Xuất siêu là do nhập siêu giảm?
Dầu rớt giá, công ty Saudi Arabia đuổi 50.000 nhân viên nước ngoài
Cục Quản lý cạnh tranh yêu cầu giải trình vụ Metro bị thâu tóm
Tăng trưởng xuất khẩu sắp tới ngưỡng
Tập đoàn Sanitas sẽ đầu tư vào Thừa Thiên Huế trong lĩnh vực y tế chất lượng cao
Tin kinh tế đọc nhanh sáng 02-05-2016
- Cập nhật : 02/05/2016
Nhà bán lẻ ngoại tự do mở điểm bán lẻ dưới 500 m2?
Việc lập cơ sở bán lẻ có diện tích dưới 500 m2 hoặc lập cơ sở bán lẻ để bán hàng hóa do chính nhà đầu tư nước ngoài sản xuất ở ngoài lãnh thổ Việt Nam, tại khu vực đã được tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy hoạch cho lập cơ sở bán lẻ và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng không phải thực hiện quy định về kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT).
Việc kiểm tra ENT được thực hiện theo các tiêu chí: Số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường... Ảnh: Phan Thu.
Đây là một trong những nội dung chính của dự thảo Nghị định quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đang được Bộ Công Thương lấy ý kiến.
Đối với điểm phân phối cần diện tích lớn hơn, doanh nghiệp FDI đã có quyền phân phối sẽ được lập cơ sở bán buôn thứ nhất, cơ sở bán lẻ thứ nhất mà không phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép lập cơ sở bán buôn, giấy phép lập cơ sở bán lẻ.
Việc lập cơ sở bán buôn, bán lẻ bao gồm cả cơ sở bán buôn, bán lẻ thứ nhất phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động bán buôn, bán lẻ. Tuy nhiên việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất phải được xem xét lần lượt từng trường hợp cụ thể căn cứ vào ENT của địa bàn nơi đặt cơ sở bán lẻ.
Việc kiểm tra ENT được thực hiện theo các tiêu chí: Số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư và quy mô của địa bàn cấp quận, huyện nơi dự kiến đặt cơ sở bán lẻ.
Dự thảo Nghị định này cũng quy định, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được cấp giấy phép kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện sau: Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và trong điều ước quốc tế đó Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa; đáp ứng điều kiện hạn chế tiếp cận thị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Bên cạnh đó, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phải có nguồn tài chính đảm bảo hoạt động kinh doanh.
Cụ thể, đối với trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài mới thành lập dưới 1 năm, nguồn tài chính được xác định trên cơ sở vốn điều lệ đối với công ty, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, vốn đầu tư đối với doanh nghiệp tư nhân hoặc vốn kinh doanh đối với các tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.
Đối với trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập từ 1 năm trở lên, ngoài nguồn tài chính trên, nguồn tài chính còn được đánh giá thông qua việc thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ thuế, tài chính khác với Nhà nước Việt Nam.
Trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài kinh doanh lỗ 3 năm liên tiếp tính đến thời điểm đề nghị cấp giấy phép phải có giải pháp bù đắp vốn thỏa đáng.(BHQ)
Tiếp tục áp thuế chống bán phá giá thép không gỉ
Bộ Công Thương quyết định tiếp tục áp thuế chống bán phá giá mặt hàng thép không gỉ nhập khẩu vào Việt Nam. Mức thuế áp dụng cho các nước có sự thay đổi và ở mức tương đối cao.
Xuất siêu gần 6,6 tỷ USD vào Hoa Kỳ
Dệt may là ngành hàng xuất khẩu lớn nhất vào Hoa Kỳ. Trong ảnh, sản xuất tại Tổng Công ty CP may 10. Ảnh: T.Bình.
Với kết quả trên, Việt Nam xuất siêu gần 6,6 tỷ USD vào Hòa Kỳ tính đến hết quý I (cả nước nhập khẩu lượng hàng hóa trị giá 1,74 tỷ USD từ Hoa Kỳ trong quý I).
