Dự án tuyến metro số 2 “đội vốn” 726 triệu USD
Kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu dịp Têt Nguyên đán 2016
Doanh nghiệp nhận giấy phép kinh doanh trong 3 ngày
Vingroup giải thể 4 công ty con
Vingroup đề xuất đầu tư dự án cải tạo đường Nguyễn Hữu Cảnh
Tin kinh tế đọc nhanh trưa 01-06-2016
- Cập nhật : 01/06/2016
Châu Á nhập khẩu dầu thô của Iran tăng 13% trong tháng 4
Quốc gia | T3/2016 | T3/2015 | +/- (%) | 4T/2016 | 4T/2015 | +/- (%) |
Trung Quốc | 671.176 | 707.400 | -5,1 | 551.282 | 587.191 | -6,1 |
Ấn Độ | 392.900 | 264.100 | 48,8 | 322.500 | 160.500 | 100,9 |
Nhật Bản | 19.161 | 68.275 | -71,9 | 216.188 | 188.061 | 15,0 |
Hàn Quốc | 237.133 | 126.033 | 88,2 | 247.628 | 116.942 | 111,8 |
Tổng cộng | 1.320.370 | 1.165.808 | 13,3 | 1.337.598 | 1.052.694 | 27,1 |
Indonesia sẽ giảm sản lượng than trong năm tới
Bamgang Gatot, tổng giám đốc than và khoáng sản trả lời các nhà báo tại một sự kiện của ngành “đây là sự lựa chọn tự nhiên. Các mỏ nhỏ không hiệu quả sẽ không mạnh và sẽ chết”.
Nội địa vẫn là thị trường trọng điểm tiêu thụ vải thiều
Tổng sản lượng vải giảm
Theo ông Dương Văn Thái, tổng diện tích vải thiều năm 2016 toàn tỉnh Bắc Giang là 30.000 ha, giảm 1.000 ha so với năm 2015, do chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Tổng sản lượng vải thiều toàn tỉnh ước đạt 130.000 tấn, giảm 65.000 tấn so với năm 2015. Mức giảm này do thời tiết không thuận lợi. Sản lượng vải chín sớm ước đạt khoảng 23.000 tấn, chiếm 17,7%; vải thiều chính vụ là 107.000 tấn, chiếm 82,3%.
Sản lượng vải thiều tập trung ở các huyện Lục Ngạn ước đạt 70.000 tấn, Lục Nam 28.000 tấn, Tân Yên 8.000 tấn, Lạng Giang 6.500 tấn, Yên Thế 12.000 tấn và Sơn Động 5.700 tấn.
Về chất lượng vải thiều, ông Thái cũng cho biết, ở bình diện chung năm nay vải có chất lượng cao hơn những năm trước. Tính riêng vùng sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGap là 12.560 ha, sản lượng dự kiến đạt khoảng 53.000 tấn, đáp ứng được nhu cầu sử dụng quả vải chất lượng cao.
Trong đó, huyện Lục Ngạn được Mỹ cấp 15 mã vùng trồng vải cho hơn 200 hộ dân với 158 ha theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Vải được trồng tại đây có chất lượng đặc biệt, được chăm sóc dưới sự giám sát nghiêm ngặt về quy trình sản xuất của các cơ quan chức năng. Sản lượng dự kiến khoảng 1.000 tấn, đảm bảo điều kiện xuất sang Mỹ, Úc, EU...
