M&A khách sạn Việt Nam xếp thứ 4 châu Á Thái Bình Dương
Anh xem xét lại dự án hàng tỷ USD từ Trung Quốc vào phút chót
Hà Nội công bố 34 dự án thế chấp ngân hàng
Doanh nghiệp nuôi tôm lo phá sản vì bị truy thu thuế
Tin kinh tế đọc nhanh 31-07-2016
- Cập nhật : 31/07/2016
Tổng thống Obama tin quốc hội Mỹ phê chuẩn TPP trong năm 2016
Sản xuất công nghiệp của Hàn Quốc giảm trong tháng 6
Sản xuất công nghiệp điều chỉnh theo mùa giảm 0,2% trong tháng từ tháng 6 so với tháng 5, giảm 0,2% so với dự báo trung bình của các nhà kinh tế trong khảo sát Reuters và giảm thấp hơn nhiều so mức tăng 2,5% của tháng 5.
Trên cơ sở hàng năm, sản xuất công nghiệp tăng 0,8% trong tháng 6 sau khi điều chỉnh tăng 4,7% trong tháng 5, vượt 0,5% so với dự báo trung bình trong cuộc khảo sát tương tự.
Con số có thể lớn hơn bởi vì ảnh hưởng của dịch bệnh MERS bùng phát năm 2015.
Bình luận của một quan chức tài chính cho biết sự sụt giảm nhỏ hơn so với dự báo, con số này phụ thuộc nhiều vào sản xuất chất bán dẫn khi hầu hết các ngành công nghiệp khác gặp khó khăn.
Nhà phân tích Stephen Lee tại Samsung Securities, cho rằng cắt giảm lãi suất sẽ được thực hiện trong tháng 9 hoặc tháng 10 do xuất khẩu có thể giảm hơn nữa trong vài tháng tới.
Ban chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương họp tiếp thepo vào ngày 11/8, để xem xét chính sách lãi suất của mình, hiện đang ở mức thấp kỷ lục 1,25%.
Nhà kinh tế tại Huh Jae-whan tại Mirae Asset Daewoo Securities cho rằng sản xuất công nghiệp và xuất khẩu sẽ tăng áp lực cắt giảm lãi suất của ngân hàng Hàn Quốc.
"Chúng tôi dự báo xuất khẩu sẽ khó phục hồi vào cuối năm nay, ngoài việc tái cơ cấu doanh nghiệp đang diễn ra, sẽ gây áp lực cho các ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất một lần nữa," ông nói.
Sản xuất chất bán dẫn tăng 11,1 % so với tháng trước, trong khi sản xuất ô tô và thiết bị vận tải giảm 2,5% và 6,1% tương ứng.
Doanh thu ngành dịch vụ tăng 1% trong tháng 6 so với tháng trước, tăng nhanh nhất kể từ tháng 12/2015.
Theo Bộ Tài chính, ảnh hưởng của Brexit và sự tái cơ cấu các doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng của Hàn Quốc.
sử dụng nhà máy giảm 1,3 phần trăm trong tháng Sáu so với một tháng trước đó, sau khi tăng 2,4 phần trăm trong tháng.
Sản xuất công nghiệp giảm 1,3% trong tháng 6 so với cùng kỳ năm ngoái.(Vinanet)
Báo Nhật: Doanh nghiệp Nhật Bản ngày càng xa lánh Trung Quốc
Kết quả cuộc thăm dò chung do hãng Nikkei phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ (CSIS) công bố ngày 28/9 cho thấy các công ty Nhật Bản không còn coi Trung Quốc là điểm đến hàng đầu cho đầu tư.
Cùng với tốc độ tăng trưởng chậm của nền kinh tế thời gian qua, chính sách an ninh quốc gia "hung hăng" của Trung Quốc là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc các công ty Nhật Bản có xu hướng chuyển đầu tư khỏi quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Khoảng 80% người tham gia cuộc thăm dò cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ chỉ đạt dưới 3% trong 10 năm tới, trong khi có 34% số người tham gia cho rằng tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sẽ rơi vào mức tiêu cực.
Cuộc thăm dò được thực hiện trực tuyến đã đưa ra câu hỏi cho khoảng 2.800 người ở độ tuổi khoảng 20 và đang làm trong lĩnh vực tư nhân. Đây là lần thứ ba Nikkei kết hợp với CSIS khảo sát hoạt động đầu tư của các công ty Nhật Bản tại Trung Quốc.
Kể từ khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới vào năm 2001, Trung Quốc liên tục giữ vị trí là điểm đến số 1 cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Nhật Bản, trừ năm 2013, thời điểm Thái Lan tạm soán ngôi. Tuy nhiên, khi được hỏi nền kinh tế đang nổi nào mà các công ty Nhật Bản muốn đầu tư nhất vào lúc này, có 50% số người tham gia lựa chọn Ấn Độ và 38% chọn các quốc gia thành viên ASEAN, trong khi chỉ có 4% số người tham gia cuộc thăm dò nhắc tới Trung Quốc.
