Vào TPP: Doanh nghiệp Việt đối mặt thách thức lấn át cơ hội
Các ngân hàng trung ương đang mất kiểm soát
Trung Quốc vung quá nhiều tiền cho những con robot vô dụng
Thương mại Việt – Nhật luôn tăng trưởng cao 10 năm qua
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 19-06-2016
- Cập nhật : 19/06/2016
Bảng Anh tăng do tâm lý né tránh rủi ro giảm trước thềm bỏ phiếu Brexit
Chiến dịch vận động trước cuộc bỏ phiếu của người Anh về việc đi hay ở lại EU bị tạm ngừng sau cái chết của nữ nghị sĩ.
Bảng Anh phiên 17/6 đã tăng hơn 1% so với USD và yên do lo ngại về việc Anh ra khỏi EU trong cuộc bỏ phiếu tuần tới lắng dịu.
Chốt phiên, bảng Anh tăng 1,1% so với USD lên 1,4359 USD/GBP và tăng 1% so với yên lên 149,58 JPY/GBP.
Trong khi đó, USD giảm 0,1% so với yên xuống 104,17 JPY/USD.
Chiến dịch vận động cho cái gọi là Brexit bị tạm ngừng trong thứ Năm và thứ Sáu (16-17/6) sau khi nữ nghị sĩ Jo Cox bị sát hại. Bà Cox là người ủng hộ việc Anh ở lại EU.
Bảng Anh tăng giá khi một số nhà đầu tư đặt cược rằng chiến dịch vận động bị tạm ngừng sẽ làm chậm lại đà của chiến dịch ra khỏi EU - đã được những thắng lợi nhất định trong các cuộc thăm dò gần đây.
Theo số liệu của Betfair Group, tỷ lệ đặt cược về kết quả bỏ phiếu đã giảm khả nâng Anh rời EU xuống 33% hôm thứ Sáu so với 40% trước vụ sát hại nữ nghị sĩ Cox.
Cái chết của nữ nghị sĩ Cox cũng làm tăng đồn đoán Thủ tướng Anh David Cameron có thể hoãn cuộc bỏ phiếu dự kiến vào ngày 23/6 hoặc mang lại lợi thế cho phía ủng hộ việc Anh ở lại EU.
Yên Nhật tăng nhẹ so với USD trong phiên cuối tuần 17/6 sau khi Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cảnh báo rằng chính phủ nước này đã sẵn sàng hành động để kìm hãm đà tăng của yên - bị cho là một chiều và mang tính đầu cơ.
Bình luận này được đưa ra một ngày khi yên lên cao nhất gần 2 năm so với USD sau khi Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) quyết định giữ nguyên lãi suất trong phiên họp chính sách. Yên mạnh lên sẽ làm phức tạp nỗ lực của Nhật Bản trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và lạm phát.
Thêm một dự án của Đài Loan xúc tiến đầu tư vào tỉnh Bình Dương
Tập đoàn Far Eastern thành lập Công ty Far Eastern Ploytex Việt Nam và đã đầu tư một dự án trên 274 triệu USD vào dự án sản xuất công nghiệp phụ trợ ngành dệt may tại Khu công nghiệp Bàu Bàng. Dự án thứ hai cung ứng chuỗi liên hợp hóa sợi-dệt nhuộm quy mô lớn.
Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương Trần Thanh Liêm đánh giá các dự án nhà máy sản xuất vải, sợi của Tập đoàn Far Eastern sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 7.500 lao động đồng thời góp phần thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ cho ngành dệt may trong thời gian tới.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương cam kết để dự án hoàn thành xúc tiến đầu tư vào năm 2017.
Theo Hiệp hội các doanh nghiệp dệt may tỉnh Bình Dương, khi Hiệp định TPP được ký kết, dòng vốn FDI lên đến gần 500 triệu USD đã được cấp phép đầu tư vào Bình Dương trong lĩnh vực sản xuất sợi, vải.
Đến nay, có trên 560 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này tại Bình Dương, trong đó có trên 100 doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước, nhưng số dự án vốn đầu tư nước ngoài chiếm áp đảo
Xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng tăng bền vững
Tại hội thảo hỗ trợ doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong hội nhập TPP tổ chức sáng 17/6, Tiến sỹ Lê Xuân Sang, Phó Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho biết thực trạng thương mại của Việt Nam với các nước thành viên trong TPP có Hoa Kỳ và Nhật Bản là hai đối tác lớn nhất, tiếp đến là Mexico, Malaysia, Singapore và Canada.
Từ năm 2007- 2014, xuất khẩu nội khối tăng 25 tỷ lên 56,5 tỷ USD, tăng hơn 2,2 lần. Xuất khẩu ngoài khối tăng mạnh hơn từ 23,7 tỷ lên 93,7 tỷ, tăng hơn 4 lần.