Mở rộng thị trường
Theo ông Thái, dự kiến tổng sản lượng tiêu thụ trong nước khoảng 78.000 tấn, chiếm khoảng 60%, xuất khẩu khoảng 52.000 tấn, chiếm khoảng 40%. Thị trường trong nước chủ yếu ở các siêu thị, chợ đầu mối tại các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, TPHCM và các tỉnh phía Nam…
Đối với sản lượng xuất khẩu, ngoài các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Lào, Campuchia năm nay tỉnh đặt mục tiêu tiếp tục xuất khẩu vào các thị trường như Mỹ, Úc, EU…
“Hiện nay đã có nhiều doanh nghiệp đăng ký mua vải thiều để đưa vào thị trường Mỹ, Úc, EU… Một số doanh nghiệp chuyên xuất khẩu vải thiều như Công ty TNHH Thanh Bình Jeune (Pháp), Công ty TNHH Phong Sơn Tiệm (Hà Nội), Công ty Liên doanh xuất nhập khẩu Teanda (TPHCM) đã đến khảo sát và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đối với vải thiều đủ tiêu chuẩn xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Úc, EU... Một số doanh nghiệp trên địa bàn đang xúc tiến, tiếp cận thị trường Trung Đông”, ông Thái nói với TBKTSG Online.
Cũng theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, các công đoạn chuẩn bị cho thu hoạch, tiêu thụ vải thiều đã được chuẩn bị kỹ lưỡng. Vào vụ thu hoạch vải thiều, toàn tỉnh có khoảng gần 3.000 điểm thu mua lớn nhỏ, với trên 1.500 thương nhân trong và ngoài nước về thu mua và giám sát tiêu thụ vải thiều, trong đó riêng thương nhân là người Trung Quốc đến thu mua là trên 200 người.
Ông Thái cho biết nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ vải thiều, ngoài tổ chức tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, cải tiến kiểu dáng bao bì, nhãn hiệu hàng hóa thì ngày 13-6 tới UBND tỉnh Bắc Giang sẽ tổ chức các hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều tại tỉnh Lạng Sơn. Ngày 20-6 là hội nghị xúc tiến tại TPHCM, sau đó tổ chức tuần lễ vải thiều tại Hà Nội từ ngày 24-6-2016.
Được biết, năm 2015, thu hoạch vải thiều của Bắc Giang đạt sản lượng cao, được giá, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu thuận lợi. Giá trị sản xuất toàn tỉnh đạt khoảng 2.900 tỉ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 1.700 tỉ đồng (80 triệu đô la Mỹ). Thị trường tiêu thụ có sự chuyển dịch tích cực, tiêu thụ tại thị trường nội địa chiếm 55% tổng sản lượng, thị trường xuất khẩu chiếm 45%. Lần đầu tiên vải thiều tươi của Bắc Giang đã xuất khẩu vào các thị trường khó tính như Mỹ, Úc, Pháp, Anh, Nhật Bản, Malaysia…
Lý giải nguyên nhân dự kiến giảm tổng sản lượng xuất khẩu (từ 45% năm 2015 xuống còn 40% năm 2016), ông Trần Quang Tấn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang, cho biết từ trước tới nay, xuất khẩu vải thiều sang thị trường truyền thống Trung Quốc luôn chiếm 90% trong tổng số sản lượng xuất khẩu, năm nay các đơn vị chức năng chủ động giảm sản lượng xuất khẩu sang thị trường này, tập trung vào việc tiêu thụ trong nước, đồng thời mở rộng, nâng cao giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới (Anh, Mỹ, Pháp…).
Theo ông Tấn, việc làm này nhằm tạo sự ổn định trong tiêu thụ sản phẩm trong nước, tránh sự phụ thuộc vào một thị trường, đồng thời để khẳng định thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm khi đưa sản phẩm vào những thị trường khó tính hơn.
“Kết quả thực tế cho thấy mức tiêu thụ tại thị trường trong nước tốt. Trái vải có thời gian thu hoạch ngắn theo đó tập trung thị trường trong nước cũng là cách để giá trị tiêu thụ đạt mức cao nhất”, ông Tấn khẳng định.
Sản xuất công nghiệp 5 tháng đầu năm tăng 7,5%
Tổng cục Thống kê nhận định: Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2015. Thực tế này đã diễn ra liên tục từ đầu năm 2016 tới nay.
Vẫn theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng 5 ước tính tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó ngành khai khoáng giảm 4,4%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 11,2%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,2%; cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,4%.Tính chung 5 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng 9,4% của cùng kỳ năm 2015.
