tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh chiều 27-05-2017

  • Cập nhật : 27/05/2017

Quảng Bình vào "tầm ngắm" của tập đoàn đầu tư phát triển năng lượng tái tạo AT Capital

Đó là thông tin được đại diện Công ty Năng lượng tái tạo Orange Renewable (Singapore) thuộc Tập đoàn AT Capital cho biết tại buổi làm việc với Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài trong ngày 24/5.

Thông tin về buổi làm việc, đại diện Công ty Orange Renewable cho biết, qua nghiên cứu các số liệu về điều kiện tự nhiên cũng như chính sách đầu tư tại Quảng Bình, Công ty nhận thấy địa phương rất phù hợp với việc đầu tư các dự án năng lượng tái tạo đối với Tập đoàn AT Capital, do vậy Tập đoàn mong muốn được triển khai các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh.

mot du an dien gio do cong ty orange renewable thuc hien.

Một dự án điện gió do Công ty Orange Renewable thực hiện.

Trước ý kiến từ phía Công ty Năng lượng tái tạo Orange Renewable, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài hoan nghênh và đánh giá cao Tập đoàn AT Capital đã quan tâm nghiên cứu đầu tư các dự án năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.

chu tich ubnd tinh quang binh nguyen huu hoai hoan nghenh nha dau tu nghien cuu de xuat du an tai buoi lam viec

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình Nguyễn Hữu Hoài hoan nghênh nhà đầu tư nghiên cứu đề xuất dự án tại buổi làm việc

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng đồng thời kết cam kết sẽ quan tâm, hỗ trợ, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho nhà đầu tư trong quá trình nghiên cứu và triển khai các dự án; và giao Sở Công thương làm đầu mối, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn nhóm chuyên gia của Tập đoàn AT Capital đi khảo sát thực địa và chuẩn bị thủ tục liên quan.

Được biết, Công ty Năng lượng tái tạo Orange Renewable có trụ sở chính tại Singapore và được cấp vốn bởi Tập đoàn AT Capital - một trong những nhà đầu tư phát triển năng lượng tái tạo hàng đầu ở Ấn Độ, với tổng danh mục dự án năng lượng tái tạo với công suất đến 758 MW gồm 191 MW điện mặt trời, 567 MW điện gió (baodautu)
----------------------------

Trung Quốc "phản pháo” đánh giá kinh tế của Moody's

Phản ứng trước việc tổ chức đánh giá tín nhiệm Moody’s hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Trung Quốc, Bộ Tài chính Trung Quốc (MOF) ngày 24-5 ra thông báo khẳng định cách tính toán của Moody’s "hoàn toàn không chính xác", theo Tân Hoa xã.

MOF cho rằng Moody's đã nâng cao những khó khăn hiện nay nhưng lại đánh giá quá thấp khả năng cải cách cơ cấu nguồn cung và gia tăng nhu cầu tiêu dùng trong nước của nền kinh tế nước này.

Theo MOF, nền kinh tế Trung Quốc đã cho thấy những dấu hiệu khả quan ngay từ đầu năm 2017. Cụ thể, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quí 1-2017 tăng 6,9% so với cùng kỳ năm ngoái - cao hơn mục tiêu 6,5% của cả năm và tốc độ tăng trưởng 6,8% của quí 4-2016. Ngoài ra, nền kinh tế Trung Quốc được dự báo sẽ duy trì sự vững chắc và tăng trưởng tương đối nhanh nhờ nỗ lực đi sâu cải cách doanh nghiệp nhà nước, tài chính, thuế và giá, bên cạnh đó là việc triển khai sáng kiến “Vành đai và Con đường”.

