tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 17-07-2016

  • Cập nhật : 17/07/2016

Bớt gánh nặng phí cho logistics

Gánh nặng chi phí luôn là một trong những rào cản tác động tới năng lực cạnh tranh của các DN logistics trong nước so với thế giới. Vì thế, các DN này rất cần đến sự đổi mới, sự quản lý chặt chẽ hơn từ cơ quan Nhà nước.

nha nuoc nen dong vai tro “don bay” de ho tro phat trien. (anh: quang tan)

Nhà nước nên đóng vai trò “đòn bẩy” để hỗ trợ phát triển. (Ảnh: Quang Tấn)

Áp lực

Theo Viện Nghiên cứu và Phát triển Logistics Việt Nam, dự kiến trong năm 2016 lượng hàng XNK qua các cảng biển sẽ đạt 470 triệu tấn với 13,3 triệu TEU. Lượng hàng XNK trong các năm tiếp theo sẽ còn tăng nhiều hơn và gấp đôi năm 2016 vào năm 2025. Không những thế, các DN Việt Nam đều đang tích cực mở rộng thị trường, mở rộng sản xuất nên sẽ cần sử dụng nhiều hơn các dịch vụ hậu cần. Do đó, nhu cầu phát triển và sử dụng dịch vụ ngành logistics sẽ còn tăng cao.

Tuy nhiên, các DN logistics lại đang vấp phải nhiều rào cản, trong đó vấn đề chi phí là đáng quan ngại nhất. TS. Trịnh Thị Thu Hương, Trưởng bộ môn Vận tải, Trường Đại học Ngoại thương cho hay, các DN logistics Việt Nam chủ yếu là DN nhỏ và vừa, ít DN lớn nên vốn đầu tư phát triển rất hạn chế. Vì thế, các DN này cần tập trung nguồn vốn nhiều hơn cho sự phát triển công nghệ, dịch vụ nên mong muốn giảm thiểu tối đa chi phí và có những hỗ trợ cần thiết.

Chia sẻ về vấn đề này, đại diện Công ty Cổ phần Logistics U&I cho hay, DN logistics luôn chịu nhiều sức ép từ phía các DN nước ngoài khi họ có được năng lực tài chính, công nghệ, chất lượng dịch vụ gần như vượt trội. Vì thế, để tạo thuận lợi cho DN, các cơ quan chức năng nên có biện pháp ưu đãi thuế, miễn giảm thuế thu nhập từ hoạt động logistics trong khoảng thời gian nhất định… Chính sách này sẽ giúp các DN tăng được phần nào năng lực tài chính của mình.

Ông Phan Thông, Tổng thư ký Hiệp hội Chủ hàng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại lý vận tải SAFI cho biết, chi phí mà các DN ngành logistics đang phải trả còn rất “hỗn độn”, mỗi nơi một kiểu, thậm chí nhiều loại phí được thu một cách vô lý. Đặc biệt, chi phí vô lý nhất thường đến từ các hãng tàu nước ngoài, trong khi DN logistics Việt Nam làm việc với hãng tàu nhiều nhất, điều này đã phần nào khiến chi phí dịch vụ logistics của Việt Nam cao hơn các DN nước ngoài, giảm sức cạnh tranh.

Ví dụ tiêu biểu nhất là vào đầu tháng 7-2016, việc xác nhận khối lượng toàn bộ container (VGM) trong vận chuyển hàng hóa quốc tế được thực hiện đã khiến nhiều DN logistics kêu trời khi phải mất thêm một số chi phí nữa khi làm dịch vụ. Bởi không những DN phải mất thêm chi phí cân container tại cảng với giá từ vài trăm lên đến cả triệu đồng cho một lần cân tùy thuộc loại hàng của container, mà DN còn bị hãng tàu tự ý thu thêm một khoản phí (gọi là phí về VGM) khi vận chuyển container lên tàu trong khi không có cơ sở nào để hãng tàu đặt ra khoản phí này đối với các chủ hàng.

