Chỉ số PMI tháng 7 của Việt Nam tiếp tục giảm về 51,9 điểm
Xuất khẩu tôm hưởng lợi từ FTA Việt Nam - Hàn Quốc
Giày dép Việt Nam phải vào được chuỗi cung ứng toàn cầu
Từ 1/7/2016, số tiền chậm nộp thuế giảm còn 0,03%/ngày
Ô tô bán tải chở hàng không bị giới hạn cửa khẩu nhập
Tin kinh tế đọc nhanh tối 31-07-2016
- Cập nhật : 31/07/2016
Doanh nghiệp kiếm nghìn tỷ từ các đế chế ngành xe sắp bán cổ phần
Hưởng lợi vài nghìn tỷ mỗi năm nhờ sở hữu cổ phần tại Honda Việt Nam, Toyota, Ford được nhận định sẽ giúp VEAM có một cuộc IPO thu hút nhà đầu tư.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa công bố kế hoạch bán cổ phần lần đầu ra công chúng của Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM).
Theo kế hoạch cổ phần hoá, Nhà nước vẫn nắm giữ 678 triệu cổ phần tại VEAM, chiếm 51% vốn điều lệ, bán cho nhà đầu tư chiến lược là 478 triệu đơn vị, chiếm 36% vốn. 167 triệu cổ phần sẽ được bán đấu giá ra công chúng IPO, chiếm 12,57% vốn điều lệ. Ngoài ra, VEAM bán ưu đãi cho người lao động là 5,7 triệu đơn vị, chiếm 0,43% vốn.
Trong ngày 29/8 tới, VEAM sẽ tiến hành IPO với giá khởi điểm 14.290 đồng một cổ phần. Dự kiến, số tiền thu về tối thiểu gần 2.400 tỷ đồng. Vốn điều lệ sau khi cổ phần hoá tăng lên 13.288 tỷ đồng.
Dù HNX chưa công bố thông tin chi tiết về doanh nghiệp cổ phần hoá song giới đầu tư nhận định đây là một trong những cuộc IPO "bom tấn" của nửa cuối năm 2016. Nguyên nhân do đây là một doanh nghiệp có quy mô lớn và đang sở hữu cổ phần tại hàng loạt các hãng xe lớn như Honda Việt Nam, Toyota, Ford.VEAM đang nắm 30% cổ phần của Honda Việt Nam, 20% vốn của Toyota Việt Nam, 25% vốn của Ford Việt Nam (chuyển nhượng từ đơn vị thành viên Diesel Sông Công). Tổng vốn đầu tư vào 3 đơn vị này ban đầu là 558 tỷ đồng song đến nay, con số thực tế đã tăng lên 8.381 tỷ đồng.
Với mỗi chiếc xe Honda, Ford, Toyota ra thị trường… VEAM cũng đều được hưởng phần lợi nhuận. Con số của năm 2014 là 3.500 tỷ, 2013 là 2.554 tỷ đồng.
Đầu tư nhiều ngành nhưng lợi nhuận của VEAM lại không đến từ những ngành sản xuất mà đến từ khoản đầu tư góp vốn vào các công ty liên kết. VEAM ghi nhận doanh thu năm 2014 đạt 5.086 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 3.325 tỷ. Đây là doanh nghiệp có lợi nhuận cao thứ 7 trong số các tập đoàn, tổng công ty lớn của Nhà nước.
Doanh số bán xe của các đơn vị liên kết nêu trên đều tăng cao trong năm qua, Toyota đạt kỷ lục gần 51.250 xe, tăng 24,4%. Ford và Honda cũng lần lượt tăng 48% và 28%, đạt 20.740 và hơn 8.300 chiếc. Kết quả này cũng hứa hẹn những khoản lời lớn cho VEAM trong năm và cũng là sức hút của VEAM với giới đầu tư.
Thành lập năm 1990, VEAM là doanh nghiệp Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực chế tạo động cơ, máy nông nghiệp, với các sản phẩm đa dạng từ động cơ nổ (diesel, xăng), máy cày, máy phay đất, máy kéo, máy gặt, máy xay xát, máy cấy, máy sấy, bơm thuốc trừ sâu, các loại thiết bị phục vụ nuôi trồng thủy sản…
Doanh nghiệp có 20 công ty con, công ty liên kết; sử dụng 7.000 lao động và đang sở hữu nhà máy ôtô với thiết kế 33.000 xe tải một năm tại Thanh Hóa. Hiện VEAM còn tham gia cung cấp các linh kiện, phụ tùng cho các hãng Honda, Piaggio, Yamaha…(VNEX)
Bất động sản Sài Gòn M&A sôi động
Cao ốc văn phòng, căn hộ, khối đế bán lẻ và khách sạn là những loại tài sản được các nhà đầu tư xúc tiến thương vụ M&A (mua bán sáp nhập) nhiều nhất, theo Jones Lang LaSalle (JLL) Việt Nam.