MOF đồng thời bác bỏ dự báo của Moody’s về việc nợ chính phủ của Trung Quốc sẽ tăng dần lên mức tương đương 40% GDP vào năm 2018. Theo MOF, nợ chính phủ của Trung Quốc hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát, với tỷ lệ 36,7% GDP trong năm 2016 - dưới giới hạn cảnh báo 60% của Liên minh châu Âu (EU) và thấp hơn tỷ lệ nợ chính phủ của những nền kinh tế phát triển và mới nổi quan trọng khác. Hoạt động vay nợ của chính phủ sẽ được kiểm soát chặt chẽ trong khi cải cách cơ cấu nguồn cung. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng ở mức trung bình đến cao trong những năm tới theo dự báo sẽ cung cấp sự hỗ trợ cần thiết để quản lý các nguy cơ nợ chính phủ. Vì vậy, các nguy cơ về nợ chính phủ không có khả năng thay đổi lớn trong giai đoạn từ năm 2018-2020.

Tuyên bố của MOF được đưa ra sau khi ngày 24-5, lần đầu tiên trong 28 năm qua, Moody’s hạ mức xếp hạng tín nhiệm nợ dài hạn của Trung Quốc từ Aa3 xuống A1. Lý do mà Moody's đưa ra là tiềm lực tài chính của nền kinh tế Trung Quốc sẽ giảm trong những năm tới, khi nợ tăng trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại.

Moody’s nhận định tăng trưởng tiềm năng của Trung Quốc sẽ giảm xuống còn 5% trong những năm tới, nhưng tình trạng chậm lại có thể diễn ra từng bước, nhờ các biện pháp kích thích có thể được thực hiện. Theo Moody’s, công cuộc cải cách đang diễn ra ở Trung Quốc sẽ làm thay đổi nền kinh tế và hệ thống tài chính theo thời gian, nhưng sẽ không ngăn chặn được nguy cơ gia tăng nợ. Moody’s dự báo nợ chính phủ của Trung Quốc sẽ tăng dần lên mức tương đương 40% GDP vào năm 2018 và 45% GDP vào cuối thập niên này.

Tuy nhiên, Moody’s điều chỉnh triển vọng xếp hạng của Trung Quốc từ “tiêu cực” sang “ổn định” do đánh giá các nguy cơ với nền kinh tế đã được cân bằng.

Trong khi đó, hãng Standard & Poor's vẫn xếp hạng Trung Quốc ở mức AA- với triển vọng “tiêu cực” - cao hơn 1 bậc so với mức A1 của Moody’s và A+ của hãng xếp hạng Fitch Ratings với triển vọng “ổn định”.

Nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 6,9% vào năm 2015 và 6,7% vào năm 2016 - là những mức tăng trưởng chậm nhất của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới trong hơn 2 thập kỷ qua. Việc Moody’s hạ mức xếp hạng tín nhiệm diễn ra trong bối cảnh chính phủ Trung Quốc đang đối mặt với bài toán cân bằng khó khăn: vừa nỗ lực kiềm chế nợ doanh nghiệp, vừa nỗ lực giữ tăng trưởng ổn định. Theo các nhà quan sát, động thái cắt giảm tín nhiệm nợ dài hạn đầu tiên của Moody’s kể từ năm 1989 với Trung Quốc sẽ khiến các nhà lãnh đạo nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đau đầu.(TBKTSG)
-----------------------------------

Quốc hội chưa thông về cơ chế quản lý nợ công của Chính phủ

Nhiều ý kiến của các đại biểu Quốc hội chưa đồng ý với phương án chia trách nhiệm quản lý nợ công phân tán mà Chính phủ đề nghị trong dự thảo Luật Quản lý Nợ công.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải cho biết tại phiên làm việc sáng nay 25-5 về Luật Quản lý Nợ công sửa đổi. Ông nói: “Nhiều ý kiến trong Ủy ban Tài chính Ngân sách đề nghị quy định theo hướng chỉ giao một cơ quan là đầu mối thống nhất theo sự phân công của Chính phủ để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nợ công”.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, Chính phủ muốn giữ nguyên cơ chế quản lý hiện nay. Theo đó, dự thảo luật quy định theo hướng Bộ Tài chính là cơ quan giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về nợ công (Điều 19); Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối vận động, ký kết hiệp định khung (Điều 20); Ngân hàng Nhà nước chủ trì đàm phán, ký kết các điều ước quốc tế với các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế (Điều 21).

