Nhà đất Hà Đông dậy sóng với những dự án 'thay máu'
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ yêu cầu phát triển thị trường mua bán nợ xấu
DN đối thoại với ngành Thuế và Hải quan: Làm ăn đàng hoàng vẫn bị "vạch lá tìm sâu"
Quảng Nam ưu tiên phát triển công nghiệp và dịch vụ
Doanh nghiệp lo chống đỡ với tỷ giá
Tin kinh tế đọc nhanh tối 22-04-2016
- Cập nhật : 22/04/2016
13.000 tỉ đồng nhập khẩu hơn 24.000 ôtô ngoại
Cụ thể, lượng ôtô tải nhập về nhiều nhất với 11.567 chiếc, trị giá hơn 228 triệu USD, tương đương 5.100 tỉ đồng.
Tiếp đến là ôtô 9 chỗ ngồi trở xuống, số lượng nhập là 8.720 chiếc với trị giá gần 155 triệu USD, tương đương 3.450 tỉ đồng.
Còn ôtô trên 9 chỗ ngồi chỉ 280 chiếc với gần 8 triệu USD, tương đương 178 tỉ đồng.
Về thị trường nhập khẩu, xe Thái Lan nhập về Việt Nam tăng vọt. Tính đến hết quý 1, Thái Lan vượt qua Hàn Quốc trở thành thị trường dẫn đầu cung cấp ôtô cho Việt Nam với hơn 7.800 chiếc, tăng 64,5%.
Ngược lại, ôtô nhập từ Hàn Quốc và Trung Quốc lại đột ngột giảm mạnh. Như xe nhập từ Hàn Quốc chỉ 3.560 chiếc, giảm 41%; còn từ Trung Quốc là 2.260 chiếc, giảm 58% so với cùng kỳ năm ngoái.
Không cứu được Yahoo, Marissa Mayer vẫn “hốt” bạc
Theo một báo cáo của từ Guardian, Marissa Mayer sẽ nhận được 59 triệu USD trong trường hợp bị ban lãnh đạo Yahoo sa thải. Nếu cộng thêm khoảng tiền 78 triệu USD đã nhận từ khi đảm nhiệm cương vị CEO tại Yahoo, “nữ tướng” xinh đẹp này sẽ bỏ túi tổng cộng 137 triệu USD.
Đây là một con số không hề nhỏ trong bối cảnh tình hình kinh doanh của Yahoo liên tục sụt giảm dưới thời Marissa Mayer. Nhiều dịch vụ của Yahoo đã phải bán lại để giảm bớt khó khăn cho tập đoàn. Nhiều văn phòng của Yahoo tại nhiều khu vực, quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam đã phải đóng cửa.
Từ khi lên nắm quyền, Marissa đã “lèo lái” Yahoo đầu tư mạnh vào công nghệ quảng cáo, ứng dụng di động và video trực tuyến nhưng đến nay vẫn chưa tạo được nguồn thu đáng kể.
Những vụ đầu tư mới không đem lại hiệu quả trong khi nhiều mảng kinh doanh chủ chốt trước đây liên tục suy giảm, có vẻ những hành động của Marissa Mayer trong thời gian lãnh đạo đã không thể cứu Yahoo tránh khỏi một sự sụp đổ.
Cùng với tình hình ngày càng lao dốc đó, nhiều nhân sự chủ chốt của Yahoo cũng lần lượt rời đi. Điều này khiến ban lãnh đạo của Yahoo phải cân nhắc mạnh mẽ tương lai của Marissa Mayer.
Ông Trần Đình Thiên: “Đuổi theo Thái Lan, Việt Nam còn mệt”
“Có một thực trạng cách phát triển công nghiệp của Việt Nam có vấn đề nghiêm trọng, nếu nói bình thường, từ từ sẽ không cải thiện được”, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam nói.
Tại Diễn đàn Sản xuất và công nghiệp Việt Nam diễn ra sáng 21/4, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Trần Đình Thiên đưa ra số liệu tổng kết cho thấy, trong 30 năm đổi mới vừa qua tỷ trọng công nghiệp, xây dựng của Việt Nam trong GDP đã tăng 16%.
“Đây là con số nhiều, đúng hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhưng tại sao mặc dù chuyển dịch tốt, công nghiệp Việt Nam vẫn yếu?”, ông Thiên đặt câu hỏi.
Thực tế trên được lý giải do trong nhóm công nghiệp xây dựng, lĩnh vực cốt lõi là lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo sau 30 năm chỉ tăng 1,6%.
