tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-2018

  • Cập nhật : 01/06/2018

Bất động sản thu hút thêm hơn 800 triệu USD vốn FDI

Vốn FDI đăng ký bổ sung các dự án cấp phép và vốn đăng ký mới vào kinh doanh bất động sản tại Việt Nam trong 5 tháng đạt 806,5 triệu USD.

bat dong san thu hut them hon 800 trieu usd von fdi

Bất động sản thu hút thêm hơn 800 triệu USD vốn FDI

Trong 5 tháng, số vốn đăng ký của các dự án được cấp phép mới vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt 623,3 triệu USD. Nếu tính cả vốn đăng ký bổ sung của các dự án đã cấp phép từ các năm trước thì vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào hoạt động kinh doanh bất động sản tại Việt Nam đạt 806,5 triệu USD, chiếm 11,3% tổng nguồn vốn FDI.

Tính đến 20/5/2018, cả nước thu hút 1.076 dự án vốn FDI cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt 4.657,4 triệu USD, tăng 14,6% về số dự án và giảm 16,8% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2017. Bên cạnh đó, có 393 lượt dự án đã cấp phép từ các năm trước đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với số vốn tăng thêm đạt 2.492,7 triệu USD, giảm 47,4% so với cùng kỳ năm trước.

Như vậy, tổng số vốn đăng ký cấp mới và vốn tăng thêm trong 5 tháng đạt 7.150,1 triệu USD, giảm 30,8% so với cùng kỳ năm 2017.

Cả nước có 43 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép mới trong 5 tháng đầu năm. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có số vốn đăng ký lớn nhất với 540,9 triệu USD, chiếm 11,6% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Hà Nội 525,6 triệu USD.

Trong số 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 5 tháng năm nay, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với 1.019,5 triệu USD, chiếm 21,9% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Nhật Bản 904,8 triệu USD, chiếm 19,4%; Thái Lan 536,2 triệu USD, chiếm 11,5%.

Bên cạnh đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư với tổng số vốn đạt 4,52 tỷ USD, chiếm 56,1% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Trong khi đó, bất động sản là lĩnh vực đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 807,5 triệu USD, chiếm 10% tổng vốn đầu tư đăng ký. 

Đứng thứ ba là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ với tổng vốn đầu tư đăng ký 779 triệu USD, chiếm 9,7% tổng vốn đầu tư đăng ký.(NCĐT)
----------------------------

Đài Loan mở rộng điều tra sản phẩm thép từ Trung Quốc đại lục

Chính quyền Đài Loan kéo dài các cuộc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp từ 40 ngày lên 60 ngày đối với các sản phẩm thép nhập khẩu khác nhau từ Trung Quốc đại lục, Bộ Kinh tế Đài Loan công bố trong thông cáo ngày 24/5.

Các sản phẩm bị điều tra bao gồm thép mạ kẽm, thép tấm cacbon và thép không gỉ. Thời gian điều tra sẽ được kéo dài đến ngày 17 tháng 6 năm 2018.

Đài Loan bắt đầu điều tra sản phẩm thép nhập khẩu từ Trung Quốc từ ngày 17/4 để bảo vệ các nhà sản xuất thép trong nước và xin miễn thuế nhập khẩu theo Mục 232 Đạo luật mở rộng thương mại của Mỹ.(NDH)
-----------------------

Buffett đã muốn đầu tư 3 tỷ USD vào Uber nhưng bị từ chối

Huyền thoại đầu tư này nhiều khả năng đã nhìn thấy khả năng phục hồi của công ty lớn nhất thế giới trong lĩnh vực dịch vụ gọi xe.

Warren Buffett đã đề xuất đầu tư 3 tỷ USD vào Uber vào đầu năm nay, nhưng các cuộc đàm phán đã tan vỡ sau những bất đồng về các điều khoản và quy mô của thỏa thuận, nguồn tin của Bloomberg cho hay.

Thương vụ hụt với Uber đã gợi nhớ đến vụ thắng cược của Buffett trong quá khứ, khi Berkshire Hathaway đã đầu tư Goldman Sachs khi công ty này rơi vào khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính những năm 2008-2009. Buffett đã đầu tư 5 tỷ USD vào Goldman Sachs. Đổi lại, công ty của Buffett nhận một số cổ phần ưu đãi, cuối cùng đã thu về khoản lợi nhuận hơn 1,6 tỷ USD. Berkshire cũng đã được yêu cầu mua cổ phiếu của Goldman, điều vốn còn làm tăng lợi nhuận của khoản đầu tư hơn nữa.

