Ngành than kêu khó vì tăng thuế môi trường
Cục Thuế Hà Nội thu ngân sách 6 tháng đạt 50,8% dự toán
Vì sao cá tra Việt một mình một chợ vẫn khó bán hàng?
Giá cà phê cao nhất từ đầu năm
Tổng cục Hải quan lên tiếng vụ sữa Meiji nhập khẩu
Tin kinh tế đọc nhanh chiều 19-06-2016
- Cập nhật : 19/06/2016
IMF: Anh rời châu Âu khiến cả thế giới lo ngại
"Tôi chưa tham gia bất kỳ cuộc họp nào trong 3 hoặc 4 tháng qua với bất kỳ lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách hoặc người nào mà không được hỏi về ảnh hưởng của việc này", bà cho biết trong cuộc phỏng vấn vớiCNBC hôm qua.
Hầu như mọi người đều tập trung vào các ảnh hưởng tiêu cực, chứ không mấy quan tâm đến lợi ích và điểm tích cực. "Anh đang có lợi ích rất lớn từ việc là thành viên của một thị trường chung", bà đánh giá.Rất nhiều nhà kinh tế học cho rằng Anh sẽ phải trả giá, sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực về thu nhập người dân, giảm thương mại và nhiều hoạt động khác vì bất ổn. Giám đốc IMF cho rằng khi một nhà kinh tế học bất đồng với người khác, đó là chuyện bình thường. Nhưng khi tất cả đều đồng ý, thì việc này thực sự đáng ngại.
Bà Lagarde cho rằng Anh vẫn luôn là nhà vô địch trong việc làm mọi thứ nhanh hơn, ít thủ tục và hiệu suất cao hơn. Bà cũng hy vọng châu Âu sẽ nỗ lực để hoàn thiện mình.
Trước đó, bà cũng đã có bài phát biểu về sự thống nhất của châu Âu. EU đang bị hoài nghi về tính thống nhất và sự hiệu quả, do khủng hoảng di cư, bất ổn kinh tế và cuộc trưng cầu dân ý sắp tới của Anh.
Các cuộc bỏ phiếu cho thấy tỷ lệ ủng hộ rời EU và ở lại đang rất sát sao. Và nếu người Anh chọn ra đi, EU chắc chắn sẽ có biến động về chính trị.
Trong bài phát biểu này, bà Lagarde cho rằng châu Âu cần tiến gần nhau hơn nữa. "Giờ đây, quá nhiều người châu Âu đang lo lắng về văn hóa, an ninh, công việc, thu nhập và chất lượng sống của họ. Rất nhiều người bị thuyết phục rằng mọi thứ sẽ tốt hơn nếu châu Âu quay về thời kỳ đóng cửa biên giới và chủ nghĩa kinh tế quốc gia", bà nói.
Hơn 1 triệu USD xây dựng chiến lược ngành công nghiệp Việt Nam
Dự án sẽ xem xét, đề xuất chiến lược ngành công nghiệp và các chính sách cụ thể nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh công nghiệp của Việt Nam, qua đó góp phần đẩy mạnh phát triển công nghiệp, góp phần giảm đói nghèo.
Dự án được thực hiện trong 36 tháng với tổng vốn gần 1,1 triệu USD, bao gồm vốn ODA là 980.000 USD do chính phủ Hàn Quốc tài trợ thông qua UNIDO, vốn đối ứng phía Việt Nam là 100.000 USD. Phát biểu tại buổi lễ, ông Lê Hữu Phúc, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ Công Thương), hy vọng dự án sẽ góp với Chính phủ Việt Nam nhiều đề xuất, xây dựng chính sách để phát triển ngành công nghiệp.
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng công nghiệp của Việt Nam cao nhưng tỉ lệ giá trị gia tăng còn thấp. Do vậy, Việt Nam phải thúc đẩy chuyển dịch nền công nghiệp lên quy mô có giá trị gia tăng cao hơn.
Brazil chuộng cá tra Việt Nam
Đáng chú ý giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil tăng đột biến 3-20 lần so với cùng kỳ.
