Quan điểm của Chính phủ về đề xuất thành lập Sở Giao dịch vàng quốc gia
Thông tư 06 nối tiếp Thông tư 36: Nhà đầu tư bất động sản thở phào
Các vụ bê bối vẽ lại bức tranh doanh nghiệp Nhật
Alibaba vừa nhận 1 tỷ USD từ Temasek
Đồng tiền tăng giá mạnh nhất châu Á
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-06-2016
- Cập nhật : 02/06/2016
Trung Quốc truy lùng người xô thị trường chứng khoán “đổ sập”
Thị trường giao dịch tương lai của Trung Quốc là một trong những thị trường sôi động nhất trên thế giới. Ảnh: Bloomberg
Đồng USD dịch chuyển trái chiều sau báo cáo tiêu dùng
Đồng USD tăng 0,1% so với euro lên 1,11315USD/EUR.
Đồng USD giảm 0,4% so với đồng yen xuống 110,7JPY/USD.
Chỉ số Wall Street Journal Dollar Index, theo dõi tỷ giá USD với 16 đồng tiền chủ chốt, đi ngang.
Số liệu Bộ thương mại Mỹ cho thấy chi tiêu cá nhân tăng 1% trong tháng Tư, mạnh nhất trong vòng 7 năm. Tuy nhiên chỉ số niềm tin người tiêu dùng giảm trong tháng Năm sau khi giảm trong tháng Tư.
Từ đầu tháng, đồng USD tăng giá do kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất.
Thứ Sáu, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang (Fed) Janet Yellen phát biểu tại trường Havard, cho biết việc Fed nâng lãi suất một cách từ từ và thận trọng là thích hợp. Phiên họp chính sách sắp tới của Fed sẽ diễn ra vào trung tuần tháng Sáu.
Báo cáo việc làm tháng Năm sẽ được thị trường theo dõi sát sao để tìm manh mối cho phiên họp chính sách trong tháng Sáu này. Số liệu được công bố vào thứ Sáu.
Đồng USD tăng so với một số đồng tiền các nước xuất khẩu hàng hóa khi giá dầu giảm. Bạc xanh tăng 0,4% so với dollar Canada và 0,3% so với krone Na-uy.
Doanh nghiệp thích Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU hơn TPP
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) và Hiệp đinh đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ bắt đầu có hiệu lực trong 1-2 năm tới. Thời điểm này, sự khác nhau giữa hai hiệp định đang khiến các doanh nghiệp (DN) lo lắng về việc cân bằng lợi ích giữa hai khu vực.
Đại diện một doanh nghiệp đến từ Mỹ chia sẻ: So sánh cam kết của VN tôi thấy, EVFTA có phần lợi hơn rất nhiều, đặc biệt là trong mua sắm chính phủ khi được mở rộng mua sắm các gói thầu ở cả các địa phương”.
Ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Công Thương cho biết: “Trong đàm phán để ký kết hai hiệp định này, chúng tôi không muốn tạo ra sự phân biệt đối xử giữa hàng hóa nhập khẩu giữa EU và các nước thành viên TPP. Tuy nhiên một nguyên tắc cơ bản của đàm phán thương mại quốc tế luôn luôn được tiến hành trên cơ sở “có đi có lại”.
Trước hết, từ phía Việt Nam, khi EVFTA có hiệu lực sẽ yêu cầu EU ngay lập tức dỡ bỏ 85% biểu thuế áp cho hàng hóa Việt Nam. Trong vòng 7 năm tiếp theo, 99% biểu thuế của EU áp cho hàng hóa Việt Nam phải gỡ bỏ. Đây là một tỷ lệ rất lớn trong một hiệp định thương mại mà Việt Nam có thể dành được.
Thực tế, trong đàm phán EVFTA thì EU đã đưa ra những điều khoản hấp dẫn cho Việt Nam chi từng mặt hàng cụ thể. Ví dụ như trong vòng 7 năm đã dỡ bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu cho hàng hóa dệt may của Việt Nam. Thêm vào đó, EU không đòi hỏi nguyên tắc xuất xứ của sản phẩm dệt may từ sợi trở đi, mà thay vào đó là từ vải. Đối với da giày cũng dỡ bỏ toàn bộ thuế nhập khẩu.
Đặc biệt EU hỗ trợ rất tốt việc tiếp cận thị trường của các sản phẩm nông nghiệp. Đơn cử như xóa bỏ thuế nhập khẩu cho sản phẩm cá trong vòng 3 năm, cấp hạn ngạch 10.000 tấn đường trong một năm mặc dù đây là một sản phẩm nhạy cảm ở châu Âu.
Như vậy, theo ông Khánh, với nguyên tắc “có đi có lại” thì Việt Nam cũng phải dành cho EU những cam kết tốt hơn so với các cam kết trong TPP trong lĩnh vực mua sắm chính phủ.
