Kinh doanh bến bãi – miếng bánh màu mỡ không phải ai cũng có phần
Bất động sản Trung Quốc tăng chóng mặt lần 2 sau cuộc khủng hoảng tài chính
iPhone 6 bị cấm bán tại Trung Quốc vì 'dám' giống điện thoại tại nước này
Thừa nhận thị trường hết miếng ngon, Thế giới Di động vẫn bền bỉ mở 2 siêu thị/ngày
Lỗ gần 2.000 tỷ sau 2 năm, lối thoát nào cho Sông Đà Thăng Long và dự án Usilk City?
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 20-06-2016
- Cập nhật : 20/06/2016
Dành 10.000 tỷ đồng vốn ưu đãi cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Nhằm hỗ trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, Ngân hàng Thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) dành 10.000 tỷ đồng cho chương trình “Tài trợ vốn với lãi suất ưu đãi dành cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu”.
Theo đó, chương trình đưa ra mức lãi suất vay ngắn hạn chỉ từ 6%/năm giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thuộc các lĩnh vực: giày da, dệt may, cao su, cà phê, tiêu, gạo, nông sản, thuỷ hải sản... để bổ sung vốn kinh doanh.
Với chương trình này, Eximbank sẽ cho vay theo phương thức cấp tín dụng từng lần, hạn mức tín dụng, cho vay bằng tiền VND. Thời hạn cho vay theo từng lần rút vốn không quá 6 tháng.
Để được vay vốn, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện vay vốn theo quy định của Eximbank, có phương án kinh doanh khả thi và có doanh thu báo cáo tài chính năm gần nhất tối thiểu 100 tỷ đồng.
Hồ sơ vay vốn bao gồm: Hồ sơ pháp lý của khách hàng đề nghị vay vốn; hồ sơ về tài chính của khách hàng như các báo cáo quyết toán đến thời điểm gần nhất và hồ sơ, tài liệu liên quan đến phương án vay, trả nợ và tài sản thế chấp (nếu có).(HQ)
Việt Nam sẽ nhập 96 triệu tấn dầu từ Nga
Việt Nam và Nga đạt thỏa thuận cung cấp dầu khí có giá trị - ảnh 1Lễ ký thỏa thuận hợp tác. Ảnh: Quang Vinh/Vietnam+
Theo hợp đồng, từ nay tới năm 2040, Rosneft sẽ cung cấp cho Việt Nam lượng dầu lên tới 96 triệu tấn. Đây được xem là một trong những hợp đồng lớn nhất từ trước tới nay, nằm trong chiến lược mở rộng các đối tác tại thị trường châu Á - Thái Bình Dương của LB Nga.
Lễ ký kết được diễn ra trong khuôn khổ Diễn đàn kinh tế quốc tế lần thứ 20 từ ngày 16-18/6 tại thành phố Saint-Peterburg của LB Nga.
Phát biểu tại lễ ký kết, Giám đốc điều hành Rosneft Igor Sechin cho biết thông qua hợp đồng có giá trị này, Rosneft đã chiếm vị trí dẫn đầu trong việc cung cấp năng lượng cho một trong những quốc gia phát triển năng động ở châu Á-Thái Bình Dương.
Ngoài ra, tính dài hạn của hợp đồng kể trên sẽ cho phép Rosneft không chỉ nâng cao hiệu quả kinh tế, mà còn là một trong những yếu tố góp phần ổn định thị trường nhiên liệu thế giới.
Diễn đàn kinh tế quốc tế Saint-Peterburg lần thứ 20 đạt kỷ lục về số người tham dự (10.000 người) và chi phí tổ chức diễn đàn (28 triệu USD) từ khi ra đời tới nay.
Diễn đàn kinh tế này được xem là cơ hội thiết thực để Nga tìm kiếm, kêu gọi đầu tư trong bối cảnh các quốc gia phương Tây đang xem xét tiếp tục kéo dài trừng phạt Moskva.(BĐT)
Trung Quốc đang nuốt trọn ngành sản xuất smartphone
Kỳ vọng giá mủ cao su khởi sắc
Theo Hiệp hội cao su Việt Nam, giá mủ cao su tăng một phần do yếu tố hạn hán, đặc biệt sau khi Thái Lan, một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về sản xuất cao su, cho biết sản lượng cao su của nước này giảm 50%. Điều này ít nhiều đã khiến giá cao su các nước trong khu vực tăng giá trong thời gian qua. Một lý do nữa khiến giá mủ cao su tăng là do tiêu thụ săm lốp ô tô trên thế giới đang có dấu hiệu tăng. Bên cạnh đó, giá dầu tăng trong những ngày gần đây cũng là động lực kéo giá cao su tăng. Cả 3 yếu tố trên đã đẩy giá mủ cao su liên tục tăng trong thời gian qua.