Hỗ trợ hợp lý

Vấn đề chi phí và ưu đãi thuế không chỉ được các DN logistics mong muốn mà là nhu cầu bức thiết của các DN nói chung. Theo các chuyên gia, những hỗ trợ hay thay đổi liên quan đến các vấn đề này không phải dễ thực hiện bởi những ràng buộc từ các cam kết trong hội nhập. Bên cạnh đó, với mục tiêu xây dựng một môi trường kinh doanh bình đẳng, việc giảm thuế hay đưa ra những ưu đãi nào thì các DN đều được hưởng, như vậy, DN logistics Việt Nam vẫn phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh.

Nói thêm về vấn đề này, TS. Trịnh Thị Thu Hương cho rằng, trong bối cảnh hội nhập thì Nhà nước không thể can thiệp sâu vào các chính sách hỗ trợ ngành logistics trong nước, đặc biệt về thuế. Vì thế, Nhà nước nên đóng vai trò “đòn bẩy” để hỗ trợ phát triển, ví dụ như làm trung gian kết nối với DN XNK, thành lập các đơn vị quản lý chặt chẽ hơn việc thu phí của các hãng tàu nước ngoài, có cơ chế xử phạt nghiêm khắc với những hành vi thu phí sai quy định…

Riêng với vấn đề về thuế, ông Nguyễn Duy Minh, Tổng thư ký Hiệp hội DN dịch vụ logistics Việt Nam, Giám đốc Công ty Cổ phần Giao nhận tiếp vận quốc tế Interlog cho hay, các DN mong muốn nhiều hơn vào việc cải cách thủ tục hành chính, đến nay, Hiệp hội chưa nhận được kiến nghị về việc xin miễn giảm hay hỗ trợ về thuế, mà thường là những kiến nghị do vướng mắc trong quy trình, giải quyết vụ việc, nhưng đều đã được cơ quan Thuế giải đáp.

Nhiều DN logistics trong nước cho rằng, mọi sự hỗ trợ dù là nhỏ nhất cũng đều cần thiết cho sự phát triển của DN hiện nay. Dù còn nhiều khó khăn nhưng các DN vẫn bày tỏ sự lạc quan khi các chính sách từ Chính phủ hay các cơ quan liên quan đã tập trung nhiều hơn đến việc hỗ trợ DN, tạo môi trường thuận lợi cho kinh doanh, phát triển.(HQ)


Doanh nghiệp tiếp cận và sử dụng đất: Chưa hết âu lo

Với nhiều DN, việc tiếp cận đất đai phục vụ cho sản xuất kinh doanh luôn là mối lo lớn, thậm chí là “bất khả thi”. Do đó, một số chính sách liên quan đến sử dụng đất tại Nghị quyết 35/NQ-CP về hỗ trợ phát triển DN đến năm 2020 của Chính phủ đã mở ra nhiều hy vọng cho DN.

dn hy vong se bot kho khan hon trong viec tiep can va su dung dat. (anh: danh lam) 

DN hy vọng sẽ bớt khó khăn hơn trong việc tiếp cận và sử dụng đất. (Ảnh: Danh Lam) 

Còn gặp khó

Theo kết quả nghiên cứu từ khảo sát Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2015 được công bố vào đầu tháng 4 vừa qua, trong 4 dịch vụ hành chính công PAPI đo lường, chất lượng dịch vụ hành chính về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất luôn ở mức thấp nhất kể từ năm 2011 đến nay. Nguyên nhân do người dân không nhận được kết quả đúng lịch hẹn, thủ tục còn rườm rà, phí và lệ phí chưa được công khai đầy đủ.

Còn theo Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2015, các DN nhỏ và vừa có cảm nhận tiêu cực hơn các DN lớn trên một số lĩnh vực, trong đó có tiếp cận đất đai. Theo đó, 87% DN nhỏ và vừa có đất, có mặt bằng sản xuất kinh doanh song chỉ một nửa trong số này có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 22% DN siêu nhỏ, 24% DN nhỏ và 29% DN quy mô vừa đánh giá mức độ ổn định của mặt bằng kinh doanh là cao hoặc rất cao; tỷ lệ này của các DN quy mô lớn là 31%.

