tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh 02-06-2018

  • Cập nhật : 02/06/2018

Khuyến khích doanh nghiệp Nhật tham gia cổ phần hóa DNNN ở Việt Nam

Việt Nam khuyến khích doanh nghiệp Nhật đầu tư những lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu và Nhật có thế mạnh, như xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp công nghệ cao...

 

chu tich nuoc tran dai quang phat bieu tai cuoc gap voi dai dien cac doanh nghiep nhat ban - anh: k.hung

Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại cuộc gặp với đại diện các doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh: K.HƯNG

Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhấn mạnh như vậy tại buổi ăn trưa làm việc với một số tập đoàn lớn của Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản, Phòng Công nghiệp và thương mại Nhật Bản, Hiệp hội giới chủ Nhật Bản, Hiệp hội Mậu dịch Nhật Bản, ngày 30-5.

Đây là một hoạt động nằm trong chuyến thăm cấp Nhà nước của Chủ tịch Trần Đại Quang và Phu nhân tới Nhật Bản.

Chủ tịch nước cũng khuyến khích các doanh nghiệp Nhật Bản tham gia cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam.

Chủ tịch Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam cam kết tạo điều kiện thuận lợi nhất để các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư kinh doanh có hiệu quả, ổn định, lâu dài tại Việt Nam.

"Chúng tôi luôn coi sự thành công, sự hài lòng của các bạn, của các nhà đầu tư, doanh nghiệp, doanh nhân Nhật Bản là thành công của chúng tôi", Chủ tịch nước nói.

chu tich tran dai quang (giua) chup anh cung dai dien doanh nghiep nhat ban - anh: k.hung

Chủ tịch Trần Đại Quang (giữa) chụp ảnh cùng đại diện doanh nghiệp Nhật Bản - Ảnh: K.HƯNG

Trước đó, đại diện Liên đoàn Kinh tế Nhật Bản bày tỏ mong muốn được tham gia vào sự phát triển kinh tế chất lượng cao của Việt Nam, góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển kinh tế nhiều hơn nữa.

Các doanh nghiệp Nhật Bản cho rằng để tăng cường sự hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp Việt Nam, Việt Nam cần hoàn thiện hơn nữa môi trường đầu tư.

Giải đáp băn khoăn này của các doanh nghiệp Nhật Bản, Chủ tịch Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam đã, đang và sẽ thực hiện nhiều chính sách, biện pháp để cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo hướng minh bạch, đơn giản hóa thủ tục hành chính, phù hợp với thông lệ và các cam kết quốc tế, đặc biệt là khâu thực thi.

Chủ tịch nước nói: "Những ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp Nhật Bản là kênh quan trọng trong quá trình hoàn thiện chính sách pháp luật của Việt Nam, qua đó giúp chúng tôi tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy, thu hút ngày càng nhiều hơn các nguồn vốn đầu tư nước ngoài có chất lượng".

Việt Nam luôn kiên định, chủ động thực hiện chủ trương tích cực hội nhập quốc tế. Chúng tôi kiên trì phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và giữ vị thế là một quốc gia năng động, một điểm đến hấp dẫn trong đầu tư ở khu vực ASEAN.

Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng cho biết Việt Nam xác định khu vực kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài là một trong những động lực quan trọng để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam.(Tuoitre)
-----------------------------

Mỹ khai chiến thương mại với châu Âu, Mexico, Canada

Cuộc chiến thương mại đã thực sự bắt đầu khi Liên minh châu Âu (EU) và Mexico, Canada đưa ra các biện pháp đáp trả thuế nhôm, thép của Washington bắt đầu có hiệu lực từ 1-6.

Mỹ khai chiến thương mại với châu Âu, Mexico, Canada - Ảnh 1.

Một trang trại heo ở Illinois, Mỹ - Ảnh: Reuters

CNN đưa tin EU, Mexico và Canada đã lập tức công bố các biện pháp trả đũa nhắm vào hàng tỉ USD hàng hoá của Mỹ.