Giá trị xuất khẩu cá tra sang thị trường Brazil tăng mạnh, theo VASEP, chủ yếu là do nước này đã hủy lệnh tạm ngưng cấp phép nhập khẩu cho thủy sản và sản phẩm thủy sản của Việt Nam.
Trong bốn tháng đầu năm nay, Trung Quốc và Việt Nam là hai nguồn cung cá thịt trắng lớn nhất cho thị trường Brazil. Trong đó, Trung Quốc đang gia tăng xuất khẩu sản phẩm cá Alaska, Hake phi lê đông lạnh để cạnh tranh với cá tra Việt Nam.
Hàng chục doanh nghiệp bị xử phạt do kinh doanh vàng 'non'
Ngày 17/3, Sở Khoa học - Công nghệ tỉnh Đồng Nai cho biết đã xử phạt hơn một tỷ đồng đối với 47 cửa hàng kinh doanh vàng kém chất lượng so với công bố.
Nhiều tháng qua, Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng (Sở Khoa học - Công nghệ) tiến hành đo tuổi vàng của 50 doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc, đá quý trên địa bàn, phát hiện 47 cơ sở vi phạm.
Trong đó, vàng 24K hàm lượng vàng 98% theo công bố nhưng kết quả kiểm định nhiều doanh nghiệp chỉ đạt 93,5%; có nơi chỉ đạt 65,57% . Vàng 18K hàm lượng vàng 75% theo công bố chất lượng nhưng kết quả kiểm định thường chỉ đạt 65-73%.
Nhiều doanh nghiệp không đồng ý với kết quả này, yêu cầu đưa đi kiểm tra lại tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 (Bộ Khoa học - Công nghệ) nhưng kết quả không thay đổi.
Người Mỹ chi 14,3 tỷ USD sắm quà Ngày của Cha
Theo nghiên cứu của Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ và công ty Prosper Insights & Analytics khảo sát trên 7.200 khách hàng vào đầu tháng 6, dự kiến người tiêu dùng sẽ dành 14,3 tỷ USD cho Ngày của Cha năm nay (ngày chủ nhật thứ 3 của tháng 6), tăng 12,6% so với 12,7 tỷ USD của năm ngoái. Mặc dù con số này tăng nhẹ trong 2 năm qua nhưng vẫn còn quá ít so với 21,4 tỷ USD mua quà trong Ngày của Mẹ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra xu hướng mua sắm trực tuyến tăng lên khi 32,4% người được hỏi cho biết sẽ mua đồ trên mạng cho cha, trong khi tỷ lệ năm ngoái chỉ 29,2%. 19,1% người dùng có ý định tặng máy tính bảng so với 17,5% của năm trước. 32% dùng thiết bị di động tìm thông tin quà tặng, năm ngoái là 29,1%.
15,7% người dùng sẽ mua quà năm nay trên điện thoại thông minh, so với 13,1% trong năm ngoái. Điện thoại cũng là kênh thông tin tốt để nghiên cứu các món hàng độc đáo, mới mẻ với 30,4% người chọn, còn năm 20115 chỉ 24,1%.
Rất nhiều ông bố sẽ nhận được quà tặng là quần áo khi người tiêu dùng chi 2 tỷ USD cho trang phục. Các món quà phổ biến khác bao gồm thẻ quà tặng (2 tỷ USD), thiết bị điện tử tiêu dùng (1,7 tỷ USD), vật dụng làm vườn, đồ gia dụng, kỹ thuật (800 triệu USD).
Không chỉ người tiêu dùng chi ít tiền hơn so với Ngày của Mẹ mà các thương hiệu và nhà bán lẻ cũng ít bỏ tiền ra để hạn chế quảng bá sản phẩm trong Ngày của Cha. Dữ liệu từ công ty phân tích AdGooroo cho thấy, các nhà quảng cáo đã chi ra 3,6 triệu USD cho các từ khóa liên quan đến Ngày của Mẹ, còn ngân sách cho Ngày của Cha chỉ phân nửa, ở mức 1,7 triệu USD. Số lượng các công ty quảng cáo tham gia tiếp thị cũng chênh lệch, với 3.633 đơn vị trong Ngày của Mẹ, trong khi Ngày của Cha chỉ có 1.088 doanh nghiệp hưởng ứng.