Điều này cho thấy, khả năng tiếp cận đất đai, mở rộng mặt bằng kinh doanh với các DN còn nhiều hạn chế không những đến từ nguyên nhân chủ quan từ DN là thiếu kinh phí mà còn đến từ những ưu đãi, chế độ chính sách của chính quyền địa phương.

Ông Trịnh Văn Hòa, Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Gốm Gia Thủy chia sẻ, do lo ngại việc sản xuất gây ô nhiễm môi trường, HTX đã thực hiện di dời sang khu sản xuất mới với diện tích 3ha. Nhưng do thiếu kinh phí nên HTX mới chỉ đầu tư xây dựng trên một phần đất đã quy hoạch, do đó, mặt bằng cho sản xuất đến nay đã bị hạn chế hơn so với nhu cầu đơn hàng từ khách hàng. Đặc biệt, vùng nguyên liệu đất sét của HTX mới chỉ rộng 1 ha, nếu sản xuất liên tục trong 5 năm là cạn. Vì lo thiếu nên HTX thử sử dụng một số loại đất mới, nhưng không đạt chất lượng yêu cầu từ phía đối tác Nhật Bản nên đang buộc phải tạm dừng hợp đồng XK.

“HTX đã xây dựng dự án mở rộng đất phục vụ nguồn nguyên liệu nhưng do vướng mắc trong vấn đề quy hoạch đất của địa phương nên vẫn chưa được phê duyệt, nếu cứ kéo dài thì DN sẽ không đủ đất để sản xuất”, ông Hòa trăn trở.

Hay mới đây nhất là vụ hơn 40 DN tại xã An Thượng, huyện Hoài Đức, Hà Nội “kêu cứu” vì UBND huyện Hoài Đức đã chỉ đạo, yêu cầu các DN tự tháo dỡ, di dời nhà xưởng, trang thiết bị. Trước đó, từ năm 1994, một số hộ gia đình đã mạnh dạn huy động vốn đầu tư nhà xưởng sản xuất kinh doanh với quy mô nhỏ, trong khi đây vẫn là đất canh tác, không được phê duyệt thành cụm công nghiệp do nằm trong hành lang thoát lũ của sông Đáy. Tuy nhiên, các DN này cho rằng, việc yêu cầu di dời trong thời gian ngắn mà không cho biết DN sẽ đi đâu, không hỗ trợ kinh phí nên khiến các DN rơi vào thế “trở tay không kịp”, đứng trước nguy cơ phá sản.

Hỗ trợ đúng

Theo Nghị quyết 35/NQ-CP, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ DN tiếp cận đất sản xuất trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cho phép áp dụng thời hạn thanh toán tiền thuê đất linh hoạt, phù hợp với nhu cầu sử dụng của DN nhỏ và vừa. Bên cạnh đó, các cơ quan liên quan cũng phải rà soát sửa đổi các quy định nhằm đơn giản hóa và giảm bớt các thủ tục về đất đai, rà soát các quy định pháp luật về đất đai theo hướng điều chỉnh giảm tiền thuê đất, chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất…

Với những chính sách này, các DN bày tỏ hy vọng và chờ đợi những đổi thay từ phía các cơ quan chức năng để giúp DN bớt khó khăn hơn trong việc tiếp cận và sử dụng đất. Bởi theo như đại diện Công ty Cổ phần Phát triển Sản xuất Thương mại Sài Gòn (Sadaco), khó khăn về tiếp cận đất, mặt bằng kinh doanh không phải là mới mà đã diễn ra từ nhiều năm nay, nên chính sách đưa ra cần có sự quyết tâm thực hiện, giải quyết triệt để mọi vướng mắc, chính sách cần đi nhanh, cụ thể và có hiệu quả xuống từng DN.

