Thống đốc NHNN quyết định các loại giấy tờ có giá giao dịch trên thị trường mở
Hồng Kông tiếp tục là nền kinh tế “tự do nhất thế giới”
Cơ hội thương mại và đầu tư cho Việt Nam-Australia trong TPP
Việt Nam cần tránh bẫy 'đòn bẩy cơ sở hạ tầng'
Bộ Tài chính: Thu ngân sách từ dầu thô giảm gần 66% trong tháng 1/2016
Tin kinh tế đọc nhanh 03-02-2016
- Cập nhật : 03/02/2016
Sập bẫy đa cấp ở Trung Quốc
Hơn 900.000 nhà đầu tư Trung Quốc bị lừa gạt 50 tỉ nhân dân tệ (7,58 tỉ USD) bởi Công ty Ezubao hoạt động theo hình thức đa cấp do ông Ding Ning, 34 tuổi, đến từ tỉnh An Huy, làm chủ.
Vào năm 2000, sau khi bỏ học nghề, ông Ding về làm cho công ty của gia đình, chuyên bán các sản phẩm như dụng cụ mở nắp chai, bu lông, đai ốc... Thông qua mạng internet, ông ta kiếm được vài đơn hàng khá béo bở dù không có kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng.
Tuy nhiên, do chi phí gia tăng và thị trường cạnh tranh khốc liệt nên Ding quyết định lập công ty tài chính Anhui Yucheng. Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử thúc đẩy ông này thiết lập nền tảng tài chính trực tuyến hoạt động theo mô hình vay vốn ngang hàng, bắt chước mô hình lừa đảo đa cấp Ponzi nổi tiếng ở Mỹ.
Vào tháng 7-2014, Công ty Ezubao của họ Ding ra đời và trang web của công ty này liệt kê hàng loạt dự án, trong đó 95% là dự án “ma”, để kêu gọi các nhà đầu tư đại lục cấp vốn. Trong khoảng 1,5 năm, hơn 900.000 người rót tiền cho Ezubao vì tin vào cam kết nhận được lãi suất hằng năm từ 9%-14,6%. Sau đó, Ding và đồng bọn lấy tiền của các nhà đầu tư mới để trả cả gốc lẫn lãi cho người cũ và tiếp tục vòng quay lừa đảo cho đến khi bị phát hiện.
Để dụ dỗ “con mồi”, Ding hứa hẹn sẽ sử dụng và quản lý tiền của họ chặt chẽ. Bên cạnh việc chăm chỉ tham gia các sự kiện công cộng, tổ chức diễn thuyết và xuất hiện trên báo chí để chia sẻ kinh nghiệm kinh doanh, Ding còn yêu cầu tất cả nhân viên mặc quần áo hàng hiệu và đeo trang sức đắt tiền để tạo lòng tin.
Thậm chí, ông ta biến nữ giám đốc điều hành của Ezubao, cô Zhang Min, thành bộ mặt của công ty khi để cô xuất hiện trong các bức ảnh cùng rất nhiều quà tặng giá trị, bao gồm mộtbiệt thự ở Singapore trị giá 130 triệu nhân dân tệ, một chiếc nhẫn kim cương màu hồng 12 triệu nhân dân tệ và 550 triệu nhân dân tệ tiền mặt.
Dù vậy, “sự nghiệp” lừa đảo của Ding cũng đến hồi kết khi ông này cùng 20 người khác sa lưới pháp luật. Theo Tân Hoa Xã ngày 1-2, tất cả tài sản của Ezubao và các công ty liên kết bị đóng băng và tịch thu. Sắp tới, ông ta phải ra tòa với các cáo buộc gây quỹ và sở hữu súng bất hợp pháp.
Hơn 70% kiều hối đổ vào sản xuất, kinh doanh
Trong đó lượng kiều hối chảy vào sản xuất, kinh doanh chiếm 70,6%; vào bất động sản chiếm khoảng 20,7% và chỉ có khoảng 7% là hỗ trợ thân nhân, gia đình trang trải sinh hoạt, mua sắm, chữa bệnh, xây dựng nhà cửa.
Theo báo cáo mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), năm 2015, Việt Nam đứng thứ 11 thế giới về thu hút lượng kiều hối với 12,25 tỉ USD, trong khi vào năm 2010 con số này chỉ đạt 8 tỉ USD.
Đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến giá USD tại các ngân hàng thương mại những ngày gần đây giảm. Cung ngoại tệ dồi dào trong khi cầu giảm vì thế giá USD liên tục xuống dốc.
Nhiều công ty con của Tập đoàn Dầu khí lỗ do giá dầu giảm mạnh
Tại buổi họp giao ban tháng 1 của Bộ Công Thương diễn ra ngày 1-2, ông Đỗ Chí Thanh, Phó Tổng Giám đốc PVN, cho biết giá dầu thô dầu trung bình tháng 1 chỉ đạt 32,4 USD/thùng, giảm 9,6 USD so với mức giá trung bình của tháng 12-2015 và giảm 17,8 USD/thùng (tương đương giảm 35,4%) so với cùng kỳ năm ngoái. Do vậy doanh thu của toàn bộ tập đoàn chỉ đạt 81.100 tỉ đồng, bằng 74% kế hoạch, nộp ngân sách đạt 6.200 tỉ đồng.
Theo ông Thanh, giá dầu giảm về mức 32 USD/thùng đã khiến chỉ tiêu tài chính của nhiều đơn vị trực thuộc PVN bị ảnh hưởng. Doanh thu và lợi nhuận của các đơn vị khai thác và dịch vụ đều không đạt kế hoạch, một số doanh nghiệp dịch vụ dầu khí đang bị thiếu việc làm.
Cụ thể như Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV Oil) lỗ 100 tỉ đồng, Vietso Petro đang bị thiếu vốn cho sản xuất, Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP) cũng gặp khó khăn về tài chính.
Đại diện PVN cho biết nếu giá dầu thô về dưới 30 USD/thùng, PVN sẽ giãn hoặc ngừng khai thác một số mỏ để đảm bảo tài chính.
Rửa tiền ở Mỹ quá dễ dàng
Tổ chức chống tham nhũng Global Witness vừa công bố cuộc điều tra bí mật cho thấy việc rửa tiền bẩn ở Mỹ là hết sức dễ dàng và các luật sư nước này rất “hăng hái” tham gia để kiếm lợi.
Luật sư Gerald Ross ở New York, một trong những người bị Global Witness tiếp cận và quay phim - Ảnh: Global Witness
Theo AFP, Global Witness gửi tới giới truyền thông các đoạn video quay cảnh “người đại diện” của một “bộ trưởng châu Phi tham nhũng” gặp gỡ 13 luật sư từ thủ đô tài chính Mỹ New York để thảo luận việc chuyển tiền bẩn từ châu Phi tới Mỹ.
“Người đại diện” này nói với các luật sư rằng “bộ trưởng” trên đã kiếm được hàng triệu USD tiền hối lộ từ các công ty mỏ và muốn bí mật đưa tiền tới Mỹ để mua nhà đất, phi cơ riêng và du thuyền. Thực chất “người đại diện” này là một thành viên Global Witness giả trang.
Kết quả là 12 trong số 13 luật sư New York sẵn sàng tham gia vào hoạt động mờ ám. Họ khuyên “người đại diện” này lập công ty bình phong ở Mỹ để chuyển tiền. “Ông có thể lập công ty sở hữu địa ốc ở Delaware” - một luật sư cho biết.
Delaware là một trong vài bang ở Mỹ cho phép cá nhân lập công ty bình phong để che giấu thân phận người thụ hưởng lợi ích từ công ty đó. “Đó là một trong những nơi lập công ty bình phong hợp pháp dễ dàng nhất thế giới” - Global Witness bình luận.
Một số thành viên Quốc hội Mỹ và các tổ chức phi chính phủ đang đấu tranh để phá bỏ luật của Delaware nhằm ngăn chặn nhiều tổ chức tội phạm buôn bán ma túy và vũ khí rửa tiền bẩn.
Trong cuộc họp kín với “người đại diện”, hai luật sư New York đề nghị “bộ trưởng” chuyển tiền qua tài khoản ngân hàng của hãng luật của họ để tránh sự nghi ngờ của nhà chức trách. Một luật sư khác khuyên “bộ trưởng” lập tài khoản ngân hàng ở Thụy Sĩ vì hệ thống ngân hàng tại nước này ít chặt chẽ hơn Mỹ.
Trong số 13 luật sư được Global Witness tiếp cận, chỉ duy nhất một người là Jeffrey Herrmann thẳng thừng từ chối tiếp tay cho hành vi rửa tiền. “Công việc này không dành cho tôi, tôi có tiêu chuẩn nghề nghiệp cao hơn” - ông Herrmann nói với “người đại diện”.
Ông cũng từ chối giới thiệu các luật sư khác để giúp đỡ “người đại diện” này. “Họ sẽ cảm thấy bị sỉ nhục nếu tôi giới thiệu họ làm công việc này” - ông Herrmann khẳng định.
Mới đây nhà chức trách Mỹ tuyên bố đang điều tra nhiều luật sư có dính líu tới hành vi rửa tiền. Bộ Tư pháp Mỹ cũng lập chương trình yêu cầu các công ty địa ốc hỗ trợ săn lùng những kẻ lợi dụng công ty bình phong để mua nhà đất giá trị lớn.
Nhật mở trang trại do robot "làm chủ" đầu tiên thế giới
Trang trại này do robot "làm chủ" hoàn toàn từ khâu tưới nước, bón phân đến thu hoạch cây trồng, giúp tiết kiệm một nửa chi phí nhân sự.
Theo thông báo ngày 1-2 của công ty Spread có trụ sở Kyoto, Nhật Bản, trang trại rộng khoảng 4.400 m2, sẽ trồng xà lách và dự kiến cung cấp 3.000 cây xà lách mỗi ngày.
Trang trại sẽ chính thức hoạt động vào năm tới và công ty hi vọng nó sẽ cung cấp nửa triệu cây xà lách mỗi ngày trong vòng 5 năm.
Trang trại hoạt động hoàn toàn tự động, với các robot đảm nhận gần hết các khâu, từ tưới nước đến thu hoạch rau. Chỉ có việc gieo hạt là do con người đảm nhận. Rau sẽ được trồng trong nhà, trên các giá trồng được bố trí từ sàn lên đến trần nhà.
AFP dẫn lời quan chức Koji Morisada cho biết trang trại robot này sẽ giúp cắt giảm chi phí nhân sự xuống 1/2, và chi phí năng lượng giảm gần 1/3.
Nhật Bản hiện đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tự động để bù đắp tình trạng thiếu hụt lao động do dân số già. Hiện nay, Nhật đang có 16,4 triệu người trên 75 tuổi. Đến năm 2025, ước tính con số này lên đến 28,4 triệu.