Trong các ngành công nghiệp, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%, đóng góp 6,8 điểm phần trăm vào mức tăng chung; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 12%, đóng góp 0,8 điểm phần trăm; ngành cung cấp nước và xử lý rác thải, nước thải tăng 8,5%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; riêng ngành khai khoáng giảm 1,2%, làm giảm 0,2 điểm phần trăm mức tăng chung.
Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 4/2016 giảm 1,2% so với tháng trước và tăng 8,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng đầu năm, chỉ số tiêu thụ ngành chế biến, chế tạo tăng 9,3% so với cùng kỳ năm 2015.
Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm 1/5/2016 tăng 8,7% so với cùng thời điểm năm 2015 (thấp hơn mức tăng 11,5% của cùng thời điểm năm trước). Trong đó một số ngành có chỉ số tồn kho tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm: Sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu tăng 2,5%; sản xuất đồ uống tăng 1%; sản xuất da, các sản phẩm có liên quan và sản xuất giường, tủ, bàn ghế cùng giảm 0,9%; sản xuất kim loại giảm 5,4%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn(trừ máy móc, thiết bị) giảm 16,6%; sản xuất thiết bị điện giảm 22,5%; sản xuất thuốc lá giảm 42,4%; sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 48,4%.
Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so với mức tăng chung: Sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và quang học tăng 104,9%; sản xuất xe có động cơ tăng 65,5%; sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy tăng 36,1%; sản xuất trang phục tăng 29,5%; sản xuất các sản phẩm từ cao su và plastic tăng 21,5%; sản xuất, chế biến thực phẩm tăng 19,9%.
Tỷ lệ tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo bình quân 4 tháng đầu năm 2016 là 72,9%, trong đó một số ngành có tỷ lệ tồn kho cao: Sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn 134,4%; sản xuất hóa chất và sản phẩm hóa chất 118,5%; sản xuất thuốc, hóa dược và dược liệu 114,9% (cộng dồn).
Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 1/5/2016 tăng 6,1% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó lao động khu vực doanh nghiệp Nhà nước tăng 0,2%; doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng 4,5%; doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 8,7%.
Tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm tăng 1,6%
Tổng Cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, tổng sản lượng thủy sản tháng 5 ước đạt 617.000 tấn, đưa tổng sản lượng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 2,447 triệu tấn, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm trước.
Trong số đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản tháng 5 ước đạt 369.000 tấn, tương đương với cùng kì năm trước, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản 5 tháng đầu năm đạt 1,149 triệu tấn, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, đại diện Tổng Cục Thủy sản cho biết, tháng qua do nhu cầu nguyên liệu đầu vào không ổn định khiến giá cá tra lúc tăng lúc giảm. Từ thực tế đó, người nuôi chủ yếu sản xuất cầm cự, không thả nuôi nhiều….
Trong khi đó, vào cuối tháng 4, một số tỉnh thuộc vùng biển bắc Trung bộ như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt trôi dạt vào bờ, ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng, cá khai thác không tiêu thụ được, nhiều ngư dân phải dừng đánh bắt ở vùng biển ven bờ và vùng lộng.
Tuy nhiên tháng 5 là thời điểm chính vụ khai thác cá. Bên cạnh đó, Nghị định 67 Chính phủ về hỗ trợ dầu và vay vốn đóng mới tàu cá tiếp tục phát huy hiệu quả, số tàu công suất lớn chuyên đánh bắt xa bờ tăng lên, tạo động lực cho bà con ngư dân tích cực bám biển ra khơi. Các tỉnh Bắc bộ và Tây Nam bộ sản lượng khai thác đạt khá.
Do đó, ước sản lượng khai thác thuỷ sản tháng 5 ước tính đạt 1,298 triệu tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó khai thác biển ước đạt 1,235 triệu tấn, tăng 2,9% so với tháng 5/2015.