Tôn Hoa Sen, ông Lê Phước Vũ có lo lắng?
Hòa Phát là một trong những Tập đoàn thép lớn đang muốn phát triển theo hướng đa ngành. Khởi đầu từ một Công ty chuyên buôn bán các loại máy xây dựng từ tháng 8/1992, Hòa Phát lần lượt mở rộng sang các lĩnh vực nội thất (1995), ống thép (1996), thép (2000), điện lạnh (2001), bất động sản (2001), khoáng sản (2007), nông nghiệp (2015).
Mới đây, Hòa Phát cho biết sẽ tiếp tục hướng sang một mảng kinh doanh mới, đó là tôn mạ. Theo tin từ Hòa Phát, tập đoàn vừa quyết định đầu tư dự án Nhà máy sản xuất tôn mạ màu Hòa Phát tại KCN Phố Nối A, Hưng Yên với công suất 400.000 tấn/năm.
Mục tiêu đầu tư của tập đoàn là nhằm sản xuất tôn mạ màu phục vụ cho nhu cầu thị trường đang tăng trưởng mạnh, đồng thời bổ trợ nguồn nguyên liệu tôn mạ cho nhà máy sản xuất ống thép tại Hưng Yên.
Với tổng vốn đầu tư khoảng 4.000 tỷ đồng (trong đó vốn cố định khoảng 2.000 tỷ đồng), Hòa Phát sẽ đầu tư đồng bộ từ công đoạn tẩy rửa, cán nguội, mạ kẽm/ mạ lạnh đến sơn màu. Sản phẩm đầu ra của Nhà máy sẽ là tôn tẩy gỉ, tôn cán nguội, tôn mạ lạnh, mạ kẽm và sơn màu.
Để triển khai nhà máy, Hòa Phát đã sắp xếp xong nguồn vốn và dự kiến bắt đầu khởi công từ tháng 5/2016, hoàn thành sau 18 tháng và đưa vào hoạt động vào đầu năm 2018.
Theo số liệu của Tôn Hoa Sen, công ty hiện chiếm khoảng 40% thị phần tôn trong nước. Bên cạnh đó, công ty Thép Nam Kim cho biết sở hữu 14,1% thị phần. Như vậy, riêng 2 doanh nghiệp thép Hoa Sen và Nam Kim đã chiếm tới 54,1% thị phần tôn mạ nội địa. Bên cạnh đó là tình trạng thép Trung Quốc nhập khẩu tràn lan vào thị trường khiến cuộc cạnh tranh thép vô cùng khốc liệt.
Ông Hồ Nghĩa Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc đối phó với thép Trung Quốc đang là vấn đề nóng nhất của ngành thép, bởi Trung Quốc có năng lực sản xuất thép lớn nhất thế giới (1,3 tỷ tấn/năm) và đang dư thừa sản lượng, buộc nước này phải tìm cách xuất khẩu thép sang các nước.
Hồi tháng 9/2015, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tôn Hoa Sen tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu đã bày tỏ lo lắng về khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại, khi cho rằng "Việt Nam như một nơi để các doanh nghiệp nước ngoài khai thác tối đa lợi thế, còn doanh nghiệp ngành thép chúng tôi đã không còn dư địa phát triển...".
Nay, với sự xuất hiện của một doanh nghiệp nội địa có tiềm lực như Hòa Phát, thị trường tôn mạ của ông Lê Phước Vũ có lẽ sẽ càng cạnh tranh gay gắt.