“Với lĩnh vực này chúng tôi đã có những cam kết đi xa hơn so với TPP. Tôi xin nhắc lại đó không phải là ý định chủ quan của Việt Nam. Chúng tôi không muốn đưa ra sự phân biệt đối xử nào giữa hai hiệp định, mà tuân thủ nguyên tác “có đi có lại” nên có những khác biệt nhỏ như vậy”.
Ông Mauro Petriccione, Phó Tổng cục Tương mại Ủy ban châu Âu bày tỏ: “Điểm khác biệt lớn nhất của hai hiệp định này là trong lĩnh vực mua sắm công. EVFTA được mở rộng hơn so với TPP. Còn lại những lợi ích nhận được từ hai hiệp định này là tương thích và hỗ trợ cho nhau chứ không hẳn là mâu thuẫn”.
Vị này cho hay, EU là khối thương mại lớn và lợi lích luôn là hai chiều và nội dung cũng không có gì mới. Đối với những rào cản kỹ thuật thì chủ yếu vẫn là đáp ứng đúng với tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Đây là những đòi hỏi chính đáng của đời sống vì vậy nếu chúng áp dụng vừa đủ cho những mục tiêu công cộng chính đáng đó cũng là điều bình thường.
Bầu Thắng lãi hàng trăm tỷ nhờ “đá hiệp phụ” với Kinh Đô
Công ty cổ phần Đồng Tâm vừa tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2016. Tại đại hội, Đồng Tâm cho biết năm 2015, công ty đạt doanh thu thuần 1.886 tỷ đồng, tăng 6,88% so với năm 2014. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng tới 58,09%, lên mức 279 tỷ đồng.
Đây là mức lãi lớn nhất của Đồng Tâm, ghi nhận dấu ấn trở lại của Bầu Thắng sau giai đoạn làm ăn sa sút. Năm 2011-2012, Đồng Tâm đã lỗ 230 tỷ đồng và gặp nhiều sóng gió. Tuy nhiên, công ty đã dần tăng trưởng trở lại, đến năm 2014 lấy lại vị thế với mức lãi 176 tỷ đồng.
Khoản lợi nhuận lớn của Đồng Tâm là do chiến lược đầu tư trước đó. Với 45 năm gắn với thương hiệu sản xuất các loại gạch, ngói, bê tông và sơn nước…, nhưng Bầu Thắng đã gây bất ngờ khi quyết định đầu tư vào "đế chế" bánh kẹo Kinh Đô (sau này đổi tên là KiDo). Cuối tháng 5/2014, Bầu Thắng và ban lãnh đạo Đồng Tâm đã quyết định chi gần 460 tỷ đồng mua hơn 10,4 triệu cổ phần KDC. Khoản đầu tư này đã gặp nhiều ý kiến trái chiều, lúc đó giới đầu tư cho rằng đây là một quyết định đầu tư mạo hiểm bởi nguồn tiền đầu tư lớn này chiếm tới hơn 80% vốn chủ sở hữu của Đồng Tâm lúc đó. Cổ phiếu KDC khi đó cũng được định giá ở mức khá cao.
Hơn nữa, trong nửa đầu năm 2014, kết quả kinh doanh của Đồng Tâm kém khả quan khi doanh thu giảm tới 35% và lợi nhuận chỉ đạt 32,4 tỷ đồng, giảm tới 65% so với cùng kỳ. Lợi nhuận chủ yếu đến từ tiền bồi thường, vi phạm hợp đồng. Khi đó Bầu Thắng giải thích quyết định đầu tư vào Kinh Đô vì đây là doanh nghiệp tốt, có chiến lược kinh doanh mới tiềm năng và cổ tức hàng năm chi trả ở mức khá cao. Giữa Bầu Thắng và ông Trần Lệ Nguyên - Phó chủ tịch của Kinh Đô cũng có mối quan hệ thân thiết.
Cuối năm 2014, khoản đầu tư đã cho "quả ngọt" khi giá cổ phiếu tăng mạnh do thông tin Kinh Đô đã hoàn tất thương vụ bán 80% mảng bánh kẹo cho Tập đoàn Mondelēz International thu về 7.846 tỷ đồng (tương đương 370 triệu USD). Ngay sau đó, Kinh Đô quyết định trả cổ tức "khủng" 200%, cổ phiếu KDC được nhà đầu tư săn lùng và luôn trong tình trạng cháy hàng.
Đến tháng 8/2015, Đồng Tâm với việc sở hữu gần 12,5 triệu cổ phiếu (tăng do chia cổ phiếu thưởng) đã nhận về khoảng 260 tỷ đồng tiền mặt. Trước đó năm 2014 cũng nhận về 23 tỷ đồng tiền cổ tức. Khoản tiền này đã góp phần lớn vào lợi nhuận của Đồng Tâm năm 2015.
