Giá dầu thế giới giảm mạnh do tâm lý thận trọng của nhà đầu tư
Cá tra xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị cảnh báo kháng sinh?
Ồ ạt nhập lậu thuốc lá Jet và Hero từ Campuchia về Việt Nam
Samsung khởi kiện tập đoàn điện thoại lớn nhất Trung Quốc
Nga khẳng định tiếp tục thả nổi đồng ruble
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 22-07-2016
- Cập nhật : 22/07/2016
Thái Lan hạ mục tiêu về doanh thu từ hoạt động ngành du lịch
Riêng đối với thị trường du lịch Australia, đây sẽ là một thách thức cho TAT do giá trị của đồng đôla Australia (AUD) đã giảm 30%, trong bối cảnh số lượng các chuyến bay giá rẻ giữa Australia và Bali (Indonesia) tăng mạnh. Với tình hình này, số lượng du khách Australia tới Thái Lan sẽ giảm trong nửa cuối năm nay.
EU công bố gói viện trợ mới giúp nông dân ngành sữa
Kế hoạch trên được đưa ra trong khuôn khổ cuộc họp của các Bộ trưởng Nông nghiệp của 28 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), qua đó nâng tổng số tiền được huy động để hỗ trợ cho nông dân lên 1 tỷ euro (1,106 tỷ USD).
Theo Ủy viên châu Âu phụ trách nông nghiệp và phát triển nông thôn Phil Hogan, gói hỗ trợ mới này giúp đỡ những nông dân đang bị ảnh hưởng, với hy vọng giá mặt hàng sữa sẽ sớm phục hồi.
Phần lớn trong khoản hỗ trợ mới này sẽ được phân bổ cho 28 nước thành viên để các nước tự triển khai các biện pháp tiếp theo nhằm hỗ trợ người nông dân.
Nông dân châu Âu đã phải chật vật đối phó với cuộc khủng hoảng giá nông sản trong gần 2 năm qua.
Một loạt các yếu tố - như việc hủy bỏ hạn ngạch sữa, nhu cầu thị trường giảm, lệnh cấm vận của Nga đối với các sản phẩm của châu Âu nhằm đáp trả các biện pháp trừng phạt của phương Tây liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine - đã khiến giá các sản phẩm chế biến từ thịt bò, thịt lợn và sữa sụt giảm mạnh.
Hồi tháng 9 năm ngoái, EU đã chi 500 triệu euro từ quỹ khẩn cấp để hỗ trợ nông dân các nước thành viên, song giá sữa và các mặt hàng nông sản khác của các nước trong liên minh vẫn chưa thể phục hồi.
Ngành công nghiệp da Ấn Độ để mắt tới thị trường Việt Nam
Các doanh nghiệp da giày Ấn Độ gần đây đã phát hiện Việt Nam là thị trường khổng lồ, trong khi các đối tác Việt Nam nhập khẩu khối lượng lớn da, nhưng ít hơn từ Ấn Độ.
Trong năm 2015, Việt Nam nhập khẩu 5 tỉ USD da thuộc và phụ kiện, chỉ 5% từ Ấn Độ - nhà sản xuất da giày lớn thứ 2 thế giới. Việt Nam xuất khẩu 850 triệu đôi giày mỗi năm, nhưng đối mặt với sự thiếu hụt nguyên liệu nghiêm trọng, đặc biệt da chế biến.
Ông Diệp Thành Kiệt, phó chủ tịch Hiệp hội da giày và túi xách Việt Nam đã đề nghị với các đối tác Ấn Độ tại cuộc họp diễn ra ngày 14/7, bên lề hội chợ da năm 2016 tại thành phố Hồ Chí Minh, với sự tham gia của 41 doanh nghiệp Ấn Độ: da Ấn Độ có mức giá và chất lượng tốt; tại sao chúng ta không thể mua từ Ấn Độ?
Mỗi năm, chúng tôi nhập hàng tỉ đồng da từ các nước khác, không phải là Ấn Độ?
Tuy nhiên, những điều này có sự thay đổi trong thời gian gần đây, với xuất khẩu da giày Ấn Độ sang Việt Nam liên tục tăng. Mức tăng từ 40,66 triệu USD năm 2009/2010 lên 117,07 triệu USD năm 2014/15. Báo cáo mới nhất cho biết, trong giai đoạn từ tháng 4-12/2015, con số này tăng lên 84,5 triệu USD. Rafeeque Ahmed, chủ tịch Hội đồng xuất khẩu da Ấn Độ kêu gọi các công ty da giày Việt Nam nắm bắt cơ hội từ Ấn Độ, thị trường cung cấp lớn.
Ước tính, thị trường da giày Ấn Độ sẽ đạt 6,5 tỉ USD hiện tại và dự kiến sẽ tăng lên 12 tỉ USD vào năm 2020.