Cũng nói về hướng giải quyết vướng mắc về mặt bằng cho DN, là một DN mới khởi nghiệp, đại diện Công ty TNHH sản xuất & XNK Phương Anh (DN sản xuất, XNK thiết bị cơ khí) cho hay, với các DN mới đi vào sản xuất kinh doanh, vốn thường không có nhiều nên với những yêu cầu từ chính sách của Nghị quyết 35/NQ-CP, các cơ quan chức năng có thể miễn hoặc giảm khoảng 50% tiền thuê đất tại các khu công nghiệp trong vòng 3-5 năm để các DN này bớt gánh nặng chi phí và đủ thời gian quay vòng vốn.

Tuy nhiên, bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ lại nhấn mạnh nhiều hơn đến việc thay đổi các chính sách về thủ tục hành chính liên quan đến đất đai. Bởi theo bà Loan, chi phí thuê mặt bằng kinh doanh thuộc về thị trường nên các cơ quan chức năng khó có thể can thiệp, nhưng các chính sách về địa điểm thuê cũng như thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, DN có thể nhận được sự can thiệp cũng như hỗ trợ nhất định từ chính quyền Trung ương cũng như địa phương.

Như vậy, với các DN Việt Nam, mọi chính sách đều cần thiết cho sự phát triển cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các chính sách cần hiệu quả và đúng với nhu cầu của DN. (HQ)


Doanh nghiệp còn “thờ ơ” với tên miền Việt Nam

Đó là ý kiến của nhiều đại biểu tại hội thảo “Bảo vệ thương hiệu Việt với tên miền .VN” do Trung tâm Internet Việt Nam (gọi tắt là VNNIC) cùng các nhà đăng ký tên miền phối hợp cùng Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM tổ chức tại TP.HCM ngày 15-7.

cac dn can nang cao y thuc bao ve ten mien. anh internet

Các DN cần nâng cao ý thức bảo vệ tên miền. Ảnh Internet

Theo Ban tổ chức, xung quanh việc bùng nổ lớn mạnh của thông tin Internet và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, sự gia tăng số lượng tên miền thì việc bảo vệ thương hiệu Việt Nam trên cộng đồng số vẫn là vấn đề được lưu tâm nhiều nhất đối với cá nhân, doanh nghiệp, đơn vị thông tin, người dùng Internet, các đại lý của nhà đăng ký tại khắp Việt Nam.

Ông Lê Quốc Cường, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông TP.HCM nhấn mạnh, tên miền đóng vai trò rất quan trọng trong nhận diện thương hiệu và mang đến những tiềm năng về quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường, khách hàng, đối tác, quảng bá thông tin rộng rãi và nhanh chóng, những cơ hội tiếp cận thị trường lớn… cho doanh nghiệp. Tên miền đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ cho sự thành công cũng như thất bại của nhiều doanh nghiệp trong cộng đồng số. Tuy nhiên, tên miền cũng như thương hiệu của doanh nghiệp là tài nguyên trên mạng rất dễ bị đánh cắp và chủ động chiếm trước nên rất cần được bảo vệ.

Hiện phần lớn doanh nghiệp trong nước chưa nhận thức hết tầm quan trọng của vấn đề tên miền liên quan tới thương hiệu trên mạng Internet. Điều đó có thể thấy được qua các vụ việc tranh chấp tên miền – sở hữu trí tuệ ngày một tăng.

Bà Trần Thị Thu Hiền, Phó Giám đốc VNNIC cho biết, tính đến tháng 6-2016, khối các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký khoảng 200.989 tên miền Việt Nam (.vn). Trong đó, mỗi doanh nghiệp thường đăng ký nhiều hơn 1 tên miền. Tuy nhiên, tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là trên 500.000 doanh nghiệp, có nghĩa là tỉ lệ doanh nghiệp có tên miền hoặc Website chiếm một tỉ lệ còn rất nhỏ.

Riêng tại TP.HCM, tính đến hiện nay có gần 142.757 tên miền .vn trong đó, số tên miền .vn của các tổ chức là 78.979. Xét về góc độ kinh tế và xã hội cho thấy sự chưa tương xứng với tiềm năng của một thành phố trung tâm kinh tế lớn của cả nước.

Với việc không có website, không sử dụng thư điện tử với tên miền chuyên nghiệp, doanh nghiệp đã tự làm giảm cơ hội quảng bá của mình rất nhiều.