Theo đánh giá, các công ty Nhật Bản đã bắt đầu tìm kiếm những địa điểm thay thế cho Trung Quốc. Trong khi có 26% người tham gia cuộc thăm dò cho rằng vai trò quan trọng của Trung Quốc sẽ không thay đổi hoặc gia tăng trong tương lai thì có tới 54% số người được hỏi cho rằng "tầm quan trọng của Trung Quốc sẽ giảm ngay khi các thị trường đang nổi khác có được tốc độ tăng trưởng tốt".
Khi được hỏi đâu là chiến lược tốt nhất cho các công ty Nhật Bản đang hoạt động tại Trung Quốc, kết quả cho thấy có 55% người được hỏi cho rằng các công ty này nên rút hoặc giảm dần các hoạt động ở Trung Quốc.
Việc các công ty Nhật Bản thiếu niềm tin vào khả năng hoạt động trong tương lai ở Trung Quốc có nguyên do xuất phát từ quan điểm của họ về những chính sách lãnh đạo ở nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới. Khi được hỏi "Bạn đánh giá thế nào về chính sách đối với Nhật Bản của chính quyền Trung Quốc hiện nay?", có tới 56% người tham gia cho rằng "đó là chính sách khó khăn và đối địch", trong khi có 39% nói rằng "khó định nghĩa chính sách của Trung Quốc đối với Nhật Bản", và chỉ 3% nói chính sách hiện nay là "thân thiện và hiện đại".
Ngoài ra, các công ty Nhật Bản cũng có cái nhìn rất khác về Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB), dự án được đánh giá là chiến lược để Trung Quốc thiết lập trật tự mới trong khu vực. Có tới 59% người tham gia cuộc thăm dò cho rằng Nhật Bản không cần trở thành thành viên của AIIB, trong khi 39% số câu trả lời cho rằng Tokyo có thể giữ tư cách quan sát viên.
Về chính sách an ninh quốc gia của Trung Quốc, tỷ lệ người cho rằng "Nhật Bản nên tăng cường quan hệ đồng minh với Mỹ để đối phó tốt hơn với Trung Quốc" đã giảm từ mức 54% trong cuộc thăm dò trước xuống mức 48%. Trong khi đó, tỷ lệ đồng ý rằng Nhật Bản nên tăng cường sức mạnh phòng vệ để giảm phụ thuộc vào Mỹ đã tăng từ 21% lên 26%.
Đánh giá về kết quả thăm dò trên, Giáo sư Shin Kawashima, người đang làm việc tại Đại học Tokyo, nói: "Thật thú vị khi chứng kiến không chỉ sự can dự của Nhật Bản với Trung Quốc mà cả sự can dự với Mỹ và liên minh Nhật - Mỹ cũng đang thay đổi".(DT)
Nhập khẩu thép dây hợp kim làm que hàn được miễn thuế tự vệ
Ngày 18/7/2016, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định số 2968/QĐ-BCT về việc áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng phôi thép và thép dài nhập khẩu vào Việt Nam (Quyết định số 2968) có mã HS: 7207.11.00; 7207.19.00; 7207.20.29; 7207.20.99; 7224.90.00; 7213.10.00; 7213.91.20; 7214.20.31; 7214.2041; 7227.90.00; 7228.30.10; 9811.00.00.
Căn cứ theo Quyết định 2968, các sản phẩm thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00 dùng để sản xuất vật liệu hàn thuộc đối tượng sản phẩm được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Các sản phẩm thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00 dùng để sản xuất vật liệu hàn thuộc đối tượng sản phẩm được loại khỏi phạm vi áp dụng biện pháp tự vệ.
Vì vậy, để được hưởng quy chế miễn trừ khi nhập khẩu các sản phẩm này, Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị doanh nghiệp thực hiện theo đúng hướng dẫn trong Phụ lục 1 của Thông báo về việc áp dụng biện pháp tự vệ chính thức ban hành kèm theo Quyết định 2968.
Để tiến hành thủ tục thẩm định hồ sơ của doanh nghiệp và ban hành quyết định loại trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với thép dây hợp kim có mã HS 7227.90.00, Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị các doanh nghiệp nhập khẩu sản phẩm nêu trên để sản xuất vật liệu hàn nộp bộ hồ sơ đầy đủ trước ngày 20 tháng 8 năm 2016 về Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), 25 Ngô Quyền, Hà Nội.
Trước đó, cho rằng, việc áp thuế tự vệ tạm thời đối với thép dài, với các mã HS quá rộng, làm ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu nguyên liệu sản xuất que hàn, một số doanh nghiệp (DN) sản xuất que hàn đã có công văn gửi Bộ Công Thương xin không áp thế tự vệ tạm thời khi nhập khẩu thép làm lõi que hàn.
Theo các nhà sản xuất vật liệu hàn Việt Nam, nguyên liệu chính chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành sản phẩm là các loại thép: H08A, H08AB, SWRY11… Tuy nhiên, nguồn cung trong nước không đáp ứng được, nhiều năm nay, ngành sản xuất vật liệu hàn trong nước chỉ sử dụng thép nhập khẩu từ Nga, Trung Quốc và các nước trong khu vực.
Việc áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời theo Quyết định 862/QĐ-BCT từ ngày 7/3/2016 khiến các loại thép nêu trên chịu mức thuế là 14,2%, gây tác động trực tiếp đến các nhà sản xuất que hàn.(BĐT)