El Niño, giá lương thực và tăng trưởng châu Á
Vitas kiến nghị Chính phủ cấp phép các KCN dệt may quy mô tới 1.000 ha
Vietjet ký hợp đồng mua máy bay 11 tỷ USD trong chuyến thăm của ông Obama
Deutsche Bank: Đà hồi phục của USD mới chỉ bắt đầu
Kiều hối 4 tháng đạt hơn 1,3 tỉ USD
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 22-05-2016
- Cập nhật : 22/05/2016
Doanh nghiệp Mỹ đang nắm bao nhiêu tiền mặt?
Ngành công nghệ Mỹ là ngành có tỷ suất lợi nhuận đến từ bên ngoài biên giới Mỹ nhiều nhất so với tất cả các ngành khác - Ảnh: Financial Times.
Trong khi đó, tổng dự trữ tiền mặt của tất cả các công ty phi tài chính của Mỹ tính đến cùng thời điểm trên là 1,7 nghìn tỷ USD.
Thông tin lượng tiền mặt tập trung vào một số công ty lớn của Mỹ có thể không gây ngạc nhiên nhưng đây là lần đầu tiên danh sách công ty nắm nhiều tiền mặt nhất chỉ bao gồm các công ty/tập đoàn công nghệ. Ngành công nghệ Mỹ là ngành có tỷ suất lợi nhuận đến từ bên ngoài biên giới Mỹ nhiều nhất so với tất cả các ngành khác.
Và đây cũng là ngành dính líu nhiều nhất đến cáo buộc trốn thuế của các cơ quan thuế tại cả Mỹ và châu Âu. Việc sở hữu lượng tiền mặt cao cũng cho thấy nhiều công ty/tập đoàn của Mỹ đang rất ngại đầu tư trong bối cảnh hoạt động kinh tế Mỹ dù đã tăng trưởng tốt trong thời gian qua nhưng còn đối diện với nhiều thách thức và kinh tế Trung Quốc tăng trưởng yếu.
Báo cáo cũng cho thấy, 2015 là năm đầu tiên đầu tư của doanh nghiệp Mỹ giảm. Mức chi tiêu đầu tư mua sắm các thiết bị mới giảm 3% xuống 885 tỷ USD. Các công ty ngành năng lượng và khai mỏ thu hẹp mạnh đầu tư khi giá hàng hóa giảm sâu.
Apple hiện đang sở hữu dự trữ tiền mặt 216 tỷ USD, tương đương hơn 1/10 tổng dự trữ tiền của toàn bộ doanh nghiệp Mỹ. Hơn 93% dự trữ tiền của Apple là ở nước ngoài.
Hiện nay Ủy ban châu Âu (EC) đang điều tra hoạt động đóng thuế của Apple, cơ quan thuế hoài nghi liệu có phải Apple có nhiều tiền như vậy nhờ hàng loạt các thỏa thuận né thuế được thực hiện tại Ireland. Có thể Apple sẽ đối đầu với án phạt nhiều tỷ USD trong vòng 2 tháng tới.
Tuy nhiên, Moody's cho rằng tình trạng các công ty giữ doanh thu ở nước ngoài để né thuế tại Mỹ sẽ vẫn tiếp tục diễn ra đặc biệt ở thời điểm bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần.
“Khi nước Mỹ đang tập trung cho cuộc bầu cử, sẽ chẳng mấy ai quan tâm đến việc sửa đổi chính sách thuế dù bất đồng giữa 2 đảng lớn có căng thẳng đến đâu đi chăng nữa”, chuyên gia phân tích tại Moody, ông Richard Lane khẳng định.
Rất nhiều cổ đông của các công ty Mỹ đã chỉ trích ban lãnh đạo khi họ giữ quá nhiều tiền bởi theo họ lãnh đạo doanh nghiệp đã không cố gắng đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) để giúp sản xuất ra sản phẩm tốt hơn.
5 sự thật về “quả bom” khủng hoảng Venezuela
Giá dầu đang bào mòn nhanh chóng túi tiền các tỷ phú Nga
Trong thập niên 90, việc Liên Xô tan ra đã khiến hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh giải thể và giải phóng sức sản xuất của người dân, qua đó tạo nên hàng loạt những doanh nhân và tỷ phú nổi tiếng.
Nghiên cứu của Forbes trong khoảng 1996-2008 cho thấy số lượng tỷ phú của Nga đã tăng đột biến từ 0 lên 87 người.
Tổng giá trị tài sản của những tỷ phú này năm 2008 (lấy tỷ giá năm 2015) là hơn 500 tỷ USD, chủ yếu kinh doanh trong các lĩnh vực như dầu khí, than đá, khai thác quặng và tài chính.
Theo các chuyên gia, sự tăng trưởng về số tỷ phú Nga ngoài lý do nền kinh tế được mở cửa thì còn là do xu thế chung của toàn cầu khi giao dịch thương mại tăng trưởng mạnh trong khoảng thời gian này.
Dẫu vậy, tầng lớp siêu giàu Nga cũng chịu ảnh hưởng từ các cuộc khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu. Năm 2009, khủng hoảng tài chính đã khiến gần 2/3 số tỷ phú Nga bị loại khỏi danh sách các tỷ phú của Forbes.
Năm 2015, giá dầu giảm hơn 50% đã khiến 23 tỷ phú Nga bị suy giảm tài sản và mất danh hiệu “tỷ phú”.