"Hiện nay đã có Luật Bảo hộ thương hiệu, nhãn hiệu, sở hữu trí tuệ nhưng VNNIC không đảm bảo cho doanh nghiệp có được tên miền liên quan. Chính doanh nghiệp phải chủ động đăng ký các tên miền liên quan đến quyền lợi, lợi ích của mình. Cộng đồng doanh nghiệp cần lưu tâm đặc biệt tới vấn đề này để bảo vệ thương hiệu của mình trên Internet. Trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hoá ngày càng sâu rộng, việc sử dụng tên miền .VN để bảo vệ các thương hiệu Việt cũng sẽ giúp các doanh nghiệp nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ cộng đồng và khách hàng để không bị thua thiệt ngay trên sân nhà" -bà Trần Thị Thu Hiền nhấn mạnh.


Gia đình họ Phương sở hữu 8,54% vốn Ngân hàng Việt Á

Chủ tịch Phương Hữu Việt và vợ chồng cháu gái giữ gần 35,5 triệu cổ phiếu tại Ngân hàng Việt Á.

Theo báo cáo quản trị năm 2015 vừa được Ngân hàng Việt Á (VietABank) công bố, Chủ tịch HĐQT Phương Hữu Việt cùng vợ chồng cháu gái là những cổ đông lớn nhất. Sau 2 lần tăng vốn trong năm 2015, đến hết năm ngoái, ông Phương Hữu Việt sở hữu hơn 15,8 triệu cổ phiếu (tương đương 4,52% vốn của nhà băng này).

chu tich ngan hang viet a - ong phuong huu viet. anh: vgp.

Chủ tịch Ngân hàng Việt Á - ông Phương Hữu Việt. Ảnh: VGP.

Bên cạnh đó, cháu gái của ông Việt là bà Phương Thanh Nhung, người vừa rời chức Tổng giám đốc nhưng vẫn là thành viên HĐQT, cũng nắm hơn 14 triệu cổ phiếu (tương đương 4,02%). Chồng bà Nhung là ông Trần Việt Anh cũng có 2,15% cổ phần của ngân hàng. Như vậy, tổng sở hữu của chủ tịch Phương Hữu Việt và những người có liên quan tại VietABank là 10,69%.

Ngoài ra, Tập đoàn Đầu tư Việt Phương của ông Việt cũng nắm 10,85% vốn của VietABank.

Năm 2015, VietABank tăng vốn hai lần, từ 3.098 tỷ lên gần 3.500 tỷ đồng, một lần thông qua phát hành cổ phiếu từ nguồn vốn chủ sở hữu, một lần qua chào bán cổ phiếu riêng lẻ. Do đó, tỷ lệ sở hữu của các cổ đông nội bộ và những người có liên quan cũng giảm. Nếu không tăng vốn, ông Việt và vợ chồng bà Phương Thanh Nhung sở hữu tổng cộng 11,44% vốn tại VietABank.

Trong năm 2015, theo báo cáo tài chính hợp nhất, VietABank cũng thôi nắm giữ vốn tại Ngân hàng Xăng dầu Petrolimex (PGBank) và Công ty Vàng Việt Á.

Báo cáo tài chính kiểm toán của VietABank cho biết, lợi nhuận trước thuế năm 2015 đạt hơn 115 tỷ đồng, gần gấp đôi mức đạt được của năm 2014. Đến hết năm 2015, VietABank có 41.878 tỷ đồng tổng tài sản. Tỷ lệ nợ xấu là 2,3%.

Mới đây, Ngân hàng Việt Á cũng vừa cam kết giúp Công ty vàng Phước Sơn trả hơn 330 tỷ tiền thuế trong 12 tháng, nếu công ty này không trả được và tham gia tái cơ cấu đại gia vàng này.