Buffett đã đề xuất các điều khoản tương tự với Uber khi công ty này đang đối mặt với một núi khủng hoảng. Buffett thực tế là muốn cho Uber vay với một số điều khoản có lợi cho ông.

Theo thỏa thuận được đề xuất, Berkshire Hathaway sẽ cung cấp khoản vay có thể chuyển đổi sang cổ phiếu Uber để bảo vệ khoản đầu tư của Buffett nếu Uber bị ảnh hưởng về tài chính, đồng thời tăng giá đáng kể nếu Uber tiếp tục tăng giá. các cuộc thảo luận là riêng tư. Đề nghị ban đầu của Buffett là hơn 3 tỷ USD, một trong số những người nói.

Theo nguồn tin của Bloomberg, trong quá trình đàm phán, Giám đốc điều hành Uber, Dara Khosrowshahi đã đề xuất giảm quy mô thương vụ xuống 2 tỷ USD, hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của Buffett và chỉ đề xuất một lượng cổ phần nhỏ hơn mong muốn của nhà đầu tư huyền thoại này. Thỏa thuận này tan vỡ sau khi hai bên không thể đồng ý về các điều khoản.

Buffett đã xác nhận các cuộc đàm phán với CNBC. “Tôi rất ngưỡng mộ Dara. Một số chi tiết được báo cáo là không chính xác nhưng đúng là Berkshire đã thảo luận với Uber”, Buffett nói với kênh tin tức Mỹ.

Tình hình tiền mặt của Uber vẫn rất ổn. Vào cuối quý I, Uber đã có 6,3 tỷ USD tiền mặt, cùng với khoản vay 1,5 tỷ USD sẽ được ghi nhận trong quý hai. Nhưng các cuộc thảo luận của Berkshire cho thấy sự thèm ăn liên tục của công ty. Các cuộc thảo luận với Berkshire Hathaway đã diễn ra khi Uber theo đuổi khoản vay có kỳ hạn.

Uber dường như đã muốn nhận cả khoản đầu tư và vay từ Buffett vào tháng 3, những người quen thuộc với vấn đề này nói. Uber cũng vừa nhận được 1,25 tỷ USD từ một hợp đồng lớn với SoftBank vào tháng 1.2018. Bên cạnh khoản đầu tư trực tiếp đó, SoftBank và các công ty liên quan đã mua 8 tỷ USD cổ phiếu Uber từ các cổ đông hiện hữu.

Có vẻ như Buffett đã muốn mua cổ phần trong Uber nhưng thời điểm đề xuất là không còn tốt để có thể thỏa thuận những điều khoản có lợi.

Trong những tháng gần đây, Uber đã nỗ lực để giành lại chỗ đứng sau những tranh cãi về văn hóa của nó và những bê bối liên quan đến công nghệ xe tự lái vào tháng 3. Dara Khosrowshahi người đã  gia nhập Uber vào tháng 9 năm 2017. Và dù rằng Hội đồng Quản trị của công ty vẫn còn vài vị trí để trống và Dara cũng chưa thể bổ nhiệm vị trí giám đốc tài chính, ông đã điều đình thành công những bất đồng trong đội ngũ quản trị của Uber và đưa công ty vượt qua cơn khủng hoảng năm 2017. Khosrowshahi đã hứa hẹn với thế giới rằng ông sẽ sẽ thay đổ bộ mặt của Uber. (NCĐT)
---------------------

Tồn gần 700.000 tấn, giá đường tụt dốc, nông dân 'bí' đầu ra

Lượng đường tồn kho cao cộng với đường ồ ạt nhập lậu qua đường tiểu ngạch đang góp phần chặn đầu ra của đường trong nước. Đường trong nước tiêu thụ chậm, người trồng mía bất an với giá thu mua đang tuột dốc không phanh.