Theo đó, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Jean-Claude Juncker cho biết EU sẽ triển khai chính sách thuế đã tiết lộ từ trước đối với số hàng hoá trị giá 7,5 tỉ USD của Washington. Ngoài ra, EU cũng sẽ kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). "Mỹ khiến chúng tôi không còn lựa chọn nào khác" - ông Juncker nói.

EU cho biết biện pháp trả đũa, bao gồm mức thuế 25% đánh lên các mặt hàng biểu tượng của Mỹ như bơ đậu phộng, thuốc lá, xe máy…, có thể được triển khai sớm nhất vào 20-6.

Ngoại trưởng Canada Chrystia Freeland cũng vạch ra các chính sách trả đũa Mỹ như đánh thuế lên hàng hoá Mỹ, bao gồm mặt hàng nhôm thép, từ 10 đến 25%. Mức thuế này sẽ bao phủ lên khoảng 12,8 tỉ USD hàng hoá của Mỹ.

Bà Freeland khẳng định đây là "hành động thương mại mãnh mẽ nhất mà Canada từng thực hiện  trong thời hậu chiến".

Biện pháp trả đũa của Canada dự kiến có hiệu lực từ 1-7 và nước này dự kiến cũng vác đơn kiện lên WTO.

Trong khi đó, Bộ Kinh tế Mexico cũng cho biết sẽ áp thuế lên thép, thịt heo, trái cây và phô mai của Mỹ.

Chính sách thuế của chính quyền tổng thống Donald Trump cũng vấp phải phản ứng mạnh mẽ của giới doanh nghiệp và chính trị gia trong nước. Lãnh đạo Phòng Thương mại Mỹ Tom Donohue cảnh báo động thái của ông Trump có nguy cơ khiến 2,8 triệu người Mỹ thất nghiệp.

Hai thượng nghị sĩ Mark Warner và Tim Kaine cũng ra tuyên bố chung chỉ trích việc áp thuê lên các đồng minh sẽ đe doạ các nông dân Mỹ.

Việc áp 25% thuế quan đối với sản phẩm thép nhập khẩu và 10% đối với nhôm nhập khẩu từ EU, Canada và Mexico bắt đầu từ ngày 1-6 chắc chắn sẽ phủ bóng lên hội nghị các bộ trưởng tài chính Nhóm các nước phát triển lớn nhất thế giới (G7) khai mạc chiều 31/5 tại Whistler (Canada).

Giải thích về quyết định trên, Bộ trưởng Thương mại Mỹ cho rằng các cuộc đàm phán đã không đạt được một thỏa thuận thỏa đáng nhằm thuyết phục Washington tiếp tục miễn trừ các mức thuế này.(Tuoitre)
---------------------

Mỹ tuyên bố áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc

 Việc Mỹ áp thuế 25% lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc được đưa ra mặc dù các quan chức hai bên đang cố gắng xoa dịu nỗi lo chiến tranh thương mại.

Hôm Thứ Ba (30/5), Mỹ bất ngờ tuyên bố sẽ áp thuế 25% đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc trị giá khoảng 50 tỷ USD, đồng thời hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp công nghệ cao Mỹ, CNN đưa tin.

Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin cho biết chiến tranh thương mại với Trung Quốc tạm lắng khoảng 10 ngày trước đó. Bộ trưởng Thương mại Wilbur Ross dự kiến sẽ đến Bắc Kinh vào ngày 2/6 nhằm xóa tan căng thẳng giữa hai nước. 

Trước đó, Bắc Kinh cũng tuyên bố sẽ trả đũa bằng mức thuế 25% áp lên hàng hóa của Mỹ. Trong một tuyên bố ngắn, Nhà Trắng cho biết tổng thống sẽ thực hiện nhiều biện pháp để bảo vệ ngành công nghiệp công nghệ cao và các sở hữu trí tuệ của Mỹ trước những động thái từ phía Trung Quốc. 

Mỹ từng tuyên bố sẽ mở một cuộc điều tra kéo dài 7 tháng về việc có hay không hiện tượng Trung Quốc vi phạm quyền sở hữu trí tuệ của nước này. 