Tuy nhiên, ông Hải cho biết, cần một cơ quan quản lý thống nhất bao gồm cả chức năng quản lý nhà nước đối với nguồn vốn ODA, vay ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài, làm đầu mối thống nhất vận động, đàm phán hiệp định khung, hiệp định vay, phân bổ, sử dụng vốn, trả nợ vay.

Ông giải thích, quy định như dự thảo luật chưa phù hợp với yêu cầu đặt ra trong Nghị quyết số 07/NQ-TW ngày 18-11-2016 của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững là phải bảo đảm tập trung thống nhất trong quản lý về nợ công nhằm sớm khắc phục tình trạng “quản lý đầu tư công, nợ công còn chồng chéo, chưa gắn trách nhiệm cân đối ngân sách, vay và trả nợ với phân bổ, sử dụng vốn”.

Ông nói: “Việc quy định nhiều cơ quan cùng là đầu mối quản lý nợ công như hiện nay là chưa đáp ứng yêu cầu về cải cách hành chính và sẽ không khắc phục được các hạn chế đang diễn ra trên thực tế”.

Ông Hải nói, nhiều cơ quan cùng quản lý nợ công ở các công đoạn khác nhau, dẫn đến tình trạng quản lý phân tán, việc phối hợp chưa chặt chẽ nên công tác theo dõi, tổng hợp báo cáo, quyết toán, thống kê, đặc biệt việc xác định trách nhiệm vay, trả nợ, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn vay, bố trí vốn đối ứng còn khó khăn, bất cập.

“Thông lệ tốt được nhiều nước trên thế giới đã và đang thực hiện là quy định rõ một đầu mối quản lý tập trung, thống nhất nguồn lực nợ công. Trường hợp cần thiết sẽ điều chỉnh các Luật có liên quan cho phù hợp”, ông nói.

Tuy nhiên, ông cho biết thêm, một số ý kiến tán thành với nội dung Dự thảo luật, trước mắt để đảm bảo ổn định trong tổ chức, hoạt động và không phải điều chỉnh các Luật có liên quan. Tuy nhiên, đề nghị Chính phủ bổ sung quy định nhằm xác lập rõ hơn về cơ chế phối hợp giữa các cơ quan theo hướng cụ thể, chặt chẽ, hiệu quả; xác định rõ trách nhiệm của từng bộ, ngành, quy định rõ quy trình phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quản lý nợ công.

Về nợ công, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, trong giai đoạn 2010-2016, đã phát hành trên 1.277 nghìn tỉ đồng trái phiếu Chính phủ với tốc độ tăng bình quân 36%/năm; huy động được khối lượng lớn vốn ODA, ưu đãi từ các nhà tài trợ nước ngoài với tổng trị giá cam kết đạt 36,6 tỉ đô la Mỹ, trong đó đã giải ngân 32,8 tỉ đô la Mỹ (khoảng 658 nghìn tỉ đồng).

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng đã thực hiện bảo lãnh cho các doanh nghiệp, ngân hàng chính sách huy động 632,8 nghìn tỉ đồng nhằm thực hiện chương trình, dự án trọng điểm, cấp bách, các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng đòi hỏi vốn đầu tư lớn theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Ngoài ra, chính quyền địa phương đã huy động 139 nghìn tỉ đồng thông qua phát hành trái phiếu, vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Theo ông Dũng, đến cuối năm 2016, các chỉ tiêu nợ về cơ bản nằm trong giới hạn cho phép: nợ công ở mức 63,7% tổng sản phẩm quốc nội (GDP), nợ của Chính phủ ở mức 52,6% GDP, nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 44,3% GDP, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 14,8% tổng thu ngân sách nhà nước.