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-07-20161

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 18-07-2016

    Ước sản lượng khai thác thuỷ sản 6 tháng đầu năm 2016 đạt 1,5 triệu tấn
    Ước tính xuất nhập khẩu của Indonesia giảm trong tháng 6
    Ngân hàng trung ương thu hơn 9 tỷ USD từ khỏi thị trường Trung Quốc
    GDP quý II của Trung Quốc đạt 6,7%
    Liên minh châu Âu và Mỹ kết thúc vòng đàm phán 14 về TTIP

  • Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-07-20162

    Tin kinh tế đọc nhanh chiều 18-07-2016

    HSBC dự báo lãi suất sẽ tăng vào quý III/2017
    Xe sang ồ ạt về Việt Nam trong tháng 6 để né thuế cao
    Doanh nghiệp Việt bị giả mạo email lừa đảo chuyển tiền
    Người Việt ngày càng chuộng hoa quả Australia, Mỹ, Thái

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-07-20163

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 18-07-2016

    Thái Lan muốn xóa bỏ ngành công nghiệp tình dục
    Kiến nghị tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp thủy sản
    Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa: Sớm thực thi và tăng minh bạch
    Đại gia chăn nuôi lãi lớn nhờ bán đất

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-07-20164

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 18-07-2016

    Thêm 2 doanh nghiệp đa cấp bị “sờ gáy”
    Lộ diện đối tác ngoại tại Dự án tổ hợp cảng biển Đầm Nhà Mạc
    Phải thông báo đến từng DN có tiền thuế nộp thừa
    30 DNNN lớn sẽ được quản lý bởi một “siêu ủy ban”

  • Tin kinh tế đọc nhanh 18-07-20165

    Tin kinh tế đọc nhanh 18-07-2016

    Mục tiêu kinh tế khó đạt, nhà đầu tư nên làm gì?
    Ông Đặng Lê Nguyên Vũ mất quyền điều hành cà phê hòa tan Trung Nguyên
    CII đã ký thỏa thuận với quỹ đầu tư Hàn, sẽ nâng giá mua cổ phiếu quỹ
    Startup xe ôm Indonesia có thể nhận 400 triệu USD từ KKR, Warburg Pincus

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-07-20166

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 17-07-2016

    Nhiều công ty con của Tập đoàn Dầu khí lỗ nghìn tỷ
    Cuộc đảo chính đẩy đồng tiền Thổ Nhĩ Kỳ xuống đáy
    Xuất khẩu điều tăng mạnh
    Sacombank Lào nhận 4 triệu USD từ World Bank

  • Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-07-20167

    Tin kinh tế đọc nhanh trưa 17-07-2016

    Xuất khẩu dăm gỗ “tuột dốc”
    Phát hiện doanh nghiệp nhập khẩu hàng cấm trị giá hơn 6 tỷ đồng
    Tăng thu gần 1 tỷ đồng từ mặt hàng trà nhập khẩu
    Thái Lan điều trần vụ chống bán phá giá thép không gỉ nhập từ Việt Nam

  • Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-07-20168

    Tin kinh tế đọc nhanh sáng 17-07-2016

    Chi tới 13 tỷ USD để nhập khẩu máy móc, thiết bị
    Điểm tên ngân hàng đạt lợi nhuận khủng
    Áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ cán nguội thế nào?
    Kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh phải ký quỹ 10 tỷ đồng

  • Tin kinh tế đọc nhanh 17-07-20169

    Tin kinh tế đọc nhanh 17-07-2016

    Các ngành xuất khẩu chủ lực đều tăng không quá 7%
    Kinh tế Mỹ nhiều tín hiệu tích cực, nhưng Fed chưa thể tăng lãi suất
    Việt Nam dẫn đầu xuất khẩu tôm vào Anh
    Brexit và lưu ý cho ngành gỗ

  • Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-07-201610

    Tin kinh tế đọc nhanh tối 16-07-2016

    'Cú đẩy' bất ngờ làm tăng gánh nặng nợ công
    Ngân hàng Trung ương Anh bất ngờ giữ nguyên lãi suất bất chấp Brexit
    Thao túng giá cổ phiếu TNT, một cá nhân bị phạt hơn 1 tỷ đồng
    Thêm tín dụng đen hợp sức giết chết nhiều doanh nghiệp Việt
    Ngân hàng lo thanh khoản sớm