Ấn Độ nổi tiếng với da thô chất lượng, trong khi dân số trẻ lớn điều đó có nghĩa là sẵn có lao động lành nghề với mức lương cạnh tranh, Ahmed cho biết.
Ngành công nghiệp da giày nước này là một trong top 10 nguồn thu ngoại tệ hàng đầu của Ấn Độ, với ước tính 6 tỉ USD.
Khan of Kbro Leathertex, người đã đến thăm nước này, lần đầu tiên tham gia triển lãm cho biết, bà nghĩ Việt Nam là 1 thị trường nhỏ, nhưng hiện tại lớn và bà có kế hoạch mở 1 văn phòng vào năm 2017.
Việt Nam đã ký một số Hiệp định thương mại tự do với những thị trường quan trọng trên thế giới và là thành viên của TPP sẽ có lợi thế lớn đối với các nhà đầu tư tại đây.
Đại sứ Ấn Độ sang Việt Nam, Parvathaneni Harish cho biết, thương mại song phương đạt 7 tỉ USD vào năm 2015 và dự kiến sẽ tăng lên 15 tỉ USD vào năm 2020.
Ngành da giày sẽ đóng góp đáng kể để đạt được mục tiêu, ông cho biết. Các công ty Ấn Độ cũng thấy cơ hội lớn tại thị trường Việt Nam, ông cho biết thêm.(VITIC)
Nhập khẩu bò Úc 6 tháng đầu năm giảm
Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2016 cả nước đã nhập khẩu 129.471 con bò sống từ Australia. So với cùng kỳ năm ngoái, số lượng này đã giảm khoảng 35%.
Theo Cục Chăn nuôi, Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu bò Úc nhiều nhất, đứng sau Indonesia và Trung Quốc. Năm 2015, tổng đàn bò Úc nhập khẩu về Việt Nam trên 300.000 con.
Tuy nhiên nguyên nhân giảm không phải do các lò mổ của Việt Nam vi phạm tiêu chuẩn ESCAS (Hệ thống đảm bảo chất lượng chuỗi cung ứng xuất khẩu, đảm bảo gia súc sống được xử lý theo tiêu chuẩn phúc lợi động vật quốc tế).
Hiện nay nguồn cung ứng bò trong nước đã tốt hơn do doanh nghiệp và người dân đã nuôi bò thịt nhiều hơn trước, Cục Thú y cho hay.
Đại sứ quán Úc cũng cho biết, số lượng gia súc xuất khẩu từ Australia sang Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm nhu cầu từ Việt Nam, giá cả nhà xuất khẩu Australia đưa ra và các yếu tố quốc tế như tỉ giá hối đoái. Đây là vấn đề thương mại giữa nhà nhập khẩu Việt Nam và nhà xuất khẩu bạn.
Liên quan đến việc Australia tạm ngừng xuất khẩu bò sang Việt Nam vì một số lò mổ dùng búa tạ để giết bò, ông Tống Xuân Chinh, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, thực tế là nước này tạm dừng để điều tra chứ không phải cấm xuất khẩu bò vào Việt Nam, khi có bằng chứng xác thực mới có quyết định phạt. Hiện nay chưa có trả lời chính xác từ Bộ Nông nghiệp Australia.
Theo ông Chinh, việc Australia ngưng xuất khẩu bò sang Việt Nam sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp chăn nuôi. Tuy nhiên, nó chưa thể ảnh hưởng ngay vì doanh nghiệp đã nhập khẩu bò về với số lượng lớn. Phải khoảng 6 tháng sau khi Australia cấm xuất khẩu thì mới tác động đến giá cả ở thị trường Việt Nam.
Sau cảnh báo về việc ngược đãi động vật từ phía Australia, Bà Amy Guihot, Tham tán phụ trách Nông nghiệp, Đại sứ quán Australia tại Hà Nội cho biết, lệnh cấm xuất khẩu vẫn có hiệu lực cho đến khi cuộc điều tra được hoàn tất hoặc có đủ thông tin cần thiết để đưa ra quyết định chính thức về các thành phần trong chuỗi cung ứng (bao gồm nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu, các cơ sở giết mổ và kiểm toán viên độc lập).
Còn phía Cục Thú y cũng cho hay cục luôn yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu phải tuân thủ các quy định do phía Australia đưa ra. Đây là trách nhiệm của các công ty nhập khẩu khi đã ký hợp đồng với các nhà xuất khẩu của Australia. Cục Thú y sẽ tiếp tục phối hợp với phía Australia để tăng cường vấn đề quản lý giết mổ bò Úc theo đúng quy trình.
Lào muốn xuất khẩu gạo sạch sang thị trường Trung Quốc
Hiện mới chỉ có 15-20% tổng diện tích gieo trồng 11.500 ha được áp dụng các phương pháp sản xuất hữu cơ.