“Trong thời đại công nghệ cao mà lĩnh vực chế biến chế tạo chỉ tăng như vậy thử hình dung công nghiệp Việt Nam giậm chân tại chỗ hay thụt lùi ghê gớm so với thế giới? Ta thích công nghiệp khai khoáng, xây dựng, tập trung gia công còn lĩnh vực tạo năng lực cốt lõi là chế biến chế tạo lại rất yếu”, ông Thiên nói.
Ông Thiên cũng nhấn mạnh rằng, để “đuổi theo” Thái Lan, Việt Nam còn mệt do cách thức mà Việt Nam đang làm chưa rõ ràng.
Cũng theo Viện trưởng Thiên, những tập đoàn, tổng công ty nhà nướckhông phải là tập đoàn định hướng vào công nghiệp, sử dụng công nghệ rất ít chủ yếu là khai thác tài nguyên, khoáng sản trong khi các tập đoàn tư nhân nếu không có môi trường tốt sẽ khó cạnh tranh.
Trước khi đề cập đến cạnh tranh giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước và doanh nghiệp FDI , ông Thiên nói “lời xin lỗi” các nhà đầu tư nước ngoài. “Việt Nam quá quý, quý hơn bình thường mời họ đến phát triển hộ Việt Nam, chúng ta đã dựa quá nhiều vào họ”, ông Thiên trăn trở.
Theo đó, ông Thiên cho biết, cần xem lợi thế thật trong điều kiện hiện tại của Việt Nam. “Chúng ta đã kể ra nhiều lợi thế nhưng càng kể ra càng mất đi như tài nguyên, lao động giá rẻ. “Nay cả vị trí địa chiến lược cũng không dễ tạo lập được lợi thế. Vậy còn gì là lợi thế để Việt Nam phát triển? Lợi thế là phải để cho doanh nghiệp tư nhân định vị và tôn trọng sự định vị của họ trong mối liên kết với doanh nghiệp nước ngoài”, ông Thiên nhấn mạnh.
Thứ hai, ông Thiên cho rằng cần xác định đúng cấu trúc doanh nghiệp.Doanh nghiệp Việt Nam có doanh nghiệp nội địa và FDI, cần phải thấy doanh nghiệp tư nhân là lực lượng nền tảng, quyết định trong quyết định đó các tập đoàn tư nhân phải là trụ cột còn doanh nghiệp nhà nướccó thể hoặc không nhất thiết.
“Để làm được, chúng ta phải liên kết với nước ngoài, chọn chuỗi đúng và làm sao để nhà đầu tư chọn mình, những tập đoàn lớn nước ngoài chọn Việt Nam, khiến họ phải chọn ta như vậy mới được”, ông Thiên nhấn mạnh.
Đồng tình với những quan điểm được ông Thiên đưa ra, ông Lê Phước Vũ, Chủ tịch Tập đoàn Tôn Hoa Sen cho biết, các tập đoàn nước ngoài trong đó có Thái Lan đã nhanh chóng nhìn ra cơ hội từ các Hiệp định thương mại Việt Nam đã ký kết, dịch chuyển đầu tư vào Việt Nam nhưng cùng môi trường lao động nguồn lực được FDI hút hết vào doanh nghiệp Việt Nam sẽ không còn. Lợi thế của Việt Nam nhưng lại là thất thế của doanh nghiệp Việt Nam.
“Một số tập đoàn Thái Lan qua thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam qua những công ty niêm yết hoặc chưa niêm yết, thâu tóm siêu thị và nhiều doanh nghiệp phản hồi không thể đưa hàng vào siêu thị … Làm sao để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh được trong tương quan luôn ở thế bất lợi?”, ông Vũ trải lòng.
“Kinh tế Việt Nam như cơ thể, cộng đồng doanh nghiệp trong nước như chân phải, FDI như chân trái. Khi nào chân phải thực sự mạnh và đi đều với chân trái mới có thể mạnh nhưng chân phải đang bị “teo” đi”, ông Vũ so sánh.
Thủ tướng yêu cầu thẩm định các dự án 10.000 tỷ đồng
Sáng 21/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có buổi làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT). Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và lãnh đạo một số Bộ, ngành.
Tại buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao vai trò của Bộ KH&ĐT trong việc tham mưu với Trung ương Đảng, Chính phủ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời Thủ tướng nêu rõ “trong tình hình mới, yêu cầu mới đặt ra cho Bộ cao hơn”.
Thủ tướng nhấn mạnh, Bộ KH&ĐT phải thực hiện tốt vai trò là tham mưu trưởng về các giải pháp kinh tế - xã hội cho Chính phủ, có tư duy đổi mới, “phải là đường dây nóng về kinh tế” để tập trung giải quyết những vấn đề vĩ mô cấp bách. “Tinh thần lớn là tập trung hoàn thiện thể chế, gỡ bỏ ngay các rào cản phát triển”, Thủ tướng nêu rõ.
