Rót thêm 3 triệu USD, Vinamilk sở hữu hoàn toàn một công ty sữa Mỹ
Nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc từ Nga lập kỷ lục mới
Iran sẽ không đóng băng sản lượng trước phiên họp OPEC
Chỉ mua vàng... sau khi điều này xảy ra
VinaCapital thoái vốn khỏi sân golf Đà Nẵng, thu về hơn 12 triệu USD
Tin kinh tế đọc nhanh 22-05-2016
- Cập nhật : 22/05/2016
Mỹ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của VN
Sản xuất giày xuất khẩu sang thị trường Mỹ tại Công ty cổ phần công nghiệp Đông Hưng (thị xã Dĩ An, Bình Dương) - Ảnh: Tiến Long
Tính đến cuối tháng 4-2016, Hoa Kỳ là đối tác thương mại lớn thứ 2 của VN (chỉ đứng sau đối tác Trung Quốc) với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 13,92 tỉUSD, chiếm 13,3% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước, tăng 13,5% so với cùng kỳ 4 tháng đầu năm 2015.
Cụ thể, nếu năm 2006, kim ngạch xuất nhập khẩu là 8,81 tỉ USD thì đến năm 2015 đạt 41,26 tỉ USD, tăng trưởng bình quân trên 19%/năm. Cán cân thương mại hàng hóa song phương luôn đạt mức thặng dư cao về phía VN, từ mức 8,85 tỉ USD của năm 2006 đã vọt lên 25,67 tỉ USD năm 2015.
Còn tính riêng trong 4 tháng đầu năm 2016, mức thặng dư đạt 8,98 tỉ USD, tăng 1,48 tỉ USD so với cùng kỳ năm ngoái.
Tổng cục Hải quan cũng ghi nhậntrong bốn tháng đầu năm 2016, mặt hàng xuất khẩu lớn nhất của VN sang Mỹ hiện nay là dệt may, đạt 3,4 tỉ USD, chiếm 29,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ,tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015.
Xếp thứ hai là điện thoại và linh kiện, đạt 1,4 tỉ USD, dù chỉ chiếm 12,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ, nhưng mức tăng trưởng rất mạnh, tăng đến 83,8% so với cùng kỳ năm 2015.
Thứ ba là giày dép các loại, đạt 1,33 tỉ USD, chiếm 11,6% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, tăng trưởng 8,6% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi đó ở chiều ngược lại, VN nhập khẩu nhiều nhất từ Mỹ là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với kim ngạch khoảng 625 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2015 và chiếm đến 25,3% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa.
Tiếp theo là máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng, bông các loại, đậu tương, thức ăn gia súc...
Mỹ cũng được ghi nhận là thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 của VN, với kim ngạch ước nhập khoảng 2,47 tỉ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 4,8% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của cả nước.
Nếu so với tốc độ nhập khẩu từ năm 2006 đến nay, tăng trưởng nhập khẩu của VN đối với thị trường Mỹ ước tăng bình quân 27,4%/năm, từ mức 0,98 tỉ USD của năm 2006 đã lên đến 7,79 tỉ USD năm 2015.
Lãnh đạo tài chính G7 chia rẽ vì chính sách tiền tệ
IMF dự báo nền kinh tế Nga sẽ suy giảm 1,5% trong năm nay
Đánh giá này lạc quan hơn báo cáo trước đó của IMF về kinh tế Nga, khi cho rằng GDP nước này sẽ sụt giảm 1,8% năm nay và chỉ tăng trưởng 0,8% vào năm 2017.
Nền kinh tế xứ sở Bạch dương rơi vào tình trạng suy thoái trong thời gian qua do giá dầu thế giới “lao dốc” và các lệnh cấm vận từ phương Tây. Tuy nhiên, IMF cho rằng kinh tế Nga đã dần thích nghi với “cú sốc kép” và đà suy giảm cũng bắt đầu chậm lại.
Dù vậy, thể chế tài chính này cho rằng viễn cảnh kinh tế Nga trong trung hạn vẫn còn khá ảm đạm, giữa bối cảnh thị trường năng lượng chưa có dấu hiệu phục hồi, còn các lệnh cấm vận từ Mỹ và phương Tây vẫn chưa được dỡ bỏ.