Hoa Kỳ và Nhật là hai thị trường xuất khẩu lớn nhất và khá ổn định, TS Lê Xuân Sang nhận định. Lượng xuất khẩu sang Hoa Kỳ tương ứng 20% và xuất khẩu sang Nhật tương ứng 10% thị trường thế giới. Hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ ngày càng tăng bền vững, đây là nhân tố quan trọng giúp giảm nhẹ nhập siêu tổng thế (đặc biệt là từ Trung Quốc).
Các mặt hàng tăng mạnh bao gồm dệt may tăng gấp 3 lần, dép giày tăng gấp 5 lần, đỗ gỗ tăng hơn 2 lần và hải sản cũng nằm trong top 5 sản phẩm xuất khẩu sang Hoa Kỳ nhiều nhất.
Chuyên gia kinh tế cho biết, xuất khẩu sang Hoa Kỳ bền vững nhất là sản phẩm gỗ.
Theo nhận định của TS Lê Xuân Sang từ năm 2007 đến năm 2014 hàng xuất khẩu của Việt Nam đến các nước thành viên TPP đã dần cải thiện. Cụ thể, hàng thô, sơ chế giảm từ 51% xuống còn 23%, hàng chế biến tăng từ 49% lên 77%.
Ngược lại Việt Nam nhập khẩu từ các nước thành viên TPP chủ yếu là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu. Cụ thể năm 2015, Việt Nam nhập khẩu hàng tiêu dùng 10%, còn lại 90% là máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, trong đó máy móc thiết bị tăng từ 28,1% lên 43,2% và nguyên vật liệu giảm từ 62,3% xuống còn 46,7%.
Năm 2015 xuất khẩu sang các nước TPP mặt hàng máy tính, ti vi và linh kiện điện tử chiếm tỷ trọng 16%, điện thoại và linh kiện chiếm 23% tổng kim ngạch xuất khẩu.
TS Lê Xuân Sang cho biết, top các mặt hàng xuất khẩu sang TPP nhiều nhất là: Balo, cặp, túi. ví; Cà phê; Điện thoại các loại và linh kiện; Giày dép; Hàng dệt may; Hàng thủy sản; Linh kiện điện tử; sản phẩm gỗ.
Cơ hội cho Việt Nam rất lớn trong tăng tỷ trọng xuất khẩu vào các nước thành viên TPP sau khi Hiệp định TPP có hiệu lực. Tuy nhiên, TS Sang cho biết, các doanh nghiệp cần nắm rõ các quy tắc xuất xứ, các cam kết để hưởng lợi từ Hiệp định này.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng không còn nhiều thời gian để doanh nghiệp mơ hồ về TPP khi cơ hội đi liền với thách thức.(NĐH)
CB đang có những “con nợ” lớn nào?
Ngoài Công ty Phương Trang với số nợ trên “giấy tờ” là 9.437 tỷ đồng, một loạt các “đại gia khó đòi” khác của CB cũng dần lộ diện như: Nhóm Phú Mỹ, nhóm Thiên Thanh, nhóm Tân Hiệp Phát.
Tại nhóm Phương Trang, theo hồ sơ sổ sách của CB, nhóm này có dư nợ gốc phải trả là 9.437 tỷ đồng (bao gồm tiền vay 7.437 tỷ đồng và trái phiếu doanh nghiệp 2.000 tỷ đồng), số nợ lãi phải trả là 9.349 tỷ đồng (đến ngày 30.11.2015) được đảm bảo bằng các tài sản bất động (TSBĐ) với tổng giá trị 7.334,6 tỷ đồng (do SIVC định giá).
Các tài sản nhóm Phương Trang hiện đang thế chấp tại CB gồm 230 quyền sử dụng đất (QSDĐ), 01 dự án và 211 xe ô tô (trong đó không đủ pháp lý có 7 QSDĐ và 1 dự án).
Tại nhóm Phú Mỹ, theo hồ sơ sổ sách của CB, nhóm này nợ CB tiền lãi phải trả đến ngày 30.11.2015 là 1.071 tỷ đồng với 29 khoản vay đã được Tập đoàn Thiên Thanh dùng vốn vay của CB và các tổ chức tín dụng khác để trả hết dư nợ gốc (29 khoản vay trên có TSBĐ là bất động sản có giá trị 1.360 tỷ đồng do SIVC định giá thời điểm ngày 4.9.2014).
Ngoài ra, Phú Mỹ cũng nợ CB 1.038 tỷ đồng dưới dạng các khoản phải thu góp vốn đầu tư (nợ lại đến ngày 30.11.2015 là 71 tỷ đồng).
Các tài sản nhóm Phú Mỹ thế chấp tại CB gồm 107 QSDĐ và 11.297.151 cổ phần của Công ty Chứng khoán Đại Việt và Công ty CP Bảo hiểm Hùng Vương (trong số này cũng có 4 QSDĐ không đủ pháp lý).