Báo cáo mới nhất của đơn vị này cho biết, thị trường M&A bất động sản Việt Nam tiếp tục diễn ra sôi động từ quý II/2016 đến nay, đặc biệt tại địa bàn TP HCM. Các tài sản được săn lùng có giá trị giao dịch cao, cho thấy hoạt động đầu tư khá đa dạng. Trong đó, loại hình bất động sản tiêu dùng có thể khai thác được ngay, sinh ra dòng tiền đều đặn, đang được giới đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm.Đầu tiên là thương vụ đổi chủ của tòa nhà Kumho Asiana Plaza tại quận 1, TP HCM bao gồm văn phòng, khối đế bán lẻ, khách sạn và căn hộ dịch vụ đang hoạt động. Bên nhận chuyển nhượng là Mapletree Investments. Đại gia bán lẻ này đã mua lại khu phức hợp của Kumho Asiana với giá được Real Capital Analytics thống kê là 107,4 triệu USD.
Khu phức hợp dẫn đầu về giá trị chuyển nhượng trong các thương vụ M&A từ quý II/2016 đến nay. Ảnh: Vũ Lê
Theo sau là giao dịch của Công ty Low Keng Huat (Singapore) bán khách sạn Duxton Saigon trên phố Nguyễn Huệ, quận 1, TP HCM cho nhà đầu tư New Life RE với giá 49 triệu USD.
Một tài sản khác cũng được xếp vào nhóm bất động sản tiêu dùng đã giao dịch thành công hôm 16/7 là tòa nhà văn phòng đang hoạt động International Centre Building, tại Hoàn Kiếm, Hà Nội. Tài sản này đã được Keppel Land Ltd bán cho VinaCapital với giá 13,8 triệu USD.
Ngoài bất động sản tiêu dùng, 2 thương vụ M&A quỹ đất phát triển dự án mới cũng đã và đang được đàm phán chuyển nhượng từ quý II/2016 đến nay. Khu đất thứ nhất là G Homes tại quận 2, TP HCM, được quy hoạch phát triển bất động sản nhà ở. Khu đất thứ hai tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, quận 1, TP HCM, được quy hoạch phát triển bất động sản thương mại.
Ngoài ra, thị trường còn ghi nhận một số giao dịch khác diễn ra giữa các chủ đầu tư trong nước. Hai trong số đó là các thương vụ của Tập đoàn Đất Xanh, liên quan đến hai khu đất phát triển nhà ở tại quận 2 và quận Thủ Đức, TP.HCM.
JLL dự báo, thị trường M&A bất động sản sẽ tiếp tục sôi động và thu hút nhiều nhà đầu tư trong thời gian tới, nhờ vào tiềm năng tăng trưởng của thị trường Việt Nam trong bối cảnh hoạt động đầu tư của một số nước trong khu vực đang có dấu hiệu chững lại.(vnexpress)
Nhiều ngân hàng khoá thẻ tín dụng sau vụ tin tặc tấn công sân bay
Dù chưa thể kết luận nhóm hacker có thể lấy cắp thông tin thẻ của hàng chục nghìn khách hàng Vietnam Airlines hay không, nhưng một số nhà băng đã chủ động khoá chiều thanh toán online của chủ thẻ từng giao dịch với hãng hàng không này.
Chiều 29/7, hàng loạt màn hình hiển thị thông tin chuyến bay tại sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất cùng hệ thống phát thanh của sân bay bất ngờ bị chèn nội dung kích động, xuyên tạc về Biển Đông. Ngay sau đó, cùng với việc tấn công trang web của Vietnam Airlines, nhóm hacker cũng đưa lên Internet file tập hợp danh sách hơn 400.000 tài khoản khách hàng là thành viên của Vietnam Airlines trong đó bao gồm họ tên, ngày sinh, địa chỉ.
Nhiều khách hàng từng giao dịch với Viettnam Airlines bất ngờ được thông báo khoá dịch vụ thanh toán online với thẻ tín dụng. Ảnh: Thanh Lan.
