Toyota VN tăng giá ô tô
Phát hiện vi cá mập làm từ nhựa dẻo
Phát triển các nguồn điện mới
Tăng mua bảo hiểm nhân thọ, doanh thu phí tăng 34%
Hồ tiêu Xuân Lộc được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 21-04-2016
- Cập nhật : 21/04/2016
Trung Quốc tiến dần đến vị trí thống trị giá vàng toàn cầu
Sàn giao dịch vàng Thượng Hải vừa công bố chỉ số Shanghai Gold Fix định giá vàng.
Hôm qua (20/4), sàn giao dịch vàng Thượng Hải - sàn giao dịch vàng vật chất lớn nhất trên thế giới - vừa công bố chỉ số Shanghai Gold Fix. Được công bố 2 ngày một lần theo đơn vị tính trên gram, chỉ số này sẽ được niêm yết bởi đồng nhân dân tệ.
Động thái này là bước tiến cực kỳ quan trọng đưa Trung Quốc tiến gần hơn đến vị trí cầm lái giá vàng toàn cầu.
Sáng 20/4, giá vàng được thiết lập ở mức 256,92 NDT/gram, tương đương với 1.234,05 USD/ounce. Giá vàng buổi chiều tăng nhẹ ở mức 257,92 NDT/gram tương đương khoảng 1236 USD/ounce.
Nhóm xác lập chuẩn giá vàng trong mỗi phiên giao dịch bao gồm 18 tổ chức tín dụng trong đó có Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng xây dựng Trung Quốc.
Tháng 6/2015, BOC trở thành ngân hàng đầu tiên của Trung Quốc gia nhập nhóm các ngân hàng thuộc London Bullion Market Association có quyền thiết lập chuẩn giá vàng. Từ tháng 3/2015, giá vàng LBMA thay thế cho chuẩn giá vàng London
Ngược lại với hoạt động sôi nổi trên thị trường vàng Trung Quốc, thị trường vàng Comex của Mỹ tỏ ra không mấy hào hứng. Đại diện phía Comex cho biết, số nhà giao dịch thực hiện giao dịch mua bán vàng trao tay chiếm chưa đến 1%. Hôm qua, giá vàng tương lai giao tháng 6 đạt mức cao nhất tuần – 1.254,3 USD/ounce.
Sau tất cả, Trung Quốc không chỉ là nhà sản xuất vàng lớn nhất thế giới mà còn là một trong những khách hàng mua vàng quan trọng. Trung Quốc và Ấn Độ thường xuyên thay nhau vị trí người mua vàng hàng đầu trên thế giới.
Tuy nhiên Adrian Ash – trưởng nhóm nghiên cứu tại BullionVault lại cho rằng cho đến khi Trung Quốc phá bỏ lệnh cấm xuất khẩu vàng miếng, chuẩn giá vàng do sàn Thượng Hải công bố sẽ chỉ đóng vai trò là một thước đo khác cho nhu cầu mua bán vàng của Trung Quốc chứ không phải nhu cầu của thị trường toàn cầu.
Ít nhất là hiện nay, đặc biệt là với quyền kiểm soát dòng tiền, Trung Quốc thực sự đã hạn chế khả năng của Thượng Hải trong việc thách thức vai trò trung tâm điều khiển của London.
Chứng khoán Trung Quốc giảm mạnh nhất gần 2 tháng
Cổ phiếu các hãng trong ngành công nghiệp và công nghệ dẫn đầu đà giảm. Cứ 13 mã giảm mới có một mã tăng. Hang Seng China Enterprises Index, theo dõi cổ phiếu Trung Quốc niêm yết tại sàn Hong Kong, cũng đi xuống từ đỉnh 3 tháng.Lý do đằng sau đợt bán tháo đột ngột này vẫn chưa được làm rõ. Diễn biến trên thị trường chứng khoán Trung Quốc vẫn luôn khó đoán, do bị thống trị bởi nhà đầu tư cá nhân. Dù vậy, CNBC cho rằng đó là do lực bán chốt lời khi nhà đầu tư dự báo điều kiện thị trường vài tháng tới sẽ suy yếu.