Ông Trương Đình Tuyển: Ngân hàng không còn khả năng giảm lãi suất
Quan điểm này được ông Trương Đình Tuyển - nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cùng nhiều chuyên gia đưa ra tại hội thảo "Kinh tế 2016 – 2017, tự chủ vượt qua thử thách và đón đầu xu thế dịch chuyển kinh doanh", do Tổ chức giáo dục PTI tổ chức chiều 19/6 tại Hà Nội.
Theo ông Trương Đình Tuyển, thành quả đạt được của kinh tế năm 2015 là tốt, nhưng năm 2016 đã có những dấu hiệu khó khăn hơn. Ông đặc biệt lo ngại khi dư địa để giảm lãi suất cho vay hiện không còn.Dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tháng 5/2016 mặt bằng lãi suất huy động bằng VND phổ biến ở mức 0,8-5,4% một năm đối với kỳ hạn dưới 6 tháng và từ 5,4-7,2% đối với kỳ hạn trên 6 tháng. Lãi suất cho vay bình quân vẫn ở mức 9,27%.
Ông Trương Đình Tuyển cho rằng các ngân hàng thương mại cổ phần không còn khả năng giảm lãi suất trong năm 2016.
Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại cho rằng, lãi suất huy động đang tăng ở tất cả các tổ chức tín dụng và ở tất cả các kỳ hạn khiến việc duy trì ổn định mức lãi suất vay như năm 2015 còn khó khăn, chứ chưa nói tới việc giảm. Điều này sẽ tác động tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của khu vực doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
“Các ngân hàng thương mại cổ phần không có khả năng hạ lãi suất, do nợ xấu cơ bản không được giải quyết mà chủ yếu là “lùa” vào VAMC, vì thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết tài sản thế chấp, không tạo được thị trường mua bán nợ. Nợ xấu cao, chưa được giải quyết khiến vốn hiệu dụng của ngân hàng thấp. Lãi suất là vấn đề rất lớn trong năm 2016”, ông Trương Đình Tuyển nói thẳng.
Cũng tỏ ra lo lắng nếu lãi suất đầu ra khó giảm thêm, Tiến sỹ Trần Đình Thiên - Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phân tích, thâm hụt ngân sách cũng là nguyên nhân khiến lãi suất không thể giảm. 5 tháng đầu năm, con số thâm hụt ngân sách ở mức 70.000 tỷ đồng. “Thu luôn không đủ bù chi, bội chi tháng sau cao hơn tháng trước. Không đủ chi, Nhà nước sẽ phải đi vay bằng phát hành trái phiếu Chính phủ. Điều này sẽ gây áp lực lên lãi suất”, ông Thiên nhìn nhận.
Theo Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, những cam kết giảm lãi suất đầu ra của một số nhà băng lớn như BIDV, Vietcombank... đưa ra vừa qua thể hiện sự hỗ trợ của Chính phủ để giúp doanh nghiệp nhẹ gánh nặng về chi phí vốn. “Với các ngân hàng đã cam kết giảm lãi vay, họ cũng phải “cắn răng” vì điều kiện giảm lãi suất hiện nay là rất khó khăn. Trong điều kiện này tính chia sẻ cao như vậy là rất tốt. Nhưng làm thế cũng khó giải quyết được gốc rễ vấn đề”, Tiến sỹ Trần Đình Thiên chia sẻ với VnExpress.
Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam quả quyết, “không thể chia sẻ đau đớn mãi như vậy, phải quyết liệt xử lý nợ xấu thì mới mong giải quyết được nghịch lý lạm phát thấp nhưng lãi suất cao. Nợ xấu cao, ngân hàng buộc phải cho vay lãi suất cao để bù đắp lãi suất cho đống nợ cũ”,
Trước xu hướng kinh tế thế giới năm 2016 có dấu hiệu chững lại, thậm chí giảm, ông Tuyển cho rằng, Việt Nam không dễ gì đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% đã đề ra.
“Năm 2016 cần hết sức coi trọng tăng cường ổn định vĩ mô, không chạy theo tốc độ tăng trưởng và nếu tăng trưởng đạt mức 6,5%, đã là rất tốt”, ông Tuyển nhận định.
Dù trong ngắn hạn tăng trưởng sẽ sụt giảm, nhưng ông Tuyển cho là sự sụt giảm lành mạnh và có thể được bù đắp bởi sự cải thiện mạnh mẽ môi trường kinh doanh, đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn đầu tư, gồm vốn đầu tư công và ODA.
“Con đường duy nhất để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% là cải cách môi trường kinh doanh, bởi hiện chi phí giao dịch của doanh nghiệp quá lớn, chiếm 1% GDP. Giảm được chi phí giao dịch của doanh nghiệp, dù chỉ phân nửa phần trăm thôi cũng mới hy vọng đảm bảo được tốc độ tăng trưởng”, ông nói.(VNEX)