Bí quyết kinh doanh độc đáo của hãng công nghệ 5 tỷ USD
Ông Brandon Cipes, Phó chủ tịch phụ trách hệ thống thông tin tại công ty OceanX đã dành đủ thời gian cho vị trí cấp cao mảng công nghệ thông tin, đến mức rất ghét một cuộc gọi chào bán hàng. “Giống như chuyện mua một chiếc xe hơi - một quá trình có vẻ như đơn giản - nhưng mỗi lần tôi cần mua thì nó giống như một thử thách kéo dài từ năm đến sáu giờ. Hầu hết chúng ta đều nỗ lực để các nhân viên bán hàng không làm phiền mình”, ông Cipes nói.
Dù vậy, không phải lúc nào ông cũng nghĩ như thế. Hồi năm 2013, ông vẫn quen với các nhân viên bán hàng song tư duy của ông khác đi kể từ khi ông gửi thư điện tử đến hãng sản xuất phần mềm Atlassian yêu cầu công ty này gửi một đại diện bán hàng đến cho ông. Hãng công nghệ trả lời “không”.
Atlassian là công ty thực hiện các ứng dụng nhắn tin và quản lý dự án phổ biến như Jira và HipChat, và không đặt ra doanh số bán hàng hay giảm giá vào cuối mỗi quý. Đội ngũ bán hàng của họ không tiếp thị sản phẩm đến bất cứ ai, vì Atlassian chẳng có lấy một nhân viên trong nhóm bán hàng.
Từ chỗ một cái tên vô danh, công ty Úc trở thành ngọn hải đăng cho các doanh nghiệp khác chỉ nhờ vào tiếp thị truyền miệng để xây dựng thị phần. “Khách hàng chẳng muốn gọi một nhân viên bán hàng nếu họ không cần. Khách hàng thích tìm câu trả lời trên trang web hơn”, CEO Atlassian Scott Farquhar nói.
Cách các hãng công nghệ bán phần mềm thay đổi đáng kể trong thập niên qua. Sự sẵn có của các phương án thay thế mã nguồn mở thúc đẩy các thương hiệu truyền thống, nâng cao thách thức cung cấp nhiều phiên bản miễn phí và dùng thử phần mềm.
IBM, Oracle và Hewlett Packard Enterprise (HP), những hãng truyền thống thuê hàng ngàn nhân viên bán hàng có hưởng hoa hồng, đang mua lại nguồn mở hoặc công ty đám mây với các phương pháp bán hàng khác nhau. Slack, Dropbox và GitHub cố gắng thu hút khách hàng doanh nghiệp chủ yếu bằng các đánh giá tốt. Ý tưởng của họ là phân phối sản phẩm đến cá nhân và nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng và kỳ vọng nhu cầu sẽ tăng lên theo đó.
Đến nay, Atlassian là ví dụ điển hình nhất của mô hình này. Công ty xuất hiện trên thị trường 14 năm, được định giá 5 tỷ USD kể từ khi lên sàn chứng khoán hồi tháng 12.2015. Hơn 80 công ty trong danh sách top 100 doanh nghiệp của Fortune sử dụng phần mềm của Atlassian. Các nhà đầu tư mạo hiểm và đồng doanh nghiệp bạn thường nói về việc đi theo ít nhất là một phần chiến lược bán hàng của hãng.
Ông Farquhar và CEO đồng cấp Mike Cannon-Brookes thành lập Atlassian khi họ học ngành IT tại Đại học New South Wales. Ban đầu, cặp đôi khởi nghiệp dựa vào tiếp thị truyền miệng vì họ không biết gì về việc bán phần mềm.
Bước đột phá đầu tiên của họ là vào năm 2002, khi trang web cho phép bạn tải về bản dùng thử miễn phí song đó chưa phải là phiên bản trang bị đầy đủ như bản được bán ra. Tất cả đơn hàng của họ đến qua fax. Một ngày nọ, máy fax đưa đến đơn hàng của American Airlines. Một nhân viên của hãng hàng không này đã tải phần mềm và định hình nó mà không cần sự giúp đỡ của Atlassian. American Airlines đã chi 800 USD cho đơn hàng đầu tiên đó.
“Đó là bước ngoặc lớn đối với chúng tôi”, ông Farquhar nói, cho hay cả hai nhà sáng lập đều tự tin rằng họ có thể tiếp tục phát triển mô hình kinh doanh mà không cần lấy một nhân viên bán hàng.
Năm 2015, doanh số của Atlassian là 320 triệu USD. Chi phí bán hàng, tiếp thị của hãng chủ yếu đổ vào quảng cáo, thanh toán cho các đối tác chỉ bằng 1/5 con số trên. Trong khi đó, Salesforce.com chi một nửa doanh thu cho việc bán hàng và tiếp thị và hãng Box, công ty trả lương cao cho đội ngũ nhân viên bán hàng trong vài năm qua, thì chi đến 80%. Doanh thu của Atlassian được cho là sẽ lên đến 450 triệu USD trong năm nay.
Chủ tịch Atlassian Jay Simons cho hay tiết kiệm chi phí trả cho nhân viên bán hàng giúp công ty có nhiều tiền để đầu tư vào nghiên cứu, phát triển nhằm tinh chỉnh phần mềm, giúp nó dễ dàng được thử nghiệm, hiểu và mua hơn. “Nhân viên bán hàng là lựa chọn cuối cùng khi tất cả các phương án khác của bạn không hoạt động tốt”, Farquhar nói.
Tuy nhiên không phải ai cũng nghĩ như thế. Tại Thung lũng Silicon, Peter Levine, đối tác của hãng đầu tư Andreessen Horowitz nói: “Khi bạn thêm vào đội ngũ bán hàng, doanh thu tăng với tốc độ lớn hơn là chi phí vận hành đội ngũ”. GitHub, công ty mà Andreessen Horowitz đổ tiền vào, đã và đang tích cực tuyển dụng nhân viên bán hàng.
Nga tính xây dựng nhà máy lọc dầu ở Lào và đường ống dẫn dầu ở Việt Nam