Ông Phạm Hồng Dương, Phó Chủ tịch Hiệp hội mía đường Việt Nam (VSSA), cho biết tính đến ngày 15/4, lượng đường tồn kho trong nước đã chạm mốc gần 681.000 tấn, cao hơn cùng kỳ năm 2017 khoảng 37.300 tấn. Hiện cả nước có 10 nhà máy đã kết thúc vụ sản xuất 2017-2018 với lượng đường sản xuất được 1.114.225 tấn đường, tăng hơn cùng kỳ 146.389 tấn.

"Điều đáng lo lắng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường đường trong nước là hàng trăm ngàn tấn đường lỏng đang được nhập khẩu từ Trung Quốc với thuế suất 0%. Giá đường lỏng lại rẻ hơn đường trắng 2.000-3.000 đồng/kg nên ảnh hưởng rất lớn đến tiêu thụ đường trong nước. Trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất, chế biến bánh kẹo trong nước cũng đang có xu hướng giảm hơn 30% lượng đường mía để chuyển sang sử dụng đường lỏng”, ông Phạm Hồng Dương lo lắng.

 Tồn gần 700.000 tấn, giá đường tụt dốc, nông dân bí đầu ra  - Ảnh 1.Mặc dù đang giai đoạn cuối vụ thu hoạch, nhưng giá mía đường ở tỉnh Kiên Giang vẫn sụt giảm nghiêm trọng

Khảo sát của phóng viên cho thấy, giá bán buôn đường kính trắng loại 1 (có VAT) tại các nhà máy ở miền Nam giao động từ 11.200 - 11.800 đồng/kg, giảm 5.000 - 5.500 đồng/kg so với cùng thời điểm tháng 4 năm 2017. Riêng giá thu mua mía tại ruộng khu vực miền Nam cũng giảm mạnh, chỉ từ 800.000 - 950.000 đồng/tấn, giảm từ 150.000 - 200.000 đồng/tấn.

"Giá đường liên tục sụt giảm ở thị trường trong nước và thế giới khiến việc tiêu thụ đường khó khăn. Hiện giá đường bán tại các nhà máy gần ngang giá đường nhập lậu, thậm chí không ít nhà máy còn bán thấp hơn giá thành sản xuất để giảm bớt lượng đường tồn kho khi chỉ còn 11.400-12.000 đồng/kg", ông Phạm Hồng Dương nói thêm.

"Các tỉnh đồng bằng Cửu Long trước kia có 10 nhà máy đường nhưng đến nay đã có 4 nhà máy đóng cửa, phá sản do thua lỗ, không cạnh tranh được. Để đảm bảo tiêu thụ được đường, chúng tôi đã khuyến khích các các doanh nghiệp trong Hiệp hội cần chủ động giữ chân khách hàng truyền thống, tiếp tục đẩy mạnh phát triển các khách hàng mới. Ngoài ra, các nhà máy cũng cần linh hoạt hạ giá thành để tiêu thụ được đường", ông Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch VSSA, cho hay.

Ngoài ra, những nguyên nhân nội tại của ngành đường Việt Nam vốn tồn tại dai dẳng nhiều năm không dễ ngày một ngày hai giải quyết dứt điểm cũng đang ảnh hưởng không nhỏ đến sản lượng, chất lượng. Những nguyên nhân đó bao gồm: Diện tích nhỏ lẻ, manh mún, khó khăn trong việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa, nhiều nhà máy đường có công suất ép nhỏ, trang thiết bị lạc hậu làm giá thành sản phẩm tăng khó cạnh tranh với đường của một số nước có thế mạnh hơn...

Thông tin mới nhất từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ mới ban hành Đề án phát triển mía đường đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó sẽ rà soát, xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu mía theo hướng phát huy lợi thế vùng; nâng cao hiệu quả sản xuất, hạ giá thành mía nguyên liệu. Ngành nông nghiệp sẽ tiếp tục rà soát những nhà máy, vùng không có khả năng đáp ứng nguyên liệu để có thể di chuyển nhà máy đến vùng có lợi thế hơn. Đảm bảo sản xuất mía ổn định 300.000 ha và không xây dựng thêm nhà máy sản xuất đường mới, chỉ mở rộng công suất các nhà máy hiện có ở vùng còn khả năng phát triển vùng nguyên liệu.

Trở về

Bài cùng chuyên mục