Nhu cầu chứng khoán Trung Quốc tháng này giảm, do lo ngại số liệu kinh tế lạc quan sẽ khiến Chính phủ ngừng kích thích. Trước đó, chứng khoán Trung Quốc đã nhiều lần làm rối loạn thị trường toàn cầu. Mạnh nhất là hè năm ngoái và đầu năm nay.
Trong một thông báo ra hôm nay, Nomura Holdings khuyên nhà đầu tư nên rút khỏi thị trường Trung Quốc: "Chúng ta đã gần đạt đến điểm tốt nhất cho nửa đầu năm 2016 rồi. Tăng trưởng Trung Quốc đã bình ổn, tỷ giá NDT - USD và dòng vốn rút ra cũng ổn định. Khả năng FED nâng lãi vào tháng 6 cũng thấp. Trong vài tháng tới, rủi ro vỡ nợ của các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Trung Quốc, cũng như số công ty phải đóng cửa do cải tổ có thể tăng lên".
Tại các thị trường khác ở châu Á, chứng khoán Nhật Bản hôm nay tiếp tục tăng tốc do đồng yen yếu đi. Chốt phiên, Nikkei 225 tăng nhẹ 0,19%, sau khi có lúc tăng hơn 1%.
Trong khi đó, tại Hàn Quốc, Kospi đóng cửa giảm 0,27%. Còn ASX 200 của Australia tăng 0,52%.
Intel sắp sa thải 12.000 người
Intel cho biết phần lớn nhân viên bị sa thải sẽ được thông báo trong 60 ngày tới. Một số sẽ bị cắt giảm vào giữa năm 2017. Đến cuối năm ngoái, hãng này có 107.300 nhân viên.Intel vẫn luôn là hãng sản xuất chip máy tính lớn nhất thế giới. Trước đây, công ty này chủ yếu dựa vào sự ổn định của mảng máy tính cá nhân (PC). Và bộ vi xử lý của họ cũng thống trị thị trường này.
Tuy nhiên, Intel đã không thể thành công trong thị trường thiết bị di động - vốn đang dần thay thế PC và laptop truyền thống. Gần 60% lợi nhuận và doanh thu Intel đến từ mảng vi xử lý và chip. Nó cũng đồng nghĩa bất kỳ thay đổi nào trong ngành này sẽ có tác động lớn đến lợi nhuận của hãng.
Công ty cho biết họ kỳ vọng tiết kiệm 570 triệu USD năm nay và 1,4 tỷ USD cho đến giữa năm tới nhờ việc cắt giảm nhân sự và các chi phí liên quan. Intel cũng đang lên kế hoạch đầu tư mạnh hơn vào các mảng kinh doanh đang tăng trưởng, như máy tính bảng có thể chuyển đổi thành laptop hay mảng game. Các trung tâm dữ liệu và kế hoạch Internet of Things (kết nối các thiết bị gia dụng bằng công nghệ) cũng sẽ được tăng cường.
Cổ phiếu Intel hôm qua đã mất giá 3% sau thông tin trên. Quý trước, Intel đạt doanh thu 13,7 tỷ USD, tăng 7% so với năm ngoái. Lợi nhuận cũng tăng 3% lên 2 tỷ USD.
Pháp truy thu 341 triệu USD tiền nghi trốn thuế từ McDonald's
Tờ L'Expansion của Pháp cho biết chính quyền Paris cáo buộc hãng đồ ăn nhanh sử dụng thực thể đặt tại Luxembourg có tên McD Europe Franchising để chuyển lợi nhuận sang các vùng lãnh thổ có thuế suất thấp hơn.
Giới chức Pháp đã truy thu 300 triệu euro (341 triệu USD) tiền thuế từ McDonald's tại nước này. Đây được xem là thuế đánh vào các khoản lợi nhuận đã được tuồn qua Luxembourg và Thụy Sỹ.
Để hợp pháp hóa dòng tiền, McDonald's này đã tính chi phí vượt thực tế đối với các dịch vụ và nhượng quyền thương hiệu cung cấp cho công ty mẹ tại Pháp.
McDonald's từ chối bình luận trước thông tin trên. Công ty chỉ cho biết đã thanh toán 1,2 tỷ euro (1,36 tỷ USD) tiền thuế và đầu tư hơn 1 tỷ euro vào quốc gia này kể từ năm 2009, tạo công ăn việc làm cho 10.000 người.