Bộ KH&ĐT phải là đơn vị đi đầu trong công tác phòng, chống tham nhũng; đề xuất mô hình tăng trưởng như mô hình đặc khu kinh tế, khu trung chuyển hàng hóa; quan tâm thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp… Trước mắt, Bộ KH&ĐT phối hợp tốt với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) để tổ chức phục vụ Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp diễn ra ngày 29/4 tới.
Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành liên quan phải có giải pháp để thực hiện bằng được mục tiêu tăng trưởng 6,7% trong năm nay. Về một số giải pháp cụ thể để thực hiện mục tiêu trên, Thủ tướng chỉ đạo Bộ KH&ĐT phải đưa ra giải pháp tạo nguồn cho đầu tư phát triển, mà không chỉ là vay nước ngoài, phát hành trái phiếu. Đồng thời, kiểm soát và tiết kiệm trong đầu tư công, kể cả chi cho đầu tư phát triển. Phối hợp với các bộ, ngành rà soát lại danh mục các dự án đầu tư công, tập trung cho lĩnh vực y tế, giáo dục.
Thủ tướng cũng yêu cầu xây dựng cơ chế quản lý chặt chẽ chi tiêu công, mua sắm công, đảm bảo bình đẳng, công khai trong đấu thầu; nghiên cứu hình thức mua sắm công, đấu thầu quốc gia qua mạng, để góp phần tăng cường công khai, minh bạch.
Thủ tướng giao Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thẩm định lại các dự án quốc gia quan trọng, trước hết là các dự án có vốn từ 10.000 tỷ đồng trở lên
Cục Thuế TP.HCM thua kiện doanh nghiệp
Sáng 21-4, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, tuyên hủy các quyết định của Cục Thuế TP.HCM và Chi cục Thuế quận Phú Nhuận(TP.HCM) đối với Công ty Cổ phần Á Châu Tài Nguyên (gọi tắt là ACTN).
Theo hồ sơ, từ tháng 11-2012 đến tháng 1-2013, Công ty ACTN có mua cà phê của DNTN Ân Hồng Phước (gọi tắt là AHP) tổng cộng số tiền hơn 33 tỉ đồng (chưa bao gồm thuế giá trị giá trị gia tăng, thuế này hơn 1,6 tỉ đồng được hoàn lại cho công ty mua là ACTN).
Sau đó, trong năm 2013, Công ty ACTN được Chi cục Thuế quận Phú Nhuận (TP.HCM) cho hoàn thuế số tiền hơn 1,6 tỉ đồng.
Ngày 21-1-2014, Chi cục Thuế quận Phú Nhuận cho rằng Công ty ACTN sử dụng 11 hóa đơn bất hợp pháp nên ra quyết định truy hoàn thuế số tiền hơn 1,6 tỉ đồng nói trên.
Không đồng ý, Công ty ACTN khiếu nại quyết định này nhưng lần lượt bị Chi cục Thuế quận lẫn Cục Thuế TP.HCM ra quyết định không chấp nhận khiếu nại này.
Trong quá trình giải quyết khiếu nại, Cục Thuế TP.HCM ra hai quyết định 495, 931 về việc hoàn thuế kiêm bù trừ thu ngân sách nhà nước đối với Công ty ACTN. Trong đó, Cục Thuế TP.HCM trừ số tiền được hoàn thuế của công ty ở những lần sau để hoàn trả cho số tiền hơn 1,6 tỉ đồng của công ty còn nợ thuế.
Đầu năm 2015, Công ty ACTN khởi kiện hành chính các quyết định của Cục Thuế TP.HCM và Chi cục Thuế quận Phú Nhuận (TP.HCM).
HĐXX nhận thấy Công ty ACTN không có hành vi sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn bất hợp pháp vì họ có giao dịch mua bán hàng hóa, có hợp đồng, hàng hóa thật, có việc chuyển tiền qua ngân hàng, xác nhận của kho bãi, có xuất hóa đơn, xuất hàng hóa (giấy hải quan)… giao dịch này tuân thủ đúng quy định pháp luật (xem sơ đồ).
Việc bên bán là Doanh nghiệp AHP bỏ trốn, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp bị phát hiện sau thời điểm giao dịch với Công ty ACTN (mua bán đã xong) nên không liên quan đến Công ty ACTN. Công ty này không có lỗi vì trong thời gian mua bán hàng hóa không có cảnh báo nào đối với doanh nghiệp này... Hiện nay, cũng chưa có cơ quan có thẩm quyền nào kết luận về việc sử dụng hóa đơn bất hợp pháp này.
Từ những căn cứ trên, HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của Công ty ACTN tuyên hủy tất cả quyết định nêu trên.