Các TSBĐ của nhóm này cũng đang bị C46 (Bộ Công an) phong tỏa.
Tại nhóm Thiên Thanh, theo hồ sơ thì nhóm này nợ CB 12.371 tỷ đồng (bao gồm nợ vay 4.700 tỷ đồng, bảo lãnh cho các công ty liên quan đến Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Tập đoàn Thiên Thanh kiêm Chủ tịch HĐQT Ngân hàng CB) bằng tiền gửi tại CB là 6.127 tỷ đồng; Ủy thác đầu tư Công ty quản lý Quỹ Lộc Việt 900 tỷ đồng; đặt cọc thuê nhà 581,6 tỷ đồng; đặt cọc đầu tư công nghệ thông tin 63,2 tỷ đồng)
Tài sản đảm bảo của nhóm Thiên Thanh được SIVC định giá là 2.603 tỷ đồng (ngày 4.9.2014).
Còn tại nhóm Tân Hiệp Phát, theo hồ sơ thì nhóm này nợ CB 5.490 tỷ đồng, được bảo đảm bằng 124 sổ tiết kiệm giá trị 5.934,3 tỷ đồng.
Thực trạng các TSBĐ tiền vay của nhóm Tân Hiệp Phát là 124 sổ tiết kiệm đã bị kê biên theo quyết định của C46 Bộ Công an.
Theo một đại diện của Ngân hàng Nhà nước, toàn bộ các khoản nợ nói trên hiện nay phải được phân loại là nợ xấu theo quy định của pháp luật. Trong đó, nợ của nhóm Tập đoàn Thiên Thanh, nhóm Tân Hiệp Phát hiện đang được C46 điều tra và xử lý theo phán quyết của tòa án và quy định của pháp luật. Riêng nợ của nhóm Phương Trang và Phú Mỹ có TSBĐ và có khả năng thu hồi được một phần đáng kể nếu có giải pháp xử lý phù hợp.
Vietnam Airlines đặt mục tiêu đạt doanh thu hơn 3 tỷ eurro năm 2016
Tham dự hội nghị có đại diện của hơn 50 đại lý bán vé cùng các công ty du lịch tại Pháp.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Nguyễn Quốc Phương, Giám đốc Văn phòng Vietnam Airlines tại Pháp và châu Âu, cho biết sau những thành công trong năm 2015, trong quý 1 năm nay, Vietnam Airlines đã vận chuyển hơn 4,6 triệu hành khách, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2016, Vietnam Airlines hy vọng sẽ vận chuyển khoảng 20,1 triệu hành khách và đạt doanh thu hơn 3 tỷ euro.
Văn phòng Việt Nam tại Pháp và châu Âu cũng sẽ mong đợi những kết quả tích cực, với doanh thu tăng khoảng 6-7%.
Theo ông Nguyễn Quốc Phương, năm 2015, Vietnam Airlines là hãng hàng không đầu tiên tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương đưa vào sử dụng hai loại máy bay thế hệ mới là Boeing 787-9 và Airbus A350-900 khai thác trên các đường bay thẳng đến châu Âu như Hà Nội/Thành phố Hồ Chí Minh-Paris, Hà Nội-London, Hà Nội-Frankfurt.
Vietnam Airlines đã nâng cấp toàn diện và đồng bộ chuỗi dịch vụ theo tiêu chuẩn 4 sao với mong muốn mang đến cho hành khách những trải nghiệm thú vị trên những chuyến bay tiện nghi và đẳng cấp.
Tại hội nghị, Văn phòng Vietnam Airlines thông báo đến khách hàng sự thay đổi lãnh đạo Vietnam Airlines, gần đây nhất việc Vietnam Airlines và Tập đoàn All Nippon Airways (ANA) của Nhật Bản chính thức ký hợp đồng mua bán cổ phần nhằm giúp Vietnam Airlines và Tập đoàn ANA tận dụng thế mạnh của nhau, mở rộng đường bay và phát triển sản phẩm.
Hai bên sẽ hợp tác liên danh trên 30 đường bay nội địa tại Nhật Bản và Việt Nam cùng 10 đường bay quốc tế giữa hai quốc gia nhằm mang lại thuận lợi hơn nữa cho khách hàng.
Hội nghị đã tập trung giới thiệu chính sách và các sản phẩm của hãng, đặc biệt là chất lượng dịch vụ hạng C và Premium, với mục đích đẩy mạnh bán vé phân khúc thị phần này. Đây là mục tiêu chiến lược của công tác kinh doanh trong năm 2016.
Hiện tại, Vietnam Airlines đang áp dụng chương trình khuyến mại với hạng C và Premium tại thị trường Pháp.