Theo dự thảo, nợ công gồm nợ chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, và nợ của chính quyền địa phương. Dự thảo bổ sung quy định nợ công không bao gồm nợ tự vay tự trả của DNNN, đơn vị sự nghiệp công và tổ chức kinh tế khác của nhà nước; nợ do Ngân hàng Nhà nước phát hành để thực hiện chính sách tiền tệ để làm rõ hơn phạm vi tính toán, thống kê nợ công.(TBKTSG)
-------------------------

Nhờ Việt Nam, Philippines và Campuchia, doanh số ô tô trong khu vực sẽ cao nhất thế giới

Theo nghiên cứu của ngành công nghiệp xe hơi, doanh số bán ô tô ở Đông Nam Á sẽ vượt qua tất cả các khu vực khác trên thế giới trong năm 2017, phản ánh tăng trưởng kinh tế ở một số vùng trong khu vực.

Tổng doanh số bán xe trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN sẽ tăng trưởng 8,1% trong năm 2017, một mức tăng đáng kể so với mức 3,1% năm trước, và tăng hơn gấp đôi tốc độ tăng trưởng dự kiến cho toàn châu Á năm 2017 (3,7%), công ty thông tin tài chính BMI Research của Tập đoàn Fitch dự báo.

Trong đó, Việt Nam, Philippines và Campuchia sẽ trở thành những thị trường hiệu quả nhất trong khu vực ASEAN vào năm 2017 với mức tăng trưởng dự báo lần lượt là 18%, 19,2%, 20,4% và về doanh số bán xe hơi. BMI cho biết "tăng trưởng kinh tế vững chắc, tiêu dùng cá nhân mạnh mẽ và cải cách thuế" là động lực thúc đẩy doanh số bán xe.

Doanh số bán ô tô ở các nước phát triển tăng mạnh

Ước tính cho thấy có rất nhiều chỗ cho sự tăng trưởng doanh số xe ô tô trong khu vực Đông Nam Á trong những năm tới. Trong khi các nước giàu hơn như Malaysia và Thái Lan hiện có mức sở hữu xe hơi tương đối cao, 82% và 51% số hộ gia đình vào năm 2014, theo Trung tâm nghiên cứu Pew của Mỹ. Trong khi đó, con số của Philippines, Indonesia và Việt Nam lần lượt là 6%, 4% và 2%.

Triển vọng tăng trưởng mạnh mẽ trong doanh số bán ô tô ở Đông Nam Á dựa trên mức thu nhập cao hơn và tầng lớp trung lưu đang mở rộng ở các nền kinh tế đang phát triển. Đô thị hoá ở đây tuy là một quá trình chuyển đổi tương đối mới nhưng tiến triển rất nhanh chóng.

Đến năm 2025, các thành phố đang phát triển của nhóm City 600 sẽ có khoảng 235 triệu gia đình trung lưu có thu nhập trên 20.000 USD một năm theo sức mua tương đương, viện Nghiên cứu Toàn cầu McKinsey cho biết.

Đô thị hóa và tăng sở hữu ô tô có thể gây ra nhiều vấn đề về giao thông và môi trường

Trong số 3 quốc gia được dự đoán đạt mức tăng trưởng doanh số bán xe khoảng 20% vào năm 2017, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,2% trong năm 2016, với dự báo tăng trưởng 6,3% vào năm 2017 theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB).

Tuy nhiên, lượng xe ô tô và xe tải tại các trung tâm đô thị tăng lên làm giao thông ở các thành phố lớn như Bangkok, Jakarta hay Hồ Chí Minh càng thêm tắc nghẽn, cho thấy sự bức thiết trong việc nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông trên khắp khu vực.(NDH)

Trở về

Bài cùng chuyên mục