Trước đó vào tháng 10/2013, văn phòng của McDonald's tại Pháp đã bị giới chức lục soát, liên quan đến cáo buộc chuyển 2,2 tỷ euro khỏi Pháp để né thuế.
Năm ngoái, nhiều công đoàn và tổ chức hoạt động xã hội tại Mỹ và châu Âu đã cáo buộc McDonald's trốn thuế khoảng 1 tỷ euro trong thời gian 2009-2013 thông qua việc luân chuyển doanh thu đến các chi nhánh tại Luxembourg.
Né thuế đã trở thành một trong những điểm nóng ở châu Âu, khi các giao dịch ngầm giúp nhiều công ty đa quốc gia né ít nhất 1% hóa đơn thuế.
Lãi suất âm – cơn ác mộng của các NHTW
Chính sách cắt giảm lãi suất đang tạo ra áp lực quay vòng tài sản cho NHTW châu Âu và Nhật Bản. Các NHTW đã quá rành về việc thiết lập lãi suất và in tiền, nhưng đối với việc đầu tư thì còn phải đặt dấu hỏi. Theo IMF, tính đến cuối năm ngoái tổng khối lượng dự trữ bắt buộc tại các NHTW lên tới 10.900 tỷ USD.
Kết quả một cuộc thăm dò mới được thực hiện cho thấy các NHTW đang thực hiện hoặc nghiêm túc xem xét việc mua vào các khoản nợ đã được tái cấu trúc hoặc chuyển đổi tiền tệ sang những đồng tiền không bị ảnh hưởng bởi lãi suất âm.
ECB và BOJ theo đuổi chính sách lãi suất âm nhằm ức chế rủi ro tái giảm phát và kích thích tăng trưởng. Tuy nhiên, sự kết hợp của lãi suất âm và động thái mua vào ồ ạt trái phiếu của các NHTW đã làm chậm thời gian quay vòng của các tài sản tài chính. Một số loại trái phiếu chính phủ và nợ doanh nghiệp đang được giao dịch ở mức tỷ suất lợi nhuận âm. Điều đó có nghĩa là, nhà đầu tư - những người nắm giữ tài sản sẽ mất tiền đến tận lúc đáo hạn.
John Nugée – sáng lập Laburnum Consulting, cũng đồng thời là cựu quản lý dự trữ ngoại hối tại Bank of England nhận định, “Những người quản lý dự trữ ngoại hối cũng đang phải đối mặt với thiệt hại từ lãi suất âm. Nhưng họ ý thức rất rõ có nhiều vấn đề quan trọng hơn là vòng quay của tài sản.”
Các NHTW có xu hướng đầu tư vào tài sản rủi ro thấp như trái phiếu có mức xếp hạng tín nhiệm cao và các đồng tiền giao dịch phổ thông nhất trên thị trường. Cuối năm ngoái, 20% nguồn dự trữ ngoại hối là tài sản định giá bằng đồng euro, thấp hơn nhiều so với thời kỳ đầu khủng hoảng tài chính, 4% là bằng đồng yên, 64% là tài sản định giá bằng đồng USD.
80% số phiếu cho rằng lãi suất âm ảnh hưởng đến chiến lược quản lý dự trữ ngoại hối tại các NHTW. 60% phiếu cho rằng tác động đến NHTW.
Mục đích dự trữ ngoại hối là để ổn định giá trị đồng tiền trong nước, can thiệp bằng việc mua vào bán ra tài sản, làm dịu đi biến động trên thị trường ngoại hối và phá giá đồng tiền.
Các nhà quản lý nguồn dự trữ ngoại hối nắm giữ tài sản truyền thống có thanh khoản cao. Tuy nhiên, so với các tài sản rủi ro cao, tài sản truyền thống bị giới hạn bởi ngày đáo hạn. Vài năm gần đây, các NHTW đã vứt bỏ tư duy bảo thủ của mình bằng cách nới lỏng định lượng, bán ra trái phiếu và mua vào các công cụ tài chính rủi ro hơn như chứng khoán.