Nhà Trắng cho biết “Mỹ sẽ thực hiện một số lệnh hạn chế đầu tư của Trung Quốc vào ngành công nghiệp công nghệ cao nội địa đồng thời tăng cường kiểm soát hành vi Trung Quốc thâu tóm một số công ty công nghệ Mỹ”. 

Danh sách các mặt hàng phải chịu thuế sẽ được công bố vào ngày 15/6 và có hiệu lực không lâu sau đó. Lệnh hạn chế đầu tư sẽ được đưa vào vào 30/6 và hiệu lực vào ngày 1/7. (Vietnambiz)
-----------------------

Gạo Việt bớt phụ thuộc Trung Quốc

Giá gạo trong nước và xuất khẩu đang ở mức cao. Điều này một phần nhờ thị trường xuất khẩu gạo bớt bị phụ thuộc vào Trung Quốc.

Thị trường xuất khẩu gạo VN đang đa dạng hơn /// Gia Hân

Thị trường xuất khẩu gạo VN đang đa dạng hơn - GIA HÂN

Theo Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 5.2018, xuất khẩu gạo đạt 2,66 triệu tấn, trị giá 1,45 tỉ USD, tăng 14% về lượng và tăng đến 40% về giá trị so cùng kỳ năm trước. Giá gạo xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2018 đạt tới 503 USD/tấn, mức giá cao nhất trong nhiều năm qua và cao hơn cùng kỳ năm 2017 đến 13%. Nhờ gạo xuất khẩu tăng giá mà giá lúa gạo trong nước cũng hưởng lợi. So với đầu tháng, giá lúa cuối tháng 5 tăng trung bình 100 - 200 đồng/kg tùy loại và địa phương. Lúa IR50404 đang ở mức 6.200 - 6.400 đồng/kg, các giống lúa OM có giá 6.700 - 6.800 đồng/kg.
Điểm đáng lưu ý nhất, Trung Quốc dù vẫn duy trì vị thế là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất nhưng gạo VN đã bớt phụ thuộc vào thị trường này, từ 47,5% (2017) tổng sản lượng xuống còn 33,5% (2018), giảm 14%. Cụ thể, 4 tháng đầu năm 2017 là 815.000 tấn so với 700.000 tấn của cùng kỳ năm 2018, giảm đến 115.000 tấn gạo xuất khẩu sang Trung Quốc. Một tín hiệu lạc quan khác là xu hướng tăng nhập khẩu gạo VN từ các thị trường mới, cao cấp. Trong 4 tháng đầu năm 2018, các thị trường có giá trị xuất khẩu gạo tăng mạnh là Indonesia tăng 333 lần, số lượng nhập khẩu từ VN lên đến 441.000 tấn; Iraq 16 lần; Malaysia gấp 3 lần; Ghana 50%, Hồng Kông 41,5%; Singapore 16%. Như vậy, thị trường xuất khẩu đã được đa dạng hóa chứ không còn phụ thuộc vào 2 “ông lớn” Trung Quốc và Philippines như trước đây nữa. Đa dạng hóa thị trường cũng là một trong những yếu tố giúp gạo tăng giá.

Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn dự báo: “Từ nay đến hết tháng 6, giá lúa gạo diễn biến tích cực nhờ triển vọng xuất khẩu gạo sang Philippines”. Nước này là thị trường truyền thống của VN. Ngày 22.5 vừa qua Philippines mở thầu 250.000 tấn gạo nhưng các doanh nghiệp Thái Lan và Singapore trúng thầu nhờ giá rẻ. Tuy nhiên, ngày 29.5 nước này cho phép các thương nhân trong nước nhập khẩu 805.200 tấn gạo theo hạn ngạch hằng năm, kế hoạch này cho phép nhập khẩu tới 293.100 tấn từ VN. Bên cạnh đó, mới đây một doanh nghiệp của VN vừa trúng thầu 50.000 tấn gạo Japonica xuất sang Hàn Quốc. Japonica là loại gạo hạt tròn, chất lượng cao. Những tín hiệu trên từ thị trường xuất khẩu càng củng cố lòng tin về xu hướng tăng giá của lúa gạo nội địa trong thời gian tới.(Thanhnien)

Trở về

Bài cùng chuyên mục