Như vậy, đến nay, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Trong đó, có 2 mặt hàng Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ đạt trị giá từ 1 tỷ USD trở lên là: Dệt may đạt 2,527 tỷ USD; điện thoại và linh kiện đạt 1,09 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu lớn khác vào Hoa Kỳ có thể kể đến như: Giày dép hơn 945 triệu USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện gần 585 triệu USD; Thủy sản gần 295 triệu USD…
Ở chiều ngược lại, sản phẩm nhập khẩu lớn nhất từ Hoa Kỳ của nước ta là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện với trị giá kim ngạch hơn 475 triệu USD; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng đạt hơn 226 triệu USD; bông các loại hơn 170 triệu USD…
Năm 2015, Việt Nam xuất khẩu vào Hoa Kỳ lượng hàng hóa có tổng trị giá 33,465 tỷ USD. Trong đó, dệt may là mặt hàng đạt kim ngạch cao nhất với trị giá gần 11 tỷ USD. Kế đến là nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày đạt hơn 4 tỷ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,831 tỷ USD; điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,767 tỷ USD…
Đồng tiền mạnh nhất thế giới có mệnh giá phân số
Các đồng tiền trên thế giới thường có mệnh giá là số nguyên, nên không ít du khách bất ngờ khi biết đồng tiền của Kuwait sử dụng dạng phân số.
Kuwait là một quốc gia dầu mỏ giàu có ở Trung Đông, ngôn ngữ sử dụng là tiếng Ả Rập. Đơn vị tiền tệ của nước này là Dinar, kí hiệu là KD (Kuwait Dinar). Đồng Dinar của Kuwait có mặt từ năm 1961, thế chỗ cho đồng Rupee của Ả-rập. Sau khi bị Iraq xâm lược, đồng Dinar này bị thay bởi đồng Dinar của Iraq, song nó đã phục hồi khi Kuwait được giải phóng.
Đây được coi là đồng tiền mạnh nhất thế giới, tùy vào thời điểm một KD đổi được hơn 3,5 USD.
Quốc gia này sử dụng 2 loại tiền là giấy và xu kim loại. Tiền xu bao gồm các mệnh giá 5, 10, 20, 50 và 100 fils. Các mệnh giá tiền giấy gồm 1/4, 1/2, 1, 5, 10 và 20 Dinar.
Điều độc đáo của loại tiền giấy là có 2 tờ mệnh giá dạng phân số gồm 1/4 KD và 1/2 KD. Nếu bạn đến quốc gia này du lịch, hãy đổi những đồng tiền độc đáo này để làm quà tặng lưu niệm cho bạn bè và người thân.
Nỗi buồn FPT Shop: 300 cửa hàng chia nhau 10% thị phần điện thoại
Trên thị trường điện thoại di động hiện nay, có 2 cái tên đang vượt trội so với phần còn lại về quy mô và thị phần, là Thế giới Di động và FPT. Cả 2 cùng có những cửa hàng với diện tích rộng lớn, biển hiệu to, bắt mắt và đặt tại những địa điểm trung tâm, nhìn ra ngã 3, ngã 4 lớn.
Theo số liệu trên báo cáo thường niên 2015 của Thế giới di động, công ty xác định thị phần của mình là 30%, gấp 3 lần so với FPT là 10%, các chuỗi khác 20% và cửa hàng nhỏ lẻ là 40%.
Việc thị phần Thế giới di động cao hơn hẳn FPT một phần là do số cửa hàng nhiều hơn hẳn. Tính đến hết quý I/2016, Thế giới di động có 646 siêu thị, gấp hơn 2 lần so với con số của FPT Shop là khoảng 300 siêu thị.
Có lẽ việc đầu tư mặt bằng, nhân lực, sở hữu 300 cửa hàng mà chỉ chiếm được 10% thị phần là nguyên nhân khiến ban lãnh đạo FPT muốn bán mảng phân phối và bán lẻ để tập trung cho viễn thông và phần mềm.
Theo số liệu quý I/2016 của FPT, doanh thu tổng của mảng "sản xuất và phân phối bán lẻ" của FPT là 5.227 tỷ đồng. Nếu so với năm 2014, mảng phân phối bán lẻ của FPT giảm tới 22%, ngoài ra biên lợi nhuận cũng giảm xuống chỉ còn 2,6% trong khi năm ngoái là 3,1%. Lợi nhuận từ mảng này giảm 35% xuống còn 135 tỷ đồng.
Mặc dù doanh thu từ phân phối và bán lẻ vẫn chiếm tới 61% tổng doanh thu của FPT, nhưng lợi nhuận chỉ còn chiếm 24%, dần bị mảng viễn thông bỏ xa và đang giảm xuống bằng xấp xỉ mảng phần mềm.
Cũng trong quý I, doanh thu viễn thông của FPT tăng 27% và doanh thu phần mềm tăng 31%. Mặc dù vậy, lợi nhuận của cả 2 mảng này cùng giảm, kéo theo lợi nhuận quý I của FPT giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, đạt 563 tỷ đồng.