Sau khi nhận cổ tức khủng, Đồng Tâm đã có động thái thoái vốn và không còn là cổ đông lớn của Kinh Đô nữa. Năm 2016, Công ty đặt mục tiêu doanh thu 2.050 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm xuống 210 tỷ, trả cổ tức dự kiến là 25%.
Ông Võ Quốc Thắng sinh năm 1967 tại Long An. Thời trẻ ông du học ở Đại học Quebec Montreal (Canada). Bầu Thắng nổi tiếng trên cả lĩnh vực kinh doanh và bóng đá. Trong kinh doanh, Bầu Thắng đang cùng lúc giữ chức Chủ tịch của Đồng Tâm và Ngân hàng Kiên Long. Hai thương hiệu này đang hồi phục và phát triển. Năm 2015 lợi nhuận của Kiên Long khoảng 216 tỷ đồng và đặt mục tiêu vượt 300 tỷ trong năm nay.
Trong bóng đá, ông được biết đến với với vai trò ông bầu của hai Câu lạc bộ Gạch Đồng Tâm và Kiên Long. Bầu Thắng còn giữ chức Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp (VPF) - đơn vị tổ chức điều hành các giải bóng đá chuyên nghiệp tại Việt Nam.(VNEX)
Đề xuất của Vietnam Arilines lập hãng hàng không mới “bỏ quên” nhiều văn bản pháp lý?
“Đề án đúng quy định, đúng chủ trương”
Mới đây Bộ Giao thông vận tải đã có báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thành lập CTCP hàng không VASCO trong đó, điểm đáng chú ý là Công ty Bay dịch vụ Hàng không (VASCO) – đơn vị trực thuộc của Vietnam Airlines sẽ được chuyển đổi thành một hãng hàng không cổ phần với tên gọi SkyViet.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, VASCO đã được Cục Hàng không Việt Nam cấp chứng chỉ khai thác tàu bay và Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế cấp mã vận chuyển theo quy định. Với cơ cấu là đơn vị hạch toán phụ thuộc Vietnam Airlines, Công ty VASCO được giao đội tàu bay ATR72 để khai thác, cung cấp dịch vụ vận tải hàng không đi, đến sân bay tại các địa phương chưa tiếp nhận được tàu bay phản lực thân hẹp.
Bộ Giao thông vận tải cho biết, cơ sở pháp lý và quá trình thực hiện chuyển đổi VASCO thành công ty cổ phần dựa trên công văn số 1567/TTg-CN ngày 18/10/2007 về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển đội máy bay đến 2015 và 2020, các dự án mua máy bay.
Trong đó, Thủ tướng chỉ đạo: “Cho phép Tổng công ty hàng không Việt Nam xây dựng đề án thành lập hãng hàng không cổ phần trên cơ sở tổ chức lại Công ty Bay dịch vụ hàng không (VASCO) với sự tham gia của CTCP Cho thuê máy bay Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và các cổ đông khác”.
Bộ Giao thông vận tải cũng cho biết, ngày 22/9/2008, Thủ tướng tiếp tục có công văn số 1567/TTg-CN về việc phê duyệt các dự án phát triển đội máy bay của Vietnam Airlines và CTCP Cho thuê máy bay Việt Nam trong đó chỉ đạo: “Cho phép Tổng công ty hàng không Việt Nam thuê tư vấn định giá VASCO như một doanh nghiệp thông thường và cho phép chỉ định VietAir (sau khi thành lập) mua lại VASCO theo giá trị đã được tổ chức tư vấn độc lập xác định”.
“Tuy nhiên, VietAir đã không được thành lập như dự kiến do vậy Vietnam Airlines tiếp tục thực hiện phương án phát triển VASCO theo hướng thành lập công ty cổ phần như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại công văn ngày 18/10/2007”, báo cáo của Bộ Giao thông vận tải cho hay.
Tỷ lệ góp vốn cụ thể, Vietnam Airlines góp 51% vốn điều lệ thông qua tài sản hiện hữu do Chi nhánh Tổng công ty hàng không Việt Nam - CTCP - Công ty bay dịch vụ hàng không đang quản lý và khai thác, kho phụ tùng vật tư máy bay ATR72-500, động cơ dự phòng máy bay. Giá trị tài sản được Công ty cổ phần Định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam định giá theo quy định.
Trong khi, hai cổ đông còn lại là Công ty TNHH MTV quản lý quỹ Kỹ thương (Techcom Capital) là 48%, Công ty cổ phần Phát triển dự án Techcomdeveloper 1% vốn điều lệ.
Tại báo cáo gửi Thủ tướng, Bộ Giao thông vận tải đánh giá, việc thành lập VASCO theo hình thức góp vốn cùng 2 cổ đông khác theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp, phù hợp với chiến lược phát triển doanh nghiệp, đảm bảo quá trình tái cơ cấu và hoạt động kinh doanh của VASCO.
“Bộ Giao thông vận tải thấy rằng Đề án được xây dựng theo đúng quy định của pháp luật, đúng chủ trương đã được Thủ tướng phê duyệt, phù hợp với quy hoạch phát triển ngành hàng không do vậy Bộ đã có công văn 352/BGTVT-QLDN ngày 11/1/2016 đồng ý về chủ trương của Vietnam Airlines về việc tham gia góp vốn thành lập CTCP hàng không VASCO theo đề xuất của người đại diện phần vốn Nhà nước tại Vietnam Airlines”, Bộ Giao thông vận tải cho hay.
Đồng thời Bộ Giao thông vận tải tiếp tục dẫn ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản 1567/TTg-CN cho biết, Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét và cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không và kinh doanh hàng không chung cho CTCP hàng không SkyViet theo đúng thẩm quyền quy định”.
Nhiều văn bản pháp lý bị “bỏ quên”?
Thủ tướng đã phê duyệt các dự án phát triển đội tàu bay của Vietnam Airlines và Công ty cổ phần cho thuê máu bay Việt Nam tại công văn số 1567 ngày 22/9/2008 nêu trên, cho phép VNA thuê tư vấn định giá Vasco như một doanh nghiệp thông thường và cho phép chỉ định VietAir (sau khi được thành lập) mua lại Vasco theo giá trị đã được tổ chức tư vấn độc lập xác định.
Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không giai đoạn đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 có nêu, đến năm 2020, phát triển VASCO theo hướng công ty cổ phần kết hợp giữa cung cấp các dịch vụ bay phục vụ kinh tế quốc dân, chuyển phát nhanh, chở hàng đường ngắn với phát triển dịch vụ vận chuyển hành khách, hàng hoá thường lệ.
Tuy định hướng về phương án hoạt động của VASCO như trên, đến ngày 20/4/2011 Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 586/QĐ-TTg, Phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietnam Airlines trong đó quy định VASCO là 1 trong 12 đơn vị trực thuộc Vietnam Airlines, VASCO không trong danh sách các công ty con, công ty liên kết của Vietnam Airlines.
Thủ tướng chỉ đạo tại văn bản phê duyệt phương án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước của Vietnam Airlines số 2129 ngày 15/11/2011, VASCO không trong danh sách 5 công ty được thực hiện cổ phần hoá là Công ty mẹ Vietnam Airlines, 1 công ty Vietnam Airlines nắm trên 50% vốn điều lệ và 3 công ty Vietnam Airlines được quyết định tỷ lệ cổ phần nắm giữ. Vietnam Airlines báo cáo Thủ tướng tình hình thực hiện tái cơ cấu VASCO đề xuất phương án sắp xếp lại, trình Thủ tướng trong quý IV/2011.
Tiếp đó, Thủ tướng phê duyệt Đề án tái cơ cấu Vietnam Airlines giai đoạn 2012-2015 tại Quyết định 172/QĐ-TTg ngày 16/1/2013 cũng khẳng định VASCO là 1 trong 9 đơn vị phụ thuộc công ty mẹ Vietnam Airlines, không có nội dung cho phép Vietnam Airlines chuyển VASCO thành CTCP và góp trên 50% vốn điều lệ.
Tại Nghị định 183/NĐ-CP ban hành ngày 15/11/2013 có hiệu lực thi hành kể từ 5/1/2014 cũng quy định VASCO là 1 trong 12 đơn vị trực thuộc Vietnam Airlines.
Như vậy, VASCO, một đơn vị phụ thuộc, hạch toán phụ thuộc, nằm trong cơ cấu của Vietnam Airlines doanh nghiệp do Nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, sở hữu nhiều vốn, tài sản của nhà nước đột nhiên được định giá không công khai kế hoạch, không tổ chức đấu thầu, không đưa ra các tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư. Và Techcombank lại được tham gia góp vốn để thành lập một hãng hàng không mới với vốn góp 49% vốn điều lệ.
Thêm nữa, con số 300 tỷ đồng vốn điều lệ, trong đó Tổng công ty góp vốn bằng tài sản hiện có do Vasco đang quản lý như đội tàu bay ATR 72, kho phụ tùng vật tư, động cơ dự phòng… chỉ tương đương 153 tỷ đồng hiện cũng gây tranh cãi khi trước đó, một hãng hàng không khác là Jetstar Pacific, Vietnam Arilines hiện đang nắm giữ 70% từng được định giá là 150 triệu USD, tương đương hơn 3.000 tỷ đồng.(Bizlive)