Theo số liệu thống kê của Chính phủ Nga được công bố đầu tuần này, kinh tế nước này trong quý đầu năm nay chỉ giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2015, kèm theo những dấu hiệu kém rõ ràng về sự ổn định.
Số liệu mới nhất đã vượt kỳ vọng của Bộ trưởng Kinh tế Nga Alexei Ulyukayev, khi ông trước đó đã đưa ra dự báo rằng kinh tế Nga sẽ sụt giảm 1,4% trong quý 1 năm nay
Ngân hàng Nhật gặp khó với lãi suất âm
Liệu BOJ đã đưa ra chính sách hợp lý hay chưa khi mà vấn đề của tiêu dùng và đầu tư kém ở Nhật không phải bắt nguồn từ việc thiếu cung tiền mà bởi nhu cầu tín dụng quá yếu? - Ảnh: Reuters.
3 tháng sau khi Ngân hàng Trung ương Nhật (BOJ) khiến thị trường tài chính Nhật và thế giới “choáng váng” với mức lãi suất âm, rất nhiều ngân hàng lớn của Nhật đã công bố dự báo lợi nhuận thấp nhất trong 5 năm.
Trong một bài phát biểu tại Tokyo tuần trước, chủ tịch tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ Financial Group, ông Nobuyuki Hirano tuyên bố mức lãi suất âm đã khiến khách hàng của các ngân hàng vô cùng lo ngại và sẽ khiến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bị tổn hại.
Trong nhóm các cổ phiếu ngành thuộc chỉ số Topix, cổ phiếu ngành ngân hàng có mức sụt giảm sâu nhất, đến 29% trong năm nay. Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn bao gồm MUFG, Sumitomo Mitsui Financial Group và Mizuho Financial Group dự báo lợi nhuận ròng trong năm tài khóa hiện tại sẽ giảm 5,2% xuống 2,15 nghìn tỷ yên (tức 19,5 tỷ USD).
“Các ngân hàng đang và sẽ có môi trường hoạt động vô cùng khó khăn tại Nhật cũng như ở nước ngoài. Lãi suất âm khiến họ không kiếm được lợi nhuận”, chuyên gia phân tích cao cấp tại ngân hàng BP Paribas SA, ông Toyoki Sameshima, nhận định.
Trên thực tế, nhiều chuyên gia hoài nghi rằng liệu BOJ đã đưa ra chính sách hợp lý hay chưa khi mà vấn đề tiêu dùng và đầu tư kém ở Nhật không phải bắt nguồn từ việc thiếu cung tiền mà bởi nhu cầu tín dụng quá yếu.
Điều này thể hiện ở việc trong tháng 4/2016, dù lãi suất đã được áp ở mức âm nhưng tổng giá trị tiền gửi vẫn cao hơn tổng giá trị các khoản cho vay ra đến 217,2 nghìn tỷ Yên.
Và trên thực tế, kể cả từ trước khi áp mức lãi suất âm, các ngân hàng cũng đã khó kiếm được tiền từ hoạt động tín dụng. Khi BOJ đưa ra mức lãi suất âm, các ngân hàng rất ngần ngại hạ lãi suất tiền gửi xuống mức âm mà để nó ở mức 0,001% bởi họ rất sợ mất khách hàng.
Trong bối cảnh giá dầu đã giảm xuống mức thấp trong thời gian quá lâu, các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực năng lượng đối diện với nhiều khó khăn, trong đó nổi bật nhất là MUFG. Khi mà lợi nhuận từ hoạt động cho vay nội địa giảm sút, nhóm ngân hàng này đã đẩy mạnh cho vay ở nước ngoài, nhưng cũng chính trong mảng này, họ gặp khó khi giá hàng hóa giảm.
Cho đến nay, không giống ngân hàng các nước phương Tây, các ngân hàng Nhật chưa khó khăn đến mức phải cắt giảm chi phí hoạt động. Ngoài ra, họ vẫn tuyển dụng thêm nhân sự trong mảng kinh doanh chứng khoán để tăng doanh thu.
Việt Nam phải nhập tiêu chất lượng cao để... xuất khẩu