Dù thông tin nhóm hacker đăng tải trên mạng không chứa email cũng như thông tin thẻ của khách hàng, nhưng trao đổi với VnExpress, đại diện nhiều ngân hàng thương mại cho biết đã có phương án ứng phó để phòng ngừa rủi ro. Một đại diện của Ngân hàng Công Thương Việt Nam (VietinBank) cho biết đơn vị này đã khoá hoạt động thương mại điện tử (thanh toán online) của các chủ thẻ tín dụng có giao dịch với Vietnam Airlines từ ngày 1/7 đến nay. "Đây là động thái phù hợp khi chưa thể đánh giá được đầy đủ ảnh hưởng từ sự cố tin tặc. VietinBank chỉ tạm khoá giao dịch online còn các giao dịch quẹt thẻ vật lý của khách hàng vẫn tiến hành bình thường", lãnh đạo nhà băng cho hay.
Tương tự, tại Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), một trong những đơn vị phát hành thẻ đồng thương hiệu với Vietnam Airlines cũng khoá một số thẻ của khách hàng từng giao dịch trong ngày 29/7 - ngày xảy ra sự cố tin tặc.
Giám đốc trung tâm thẻ của một ngân hàng lớn khác nói thêm, hiện chưa thể kết luận được nhóm hacker đã có được thông tin thẻ của khách hàng chưa nên người dùng không nên quá hoang mang. Theo ông, website mua vé máy bay của Vietnam Airlines là một trong những đơn vị có dịch vụ "3D secure" - dịch vụ xác thực giao dịch thẻ trực tuyến quốc tế bằng một mật khẩu (OTP), một tính năng để tăng thêm sự an toàn cho chủ thẻ khi thực hiện giao dịch. Tức là khi thanh toán, dù bằng thẻ tín dụng, người dùng vẫn nhận được tin nhắn từ ngân hàng thông báo và yêu cầu mật khẩu như với các giao dịch chuyển tiền thông thường.
Techcombank cho biết sự việc này vẫn tiềm ẩn rủi ro đối với những khách hàng từng phát sinh giao dịch thanh toán online qua website Vietnam Airlines khi tin tặc có thể sử dụng một số dữ liệu thu được (nếu có) như số thẻ, ngày đến hạn… để thực hiện các giao dịch giả mạo tại những web thanh toán chưa có tính năng bảo mật 3D Security.
Trong khi đó, đại diện nhiều ngân hàng khác cho hay sẽ tiếp tục theo dõi chứ chưa cần phải khoá thẻ của khách hàng.
Đại diện Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cũng cho biết, dù thẻ của ngân hàng đều có dịch vụ "3D Secure" nhưng các bộ phận chức năng của đơn vị vẫn đang theo dõi sát sao các giao địch đáng ngờ, nếu thấy bất thường sẽ báo ngay với khách hàng.
Một chuyên gia về thẻ cũng khuyến cáo, hiện rất khó để đánh giá rõ cấu trúc kỹ thuật bên trong của Vietnam Airlines tốt như thế nào nên trước tiên, những khách hàng từng giao dịch trên website này trong thời gian một tháng trở lại đây có thể cân nhắc khoá chức năng thanh toán online của thẻ tín dụng."Hiện hầu hết các nhà băng đều có thể hỗ trợ người dùng đóng hoặc mở chức năng thanh toán thương mại điện tử trên ebank nên khi cần bạn có thể mở lại", vị này nói.(VNEX)
TP.HCM đóng góp tới 31,8% cho ngân sách cả nước
Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM, Chủ tịch cụm thi đua, sáu tháng đầu năm tổng thu ngân sách của năm TP ước đạt 270.000 tỉ đồng, bằng 63,55% thu ngân sách của cả nước. Riêng TP.HCM đóng góp 31,8%.
Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong (thứ hai từ trái sang) trao đổi với các lãnh đạo TP khác bên lề hội nghị sơ kết thi đua cụm năm TP trực thuộc trung ương. Ảnh: LÊ PHI
Ông Phong cho rằng trong thời điểm kinh tế cả nước gặp nhiều khó khăn và hiện tượng cá chết tại khu vực miền Trung đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu ngân sách thì thành tích đạt được của năm TP là một sự nỗ lực rất lớn. “Tuy nhiên, thông thường tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP.HCM bao giờ cũng cao hơn cả nước 1,66 lần nhưng sáu tháng đầu năm vừa qua, cố gắng lắm TP cũng chỉ cao hơn cả nước 1,35 lần. Cho nên một vấn đề đặt ra cho những tháng cuối năm là phải tăng trưởng làm sao để đạt được chỉ tiêu mà nghị quyết Thành ủy và HĐND TP đặt ra” - ông Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh.