tin kinh te
 
 
 
rss - tinkinhte.com

Tin kinh tế đọc nhanh tối 03-02-2016

  • Cập nhật : 03/02/2016

Samsung đang dần bị 'đá văng' khỏi thị trường Trung Quốc

smartphone cua samsung dang khong con la lua chon hang dau tai trung quoc - anh: reuters

Smartphone của Samsung đang không còn là lựa chọn hàng đầu tại Trung Quốc - Ảnh: Reuters


Theo bảng báo cáo của IDC thì kết thúc năm 2015, Samsung vẫn là nhà sản xuất di động lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, tại thị trường Trung Quốc Samsung đang bị các nhà sản xuất trong nước loại bỏ.
Cụ thể, trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất tung ra smartphone nhiều nhất tính trên toàn thế giới, thì Samsung tiếp tục dẫn đầu bảng với 85,6 triệu máy được bán ra trong quý 4/2015, chiếm 21,4% thị phần và tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, theo thống kê của hãng nghiên cứu thị trường Strategy Analytics, trong quý cuối cùng của năm 2015, Samsung không còn nằm trong top 5 nhà sản xuất di động được mua nhiều nhất tại Trung Quốc. Trong bảng xếp hạng này, chỉ có duy nhất thương hiệu nước ngoài Apple là đứng ở vị trí thứ ba.

Trong khi đó, Huawei đứng đầu bảng xếp hạng tại thị trường Trung Quốc với con số 15,2% thị phần, theo sau là Xiaomi với 14,8% thị phần và Apple ở mức 13,1%. Hai thương hiệu còn lại là của Vivo và Oppo (cũng của Trung Quốc) với các mức nắm giữ 10,0% và 9,2%.

Vốn mở công ty chứng khoán được kiểm chứng qua ngân hàng

ubcknn dang tai cau truc cong ty chung khoan theo huong giam so luong, tang chat luong phuc vu.

UBCKNN đang tái cấu trúc công ty chứng khoán theo hướng giảm số lượng, tăng chất lượng phục vụ.


Một trong những điểm đáng lưu ý về điều kiện vốn thành lập công ty chứng khoán mà Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đề xuất phải là vốn thực góp.

Theo dự thảo Nghị định quy định một số điều kiện đầu tư kinh doanh chứng khoán mà UBCKNN đang lấy ý kiến thành viên thị trường, cá nhân tham gia góp vốn thành lập công ty chứng khoán phải chứng minh đủ khả năng góp vốn bằng tiền đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ tự do chuyển đổi có trong tài khoản ngân hàng.

Giá trị tiền tối thiểu phải bằng số vốn dự kiến góp để thành lập và thời điểm xác nhận của ngân hàng tối đa không 30 ngày tính đến ngày hồ sơ đầy đủ và hợp lệ; Tổ chức tham gia góp vốn không có lỗ luỹ kế tính đến quý gần nhất với thời điểm nộp hồ sơ.

Trường hợp công ty chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, chủ sở hữu phải là ngân hàng thương mại hoặc doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức nước ngoài không đang trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt, tạm ngừng, đình chỉ hoạt động hoặc các tình trạng cảnh báo khác theo quy định pháp luật liên quan.

Ngoài điều kiện về vốn, để thành lập công ty chứng khoán đáp ứng các điều kiện về trụ sở làm việc, cơ sở vật chất như: Quyền sử dụng trụ sở công ty có thời hạn tối thiểu 1 năm tính từ ngày hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập và hoạt động công ty chứng khoán đầy đủ và hợp lệ; Diện tích sàn giao dịch chứng khoán tại trụ sở chính của công ty chứng khoán có nghiệp vụ môi giới chứng khoán tối thiểu là 100 m2; Có đủ cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị văn phòng, hệ thống máy tính, phần mềm phục vụ cho hoạt động phân tích đầu tư, phân tích và quản lý rủiro, lưu trữ bảo quản chứng từ, tài liệu và các thiết bị bảo đảm an toàn, an ninh cho trụ sở làm việc của công ty.

Điều kiện về nhân sự phải có tối thiểu 3 người hành nghề chứng khoán cho mỗi nghiệp vụ kinh doanh đề nghị cấp phép hoạt động và Giám đốc (Tổng Giám đốc) công ty chứng khoán phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Không phải là người đã từng hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị phạt tù hoặc bị tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của pháp luật; Có kinh nghiệm chuyên môn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán ít nhất 3 năm và có kinh nghiệm quản lý điều hành tối thiểu 3 năm; Có Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính hoặc Chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ; Không bị UBCKNN xử phạt theo pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán trong vòng 2 năm gần nhất.

Ngoài ra, theo đề xuất của UBCKNN về các điều kiện chặt chẽ đối với việc thành lập chi nhánh tại Việt Nam của công ty chứng khoán nước ngoài. Theo đó, công ty chứng khoán nước ngoài được đăng ký thành lập chi nhánh tại Việt Nam khi đáp ứng các điều kiện như: Đang hoạt động hợp pháp, không đang trong tình trạng hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản; Được phép thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán dự kiến đăng ký cho chi nhánh tại Việt Nam;

Chịu sự giám sát thường xuyên, liên tục của cơ quan quản lý giám sát chuyên ngành ở nước nguyên xứ trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, bảo hiểm và cơ quan này đã ký kết các thỏa thuận song phương hoặc đa phương với UBCKNN về trao đổi thông tin, hợp tác quản lý, thanh tra, giám sát hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán;

Được cơ quan này chấp thuận bằng văn bản cho phép thành lập chi nhánh hoạt động tại Việt Nam (nếu có theo quy định của pháp luật nước ngoài); Có vốn cấp cho chi nhánh tối thiểu bằng tổng vốn pháp định đối với các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán đăng ký hoạt động tại chi nhánh tại Việt Nam; Thời hạn hoạt động của công ty mẹ trên giấy phép (nếu có) phải còn ít nhất là 5 năm; Có quy trình quản lý rủi ro, quy trình tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán phù hợp với pháp luật Việt Nam; Không phải là cổ đông, thành viên góp vốn sở hữu trên 5% vốn điều lệ của một công ty chứng khoán tại Việt Nam…

Trong năm 2015 thông qua việc tập trung tái cơ cấu công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ theo hướng giảm số lượng, nâng cao chất lượng dịch vụ, UBCKNN đã tái cơ cấu 24 công ty chứng khoán.

Đến nay, số lượng công ty chứng khoán hoạt động trên thị trường là 81 công ty (giảm khoảng 23% tổng số công ty chứng khoán). Số lượng tài khoản nhà đầu tư là 1,5 triệu tài khoản (tăng 105 nghìn tài khoản so với cuối năm 2014), trong đó tài khoản nhà đầu tư nước ngoài là 17.644 (tăng 5,44%).


Chiếm dụng tiền mua cổ phiếu, phải đền tiền tỉ

TAND TP.HCM vừa sửa bản án sơ thẩm của TAND quận Tân Bình, buộc ông LMT phải trả tổng cộng 2,35 tỉ đồng cho ông LHĐ.

Ngược lại, ông Đ. có trách nhiệm thực hiện việc xóa tên mình trong danh sách thành viên sáng lập của Công ty Cổ phần Sản xuất, Thương mại và Dịch vụ R. với số cổ phiếu trị giá 1,4 tỉ đồng.

Theo hồ sơ, ngày 25-2-2012, ông Đ. ký hợp đồng mua của ông T. 140.000 cổ phiếu của Công ty R. với giá 1,4 tỉ đồng. Ông Đ. đã chuyển tiền cho ông T. nhưng ông T. không thực hiện việc đăng ký bổ sung tên ông Đ. vào danh sách cổ đông của Công ty R. Sau đó hai bên thống nhất đến 15-12-2012 ông T. sẽ trả lại số tiền trên kèm lãi. Đến hạn, ông T. vẫn không trả tiền nên bị ông Đ. kiện ra TAND quận Tân Bình.

Ra tòa, ông T. không chấp nhận trả tiền vì ngày 7-2-2013, Công ty R. đã đăng ký bổ sung tên ông Đ. vào danh sách thành viên sáng lập. Ông T. cho rằng tiền của ông Đ. đã góp vốn vào Công ty R. chứ ông không vay của ông Đ.

Xử sơ thẩm, TAND quận Tân Bình nhận định trong hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mà hai bên ký không thỏa thuận thời điểm nào làm thủ tục chuyển nhượng để bổ sung tên ông Đ. vào danh sách thành viên Công ty R. Hiện ông Đ. đã có tên trong danh sách thành viên sáng lập của Công ty R., tức ông T. đã hoàn thành trách nhiệm. Từ đó tòa cho rằng không có căn cứ chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông Đ.

Ông Đ. kháng cáo. Xử phúc thẩm mới đây, TAND TP.HCM lại có quan điểm khác với cấp sơ thẩm, cho rằng ông Đ. (bên mua cổ phiếu) đã thực hiện xong việc thanh toán nhưng ông T. (bên bán) không thực hiện cam kết. Không có sự xác nhận của các bên về sự hoàn tất hợp đồng này như phần cuối của hợp đồng có ghi rõ. Việc chuyển nhượng cổ phiếu không thành là do ông T. vi phạm cam kết.

Trong các thư điện tử trao đổi giữa đôi bên vào tháng 10-2012 (hơn sáu tháng sau ngày ông Đ. chuyển tiền), ông T. có chốt lại ngày 15-12-2012 sẽ trả lại tiền cho ông Đ. Như vậy, đến lúc này ông Đ. vẫn chưa trở thành cổ đông của Công ty R. và đôi bên đã đạt được thỏa thuận số tiền 1,4 tỉ đồng là tiền mượn nợ, có cam kết ngày trả. Thỏa thuận khoản tiền trên thành mượn nợ là tự nguyện, không trái pháp luật cũng như đạo đức xã hội. Việc cấp sơ thẩm nhận định ông T. không nợ, không thỏa thuận hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng cổ phần ký trước đó là đánh giá chưa toàn diện, khách quan.

Theo tòa phúc thẩm, đã quá hạn thanh toán mà ông T. không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì cần buộc trả lại số tiền gốc lẫn lãi theo quy định cho ông Đ. Việc thay đổi cổ đông sau đó như ông T. trình bày là hành động đơn phương của ông T., không dựa trên bất kỳ thỏa thuận nào với ông Đ. nên không có giá trị pháp lý.


Chuyện gì xảy ra ở MHBS trước khi 2 lãnh đạo ngân hàng MHB bị khởi tố?

Ngay sau khi thành lập, MHBS đã huy động hàng trăm tỷ đồng để "tài trợ" cho khách hàng trong hoạt động chứng khoán, dẫn đến tình trạng bị âm vốn chủ sở hữu 171 tỷ đồng.

Vụ án mới nhất trong ngành ngân hàng liên quan đến các lãnh đạo của Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà Đồng bằng Sông Cửu Long (MHB), trước khi được sáp nhập vào BIDV hồi tháng 5/2015.

Ông Huỳnh Nam Dũng, ông Nguyễn Phước Hòa và một số cán bộ khác bị khởi tố nhằm phục vụ công tác điều tra các sai phạm liên quan đến hoạt động của Công ty chứng khoán Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà đồng bằng Sông Cửu Long (MHBS) – một công ty con của MHB.

Điều gì đã xảy ra ở công ty chứng khoán này ?

MHBS là một công ty chứng khoán nhỏ trên thị trường, được thành lập từ cuối năm 2006 với số vốn 60 tỷ đồng.

Ngay sau đó, trong báo cáo tài chính năm 2007, công ty này đã ghi nhận khoản nợ ngắn hạn hơn 400 tỷ đồng. Số tiền này khi đó được dùng để đầu tư tài chính, gửi ngân hàng và tài trợ các khoản phải thu.

Trong các năm sau đó, MHBS liên tục duy trì các nguồn vốn vay lên tới hàng trăm tỷ đồng bằng việc phát hành trái phiếu hoặc các hình thức ký quỹ/ đặt cọc mua trái phiếu của ngân hàng khác.

(so du cac nguon von cua mhbs tu nam 2010 den nay)

(Số dư các nguồn vốn của MHBS từ năm 2010 đến nay)

Nhưng MHBS không được phép thực hiện dịch vụ giao dịch ký quỹ (trực tiếp cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán theo tỷ lệ được quy định). Do đó nguồn vốn huy động được MHBS đã sử dụng vào các mục đích đầu tư tài chính và hợp tác/ hỗ trợ đầu tư với khách hàng.

Từ năm 2011 đến nay, tổng các khoản hợp tác/hỗ trợ của MHBS cho khách hàng duy trì ở mức hơn 140 tỷ đồng.

Trong khi đó, khoản đầu tư tài chính giảm dần từ 145 tỷ đồng về mức 75 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong nhiều năm qua, MHBS liên tục duy trì khoản phải thu gần 300 tỷ đồng về hoạt động giao dịch chứng khoán nhưng công ty này không hề có khoản phải trả tương ứng. Điều này không loại trừ khả năng MHBS đã phải dùng vốn vay để “tài trợ” cho việc mua cổ phiếu của khách hàng.

Trong 9 tháng đầu năm 2015, sau khi ngân hàng mẹ MHB về với BIDV, MHBS đã phải trích lập gần 240 tỷ đồng chi phí dự phòng phải thu khó đòi. Kết quả là công ty lỗ kỷ lục 258 tỷ đồng trong 3 quý đầu năm và ghi nhận âm vốn chủ sở hữu 171 tỷ đồng.


SSI không còn là công ty số 1 về môi giới chứng khoán

Xét về thị phần, SSI vẫn là công ty đứng đầu. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc SSI đứng đầu về doanh thu môi giới.

Hầu hết các công ty chứng khoán lớn trên thị trường đều đã công bố kết quả kinh doanh 2015. Xét riêng trên dịch vụ môi giới chứng khoán, doanh thu của 9 công ty trong top 10 thị phần môi giới cổ phiếu tại HOSE đều giảm so với năm 2014.

Trong Top 10, chỉ có Bản Việt và SHS là những công ty ghi nhận tăng trưởng doanh thu môi giới.

Với con số này, CTCK Bản Việt (VCSC) đã vượt qua SSI và HSC để dẫn đầu thị trường về doanh thu dịch vụ môi giới chứng khoán, mảng dịch vụ cốt lõi của các công ty chứng khoán.

Tính chung cả năm 2015, doanh thu môi giới của VCSC đạt 336 tỷ đồng, cao hơn hẳn so với con số 292 tỷ của SSI và 262 tỷ của HSC.

Dù SSI đang chiếm vị trí số 1 về thị phần môi giới cổ phiếu và chứng chỉ quỹ tại HNX và HOSE nhưng trong năm qua, doanh môi giới của công ty này đã giảm hơn 11%.

Trong khi đó, HSC, công ty môi giới chứng khoán từng dẫn đầu thị trường trong các năm trước cũng giảm hơn 12% doanh thu môi giới trong năm ngoái.

doanh thu dich vu moi gioi chung khoan. don vi: ty dong

Doanh thu dịch vụ môi giới chứng khoán. Đơn vị: tỷ đồng


(

Tinkinhte

tổng hợp)
Trở về

Bài cùng chuyên mục